Giữ chân giảng viên trẻ: Cần môi trường làm việc – nghiên cứu đúng nghĩa

Theo dõi VGT trên

Có ý kiến cho rằng, rất khó để giữ chân giảng viên trẻ vì lý do kinh tế. Thế nhưng, đối với một giảng viên đại học có năng lực thì không thiếu gì cách nâng cao thu nhập.

Giữ chân giảng viên trẻ: Cần môi trường làm việc - nghiên cứu đúng nghĩa - Hình 1

Ảnh minh họa/INT

Vấn đề quan trọng là làm sao để giảng viên trẻ không vơi nhiệt huyết, toàn tâm toàn ý vào việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

PGS.TS Phan Cao Thọ – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng): Cải thiện môi trường làm việc – nghiên cứu để giữ giảng viên trẻ

Giữ chân giảng viên trẻ: Cần môi trường làm việc - nghiên cứu đúng nghĩa - Hình 2

PGS.TS Phan Cao Thọ

Ngoài hưởng lương tập sự, giảng viên trẻ cũng nhận được sự “san sẻ” từ các giảng viên chính như đảm nhiệm giúp sinh viên ở các giờ thực hành, hướng dẫn bảo vệ đề tài, trợ giảng, hướng dẫn đề án môn học… Vì thế, dù giảng viên tập sự không được tính giờ giảng nhưng trên thực tế vẫn có thu nhập (t.iền trợ giảng…).

Thực ra, tổng thu nhập bình quân những năm đầu của cán bộ trẻ không thấp vì họ vẫn được hưởng các chế độ phúc lợi của trường. Chúng tôi luôn tìm mọi cách giúp giảng viên trẻ ổn định cuộc sống, vững chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy. Như nguồn quỹ tương trợ của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật với khoảng 300 triệu đồng hầu như được giải quyết cho các cán bộ trẻ mượn để trang trải chi phí học tập nâng cao trình độ.

Trong điều kiện “cạnh tranh” để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay, điều quan trọng không phải ở chỗ chế độ đãi ngộ mà là điều kiện, môi trường làm việc cùng những chính sách thuận lợi cho việc phát triển chuyên môn.

Nếu môi trường làm việc thân thiện, giảng viên trẻ được tôn trọng, tạo điều kiện tốt để thể hiện được năng lực bản thân, cùng các cơ chế hỗ trợ từ nghiên cứu khoa học (NCKH), hợp tác quốc tế như cho phép giảng viên liên kết với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức hội thảo là đòn bẩy rất tốt để cán bộ trẻ thể hiện năng lực cũng như duy trì nhiệt tình cống hiến… Ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật hiện có nhiều giảng viên thế hệ cuối 7X, 8X đảm nhiệm công tác quản lý từ bộ môn, khoa cho đến cấp trường.

Cách bền vững nhất để các cơ sở giáo dục đại học giữ chân được giảng viên trẻ chính là cải thiện môi trường làm việc – nghiên cứu của giảng viên như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các cơ hội tiếp xúc với thông tin khoa học. Ở môi trường làm việc nào cũng cần có tình đồng nghiệp chân thành và thiện chí. Đấy là đôi cánh nâng đỡ cho cán bộ trẻ có thể vượt qua những khó khăn khi bước vào nghề và trưởng thành nhanh chóng trong chuyên môn.

PGS.TS Võ Thị Thúy Anh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng: Tăng cường năng lực nghiên cứu

Giữ chân giảng viên trẻ: Cần môi trường làm việc - nghiên cứu đúng nghĩa - Hình 3

Video đang HOT

PGS.TS Võ Thị Thúy Anh

Ngoài việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho giảng viên nghiên cứu và giảng dạy, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho giảng viên trẻ về công bố quốc tế, phương pháp phân tích dữ liệu, khai phá dữ liệu, phần mềm nghiên cứu khoa học, sở hữu trí tuệ….

Việc duy trì đều đặn mô hình Nhóm đọc tại các khoa cũng góp phần tạo dựng thói quen sinh hoạt học thuật, là cách để thúc đẩy sự lan tỏa kiến thức, hình thành “cộng đồng bạn đọc khoa học” tại trường và tại các khoa. Với khối ngành kinh tế, để đăng được bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín là không đơn giản.

Người làm NCKH phải biết thế giới nghiên cứu đến đâu rồi từ đó mới tìm được khoảng trống. Muốn như vậy phải tiếp cận được tri thức của thế giới và Nhóm đọc là một kênh giúp giảng viên cập nhật hướng nghiên cứu trên thế giới rất hiệu quả. Qua đó, để có thể cùng nhau đào sâu, tìm được khoảng trống làm nên sự sáng tạo cho những công bố kế tiếp. Chính vì vậy, đối với giảng viên trẻ, đây là cơ hội giúp họ làm đầy tri thức, phục vụ cho công tác giảng dạy, tiếp cận các xu hướng nghiên cứu và hỗ trợ hướng dẫn sinh viên trong nghiên cứu.

Chỉ tính riêng trong năm học 2020 – 2021, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng có 65 công bố quốc tế trên các tạp chí thuộc danh mục WoS/Scopus, trong đó có 44 công trình trên các tạp chí WoS/ISI và 21 công trình trên các tạp chí Scopus. Đặc biệt, một số bài báo thuộc nhóm A* và 60% số bài thuộc xếp hạng Q1 theo Scimago Journal Rank của Scopus.

Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng lọt vào tốp 3 trường có nhiều công bố nhất Việt Nam trên danh mục WoS/ISI khối ngành Kinh tế và Kinh doanh/Quản lý. Các giảng viên của nhà trường cũng đã công bố hơn 88 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước, tham gia 105 báo cáo tham luận tại các hội thảo trong nước và quốc tế. Nhà trường cũng ký mới 27 đề tài NCKH các cấp, trong đó có 1 đề tài cấp Nhà nước. Hơn một nửa trong số này do giảng viên trẻ đảm nhiệm.

TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân: Giúp giảng viên trẻ sống được bằng năng lực của mình

Giữ chân giảng viên trẻ: Cần môi trường làm việc - nghiên cứu đúng nghĩa - Hình 4

TS Võ Thanh Hải

Chúng tôi ý thức rằng, có nhiều t.iền cũng chưa chắc đã làm NCKH được nếu không giữ chân nhà nghiên cứu. Vì vậy, việc “treo thưởng” nhiều t.iền cũng chưa chắc đã thu hút được nhà khoa học trẻ đầu quân về trường nếu không tạo dựng được một môi trường NCKH đúng nghĩa.

Ngoài đầu tư phòng lab, nhà trường còn xây dựng cơ chế chính sách, bảo đảm cho các nhà khoa học được phát huy tính sáng tạo và sống được bằng chính năng lực khoa học của mình. Từ năm 2009, Trường ĐH Duy Tân xây dựng lại chiến lược phát triển, đ.ánh giá lại đội ngũ, những cán bộ, giảng viên chuyên môn hóa NCKH – giảng dạy sẽ chủ yếu tập trung vào NCKH, nghiên cứu những công trình ngoài trường, tham gia giảng dạy chỉ đạt định mức tối thiểu theo quy định. Bên cạnh đó, nhóm giảng viên giảng dạy – nghiên cứu thì các công trình nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đề tài cấp cơ sở hoặc tham gia nhóm nghiên cứu.

Hiện, trường đã xây dựng hoàn chỉnh cơ chế chính sách đặc thù cho các nhà nghiên cứu. Trong đó, thu nhập phải cao hơn hệ giảng viên và được tính vào lương chứ không chỉ dừng lại ở việc khen thưởng đột xuất khi có kết quả. Nhà trường cũng đầu tư cho cán bộ, giảng viên tham gia hội nghị – hội thảo chung với nhóm nghiên cứu của các trường ĐH mà giảng viên nhà trường hợp tác được và đầu tư cho cán bộ nghiên cứu ra nước ngoài hợp tác thực hiện nghiên cứu của mình.

PGS.TS Lê Phước Cường – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng: Chính sách mới giúp giảng viên trẻ có thêm động lực trong nghiên cứu

Giữ chân giảng viên trẻ: Cần môi trường làm việc - nghiên cứu đúng nghĩa - Hình 5

PGS.TS Lê Phước Cường. Ảnh: NVCC

Năm 2012, tôi làm giảng viên tập sự sau 7 năm nghiên cứu và học tập tại Nga. Vì đã xác định sẽ theo con đường nghiên cứu chuyên sâu nên môi trường giảng dạy ở cơ sở giáo dục ĐH là phù hợp. Trong thời gian tập sự, ngoài công việc chủ yếu là chuẩn bị bài giảng cho năm học tiếp theo sẽ giảng dạy, tôi còn đề xuất một số nhiệm vụ khoa học công nghệ để triển khai.

Thời gian đầu tập sự, trường hỗ trợ cho giảng viên trẻ mỗi tháng vài trăm nghìn ngoài lương, tuy ít nhưng cũng vui vì đời sống cán bộ viên chức, đặc biệt là cán bộ trẻ được quan tâm. Còn nói về thu nhập của giảng viên trẻ không đủ sức để giữ chân hoặc thu hút, điều này tùy thuộc vào quan điểm sống của mỗi cá nhân. Với tôi, do thực hiện được một s.ố đ.ề tài nghiên cứu nên đời sống tạm ổn, không cảm thấy quá thiếu thốn và vẫn có nhiều nhiệt huyết để cống hiến.

Với những chính sách mới về KHCN, điều kiện tham gia các hoạt động hội thảo trong nước và quốc tế, chính sách về khen thưởng trên tạp chí quốc tế đã có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích sức trẻ trong công tác giảng dạy, sáng tạo và NCKH. Cán bộ trẻ NCKH hiện nay cũng khác trước, có nhiều cơ hội đăng ký thực hiện những đề tài lớn như Nafosted, cấp Bộ, cấp Nhà nước và tỉ lệ có được đề tài để thực hiện khá cao.

Chính sách phát triển ưu tiên dành cho Khoa học công nghệ của Nhà nước và nhà trường đã đi vào thực chất, nhu cầu chứ không còn hình thức như trước nữa. Giảng viên trẻ được khuyến khích và hỗ trợ công tác giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giúp họ được cọ xát và tạo động lực để tìm ra cái mới, tiếp thu cái mới.

Với đội ngũ giảng viên, học vị Tiến sĩ mới chỉ là bắt đầu

Một người nghiên cứu, giảng dạy bậc đại học thì Tiến sĩ mới là bắt đầu sự nghiệp, để được một người có kiến thức sâu như vậy sẽ phải mất nhiều công sức, kinh tế...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 34/2018/QH14, trong đó, dự thảo có đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ t.uổi nghỉ hưu. Giảng viên đại học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ dự kiến sẽ được kéo dài thời gian làm việc để giảng dạy nếu có mong muốn, đủ sức khỏe và được nhà trường chấp nhận.

Nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất trên là hoàn toàn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Điều này một mặt vừa có thể tận dụng được nguồn chất xám của thầy cô, vừa tránh được những hụt hẫng trong đội ngũ giảng viên đại học khi mà tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên của Việt Nam hiện đang rất thấp so với khu vực và thế giới.

Với đội ngũ giảng viên, học vị Tiến sĩ mới chỉ là bắt đầu - Hình 1

Với một người nghiên cứu, giảng dạy đại học thì Tiến sĩ mới chỉ là "bắt đầu", họ bắt đầu vào sự nghiệp. Ảnh minh họa: T.D.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Đặng Minh Tuấn - Giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Tuấn cho biết: "Ở đại học khác với cấp phổ thông, đây là cấp nghiên cứu và giảng dạy nên rất cần giảng viên có kiến thức sâu.

Những người không làm trong mảng nghiên cứu, giảng dạy đại học thì họ sẽ "dừng lại" ở Tiến sĩ, chỉ lấy danh Tiến sĩ để làm mầu, thăng quan tiến chức, phục vụ mục đích riêng của họ, và với họ thì học vị Tiến sĩ là bước cuối cùng. Xã hội thường có một lượng người học Tiến sĩ như vậy nhưng không phục vụ nghiên cứu và giảng dạy đại học.

Nhưng với một người nghiên cứu, giảng dạy đại học thì Tiến sĩ mới chỉ là "bắt đầu", họ bắt đầu vào sự nghiệp. Và để một người có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở bậc đại học thì có thể nói là phải mất rất nhiều công sức, thời gian, kinh tế,...Thường ở t.uổi 40 người ta mới tạm đủ tích cóp kiến thức để giảng dạy trong môi trường đại học, nhưng t.uổi nghỉ hưu theo quy định là 60, điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ "dùng" được một người như vậy trong 20 năm, như vậy quá lãng phí.

Ngày xưa, trung bình t.uổi thọ của con người còn thấp. Nhưng hiện nay, cuộc sống xã hội ngày càng tốt hơn, ứng dụng nhiều công nghệ nên cuộc sống thuận lợi hơn rất nhiều nên t.uổi thọ của con người cao hơn.

Những giảng viên đại học cần đạo tạo rất sâu, rất lâu, tôi luyện giống như bác sĩ mới có được kiến thức nền và cũng rất khác với những ngành nghề khác, như vậy việc kéo dài thêm thời gian cống hiến, làm việc cho những giảng viên này theo tôi rất tốt cho giáo dục ở bất cứ quốc gia nào.

Có 2 vấn đề, thứ nhất: Đối tượng người được sử dụng là giảng viên sẽ duy trì được công việc dựa trên "nền tảng" mà họ đã mất rất nhiều thời gian, công sức, t.iền của mới có được và bây giờ họ đóng góp lại cho xã hội và đất nước.

Thứ 2: Cơ sở giáo dục sử dụng các giảng viên này cũng được thuận lợi, tất nhiên là luôn luôn tuyển đội ngũ trẻ để kế cận, nhưng những nền tảng của những người có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư là cơ sở rất tốt để truyền lại kinh nghiệm, kiến thức cho các thế hệ trẻ sau này. Khi các giảng viên nhiều thế hệ này được làm việc cùng nhau trong một môi trường giáo dục thì đơn vị sử dụng rất cần những giảng viên lâu năm, có kiến thức nền tốt giúp cho đội ngũ trẻ hấp thu những kinh nghiệm đã được sửa đổi qua thời gian, các bạn trẻ sẽ tiến bộ nhanh hơn rất nhiều".

Vậy vấn đề sức khỏe khi các giảng viên đến t.uổi nghỉ theo quy định, và nếu kéo dài thời gian ở lại làm việc sẽ ảnh hưởng đến cơ hội cho các giảng viên trẻ? Về vấn đề này, thầy Tuấn nói: "Khi các giảng viên đến t.uổi nghỉ hưu, theo tôi không làm công tác quản lý nữa, mà kéo dài ở đây là kéo dài sức lao động, sự cống hiến trí tuệ mà những "chất xám" đó không phải một sớm một chiều đã có được. Như vậy vẫn có "chỗ" và cơ hội dành cho lớp trẻ khẳng định mình.

Còn việc tiếp nhận và sử dụng đội ngũ giảng viên ra sao thì điều này phụ thuộc vào sự cân đối của cơ sở giáo dục, liên quan đến quản trị, cách phân bổ giờ dạy cho đội ngũ, nhưng theo tôi các giảng viên được kéo dài thời gian ở lại để cống hiến thì không ảnh hưởng gì đến đội ngũ kế cận, mà việc này chỉ tốt hơn mà về mặt truyền đạt tri thức.

Trình độ một giảng viên như thế nào mới được giảng dạy đại học, và điều này đã có quy chuẩn, vậy nên giảng viên trẻ hay có t.uổi khi giảng dạy đều phải theo quy chuẩn, người già có kinh nghiệm nhưng người trẻ có sức bật, sự sáng tạo,...Vậy nên chúng ta không thể so sánh hai vấn đề đó với nhau.

Ngoài ra, với các giảng viên có t.uổi, ngoài năng lực giảng dạy, nghiên cứu và công bố thì còn là uy tín về mặt chuyên môn học thuật đối với cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng để thu hút nhân tài, tập hợp đội ngũ, nhất là các giảng viên trẻ, tạo nên các nhóm nghiên cứu, trường phái học thuật trong các cơ sở giáo dục đại học".

Với đội ngũ giảng viên, học vị Tiến sĩ mới chỉ là bắt đầu - Hình 2

Những giảng viên đại học cần đạo tạo rất sâu, rất lâu, tôi luyện giống như bác sĩ mới có được kiến thức nền và cũng rất khác với những ngành nghề khác. Ảnh minh họa: T.D.

Học vị của giới "tinh hoa"

Theo thầy Tuấn: "Thực tế trước kia, việc làm luận án Tiến sĩ nếu ở Châu Âu là chỉ dành cho giới quý tộc tinh hoa, những người rất có điều kiện kinh tế, không bị cơm, áo, gạo, t.iền chi phối mới có thể dành hoàn toàn thời gian làm nghiên cứu, đem lại những thành quả, phát minh đó cho thế giới, làm thay đổi nhân loại, đó là những người toàn tâm, toàn ý cho khoa học, và Tiến sĩ không dành cho "tay mơ".

Nhưng hiện nay xã hội đã khác rất nhiều, và câu chuyện nghiên cứu được hiểu một cách đơn giản hơn, không còn "sang chảnh" như ngày xưa nữa. Nhưng nếu một người học xong bậc đại học, rồi làm Thạc sĩ thì sẽ rất khác bởi họ chưa có trải nghiệm ngoài cuộc sống thật, vậy nên việc học của họ cũng giống như lên lớp. Nhưng nếu người đó đã có trải nghiệm ngoài đời, rồi mới quay lại làm Tiến sĩ, đó mới là giá trị.

Khi một người bảo vệ xong đề tài Tiến sĩ, thực chất lúc này anh ta mới học xong cách nghiên cứu chuyên sâu, mới vượt qua bài học đầu tiên để bước chân vào môi trường nghiên cứu, gọi bắt đầu là như vậy.

Sau đó đi giảng dạy sinh viên và từ những kiến thức tích lũy được, có môi trường cộng đồng làm việc, trao đổi thảo luận chuyên sâu, có những nghiên cứu, ứng dụng, có đồng nghiệp của "thế giới" nghiên cứu. Vậy nên 20 năm sau Tiến sĩ nó quá ngắn để những người này cống hiến.

Những thành quả mà các nhà nghiên cứu, giảng dạy này có được, có thể nói đó là "xương máu" mà xã hội không thể hiểu được, chỉ nghĩ đơn thuần Tiến sĩ là cao nhất. Còn có một học vị sau Tiến sĩ nữa đó là "Tiến sĩ liên ngành", theo đó, các Tiến sĩ chuyên ngành sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu để mở rộng phạm vi đề tài của mình trước đó và tìm ra những kiến thức mới hơn.

Ngoài ra sau Tiến sĩ là nghiên cứu cao cấp, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp và câu chuyện không phải đến đó là dựng lại, rồi Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học phấn đấu đóng góp thành Giáo sư,...Còn rất nhiều bước để họ phấn đấu, rất vất vả tốn nhiều công sức mà không phải chỉ trong ngày một, ngày hai là có được".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa
16:30:40 02/07/2024
Diệp mất tích giống Phanh nè hậu bị Chưa Biết tung ghi âm thừa nhận ngoại tình
17:01:49 02/07/2024
Trương Bá Chi bị tình cũ vạch trần bản chất, tính cách đa tình, khó chấp nhận
16:20:16 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.

Đến thăm thủ đô Asuncion, Paraguay thì đừng bỏ lỡ 4 địa điểm này

Du lịch

22:10:30 02/07/2024
Asuncion, thủ đô của Paraguay, không chỉ là trung tâm chính trị và kinh tế mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc.

Nghệ sĩ cải lương Thảo Nguyên qua đời

Sao việt

22:07:28 02/07/2024
Nghệ sĩ Thảo Nguyên có tình yêu lớn đối với sân khấu cải lương. Vì vậy, trong giai đoạn vắng bóng, bà không tránh khỏi cảm giác xót xa vì nhớ nghề.

Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình

Sao châu á

22:03:52 02/07/2024
Trong hình ảnh mới nhất, Kimi gây chú ý vì vẻ ngoài phông phao, cao lớn. Ở t.uổi 15, Kimi cao vượt người cha tài tử.

Không có 'đàn bà cũ', chỉ có phụ nữ không chịu làm mới mình

Góc tâm tình

22:03:44 02/07/2024
Đời người sẽ chẳng tránh được lúc chênh vênh, chẳng tránh được khi buồn lúc vui. Trái tim phụ nữ mềm mại mà cũng kiên cường lắm. Cũng có thể có lúc, phụ nữ giấu nỗi niềm vào miền sâu thẳm, để mỉm cười trước cuộc sống chẳng ngừng trôi.

Chiêu lừa tinh vi của "nữ doanh nhân yến sào"

Pháp luật

22:00:58 02/07/2024
Tạo dựng bản thân là một nữ doanh nhân thành đạt với số t.iền trong tài khoản lên đến hàng chục tỷ đồng, Đặng Trúc Quỳnh, SN 1994 đã l.ừa đ.ảo nhiều người và chiếm đoạt số t.iền hơn 800 triệu đồng.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

Tin nổi bật

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.

Làn da căng bóng không tì vết của Hồng Diễm ở t.uổi tứ tuần

Làm đẹp

21:50:56 02/07/2024
Hồng Diễm không chỉ sở hữu vóc dáng cân đối, cô còn có làn da căng bóng, trắng hồng không tì vết. Để có được sắc vóc như vậy, người đẹp đã phải chăm sóc da như thế nào?

'Yêu' giờ nào để khỏe ?

Kiến thức giới tính

21:49:51 02/07/2024
Chuyện thời gian để yêu , trong các nghiên cứu khoa học, thay đổi xoành xoạch như chuyện tác dụng của cà phê (lúc thì tốt, khi thì có hại... cho sức khỏe).

Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực

Sức khỏe

21:41:54 02/07/2024
Trên ngực có vết loét nhỏ, người đàn ông ở Sơn La sốt cao, đi tới 2 bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Khi được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108, bệnh nhân đã suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.

Khốc liệt nhất lúc này: Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi, show nào đang viral hơn?

Tv show

21:33:22 02/07/2024
Số liệu thống kê cho thấy, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi đang trong một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.