Giới trẻ Ukraine ngông cuồng tiến vào “vùng đất chết” Chernobyl
Hai mươi tám năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, một nét văn hóa ngầm của giới trẻ Ukraine là lẻn vào “vùng đất chết” của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị rò rỉ phóng xạ, bất chấp lệnh cấm của chính phủ, để tìm cảm giác mạnh, quan hệ tình dục và phê ma túy.
Giới trẻ chơi dại Ukraine xâm nhập Vùng Thần Chết Chernobyl
Thế hệ chào đời sau thảm kịch Chernobyl này đạt tuổi trưởng thành lao theo một thú vui không thể chấp nhận được này bị công an theo dõi, truy lùng và họ không thích sự xuất hiện của giới nhà báo.
Cuốn sách, bộ phim “điềm gở” ?
Họ được gọi là “Bọn lén lút”, dựa theo cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Dã ngoại bên đường” năm 1971 của anh em Arkady và Boris Strugatsky.
Văn phẩm này kể người lạ xâm nhập các “vùng” xảy ra những hiện tượng chết người không giải thích được. Chính phủ phải lập đội trật tự để ngăn bọn người lạ vào các “vùng” ăn cắp đồ vật, nên “bọn lén lút” phải trốn cả cảnh sát cùng những chiếc bẫy trong các “vùng” này.
Năm 2007, huyền thoại “bọn lén lút” được cập nhật, khi một nhóm các nhà thiết kế trẻ Ukraine phát hành trò chơi video mang tên S.T.A.L.K.E.R, lấy bối cảnh là Vùng Thần chết quanh Chernobyl.
Trò chơi này đã bán được hơn 5 triệu bản, đồng thời tạo ra một nhóm hâm mộ. Các game thủ đã không dừng lại ở việc chơi game mà bắt đầu thử nghiệm đột nhập vào khu vực cấm địa.
Cuốn sách và bộ phim như đã báo trước thảm họa xảy ra ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy hạt nhân Chernobyl phát nổ, và ngọn lửa đã cháy dữ dội suốt 10 ngày, phát tán một lượng phóng xạ gấp 400 lần so với mức phóng xạ của quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Nhật Hiroshima.
Một cơn mưa phóng xạ bao phủ một phần Ukraine, phía Tây nước Nga và Belarus. Hai mươi tám năm sau, Chernobyl vẫn là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới.
Hậu quả lâu dài và số người chết trong thảm họa Chernobyl gây tranh cãi và khó xác định. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng có tổng cộng 4.000 ca tử vong liên quan sự cố này, gồm cả người đã chết trong thảm họa và nhiều ca đã và sẽ phát bệnh ung thư.
Video đang HOT
Các tổ chức khác, như Hòa bình Xanh cho rằng mối nguy hiểm về sức khỏe đã bị đánh giá quá thấp, số người chết có thể lên tới 100.000.
Liên Xô ban đầu toan giấu nhẹm rồi cuối cùng bất lực, không thể phủ nhận. Liên Xô tuyên bố sự sống không thể tồn tại trong khu vực 1.000 dặm vuông, chiến dịch sơ tán người dân được tiến hành ồ ạt.
Bệnh viện trong “Khu Thần chết” Chernobyl
Sau đó, robot đã cố gắng dập lửa, nhưng mức độ phóng xạ quá lớn đã ảnh hưởng đến các thiết bị. Do đó, Liên Xô đã đưa quân đội vào, những người này được gọi là “thế thân”.
Những người lính đứng trước hai sự lựa chọn nghiệt ngã: hai năm phục vụ trong cuộc chiến Afghanistan đẫm máu, hoặc hai phút xúc các mảnh vỡ phóng xạ ra khỏi lò phản ứng.
Hầu hết chọn cách thứ hai, uống một ly Vodka trước khi tiếp xúc với phóng xạ (Vodka đã và vẫn được nhiều người Ukraine tin rằng có thể chống lại phóng xạ).
Bi kịch thế hệ già, niềm vui thế hệ trẻ
Vụ tai nạn hạt nhân, được gọi là “bi kịch”, có thể là mơ hồ đối với các thế hệ ngày nay, nhưng nó vẫn là một vết thương cho cha mẹ, ông bà của họ.
Những công nhân tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ đã tử vong và là nạn nhân đầu tiên của Chernobyl.
Và giờ đây phần lớn trong số họ đang mang bệnh hoặc đã chết.
Gần 30 năm sau, khu vực này vẫn là một trong những nơi ô nhiễm nhất trên Trái đất và tại trung tâm của nó là mối nguy hiểm rình rập bên dưới lớp bê tông chôn vùi lò phản ứng số 4, với gần 200 tấn nguyên liệu phóng xạ tạo thành một dòng dung nham như núi lửa.
Xác một động cơ trong Vùng Thần Chết Chernobyl
Kể từ khi Vùng Thần chết được lập năm 1986, Chernobyl đã bị cô lập hoàn toàn. Tuy nhiên, giờ đây việc khám phá nó là một trò thú vị, dù với nhiều người vẫn là một nỗi ám ảnh.
Một thiếu niên trong bộ quân đội sờn cũ, nói giọng Nga:”Có lẽ đây là một nghĩa địa”, khi cùng nữ nhà báo Holly Morris của tờ Independent (Anh) đứng trong một nghĩa trang bỏ hoang, với những mảnh vải phất phơ trên cây thập tự của vài ngôi mộ.
Cậu ta rút ra chiếc máy đo mực phóng xạ, tiếng bip phát nhanh và những con số cứ thế tăng lên 1.1.7, 1.1.8, 1.1.9. “Điều này là vượt quá quy định” cậu ta nói, nửa sợ, nửa vui rồi đi ra.
Cách Chernobyl 3 km là “thị trấn ma Pripyat” hoang tàn, không một bóng người. Từ một tòa nhà đổ nát của thị trấn 50.000 dân này, có thể thấy “cỗ quan tài phóng xạ”, lò phản ứng số 4 hoang phế và bong tróc.
Nhưng với những thanh niên khoái “phiêu lưu lãng mạn” đã đột nhập vào Vùng Thần chết, chuyến thăm Pripyat có ý nghĩa như tìm về “đất thánh”.
Đầu máy xe lửa Liên Xô tại Chernobyl
Thế hệ “Bọn lén lút” lớn lên cùng với sự mất lòng tin vào chính phủ và xã hội. Những mối nguy về tình dục, ma túy và phóng xạ khiến họ cảm thấy chẳng còn gì để mất.
Vì vậy, những cuộc đột nhâp Chernobyl vô hình trở thành thứ văn hóa thú vị cho giớ trẻ Ukraine.
Thậm chí, còn có những diễn đàn mở riêng cho “Bọn lén lút” và chỉ cho phép những người có những thành công nhất định trong việc xâm nhập Chernobyl mới được tham gia.
Họ phải chấp nhận thử thách với những mối nguy là những chú chó được huấn luyện hay cảnh sát tuần tra khu vực.
Nhưng tất nhiên, phóng xạ vẫn là nguy hiểm nhất, những rủi ro sức khỏe là rõ ràng.
Đã nhiều năm trôi qua, thảm họa cũng không còn ám ảnh người dân Ukraine như lúc đầu. Nhưng khi những thế hệ sau không cảm nhận được sự sợ hãi của người dân thị trấn Pripyat khi nghe thấy tiếng còi báo động rung trời của của chính quyền, họ mặc nhiên biến nơi này thành nơi thám hiểm với những cuộc phiêu lưu mà không biết trước hậu quả.
Theo Một thế giới
Nhật Bản nhất trí mở lại lò phản ứng hạt nhân đầu tiên
Đây là động thái nhằm mở đường cho việc nối lại hoạt động của hàng loạt nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima.
Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản (NRA) vừa cho hay, nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty điện lực Kyushu ở tây nam Nhật Bản có thể khởi động trở lại mặc dù vẫn cần sự nhất trí của chính quyền địa phương.
Nhà máy điện hạt nhân Sendai
Tuyên bố này đưa ra sau khi Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận gần 1 năm tròn không sử dụng điện hạt nhân kể từ năm 1966. Mức độ hoài nghi, lo ngại của công chúng Nhật Bản về độ an toàn của điện hạt nhân vẫn rất cao kể từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011- thảm họa khủng khiếp nhất kể từ sự kiện Chernobyl năm 1986 ở Ukraine.
Chính phủ Nhật Bản đang hối thúc các cơ quan điều tiết trong ngành điện hạt nhân đưa ra quyết định dứt khoát về việc có phá hủy lò phản ứng lâu đời nhất trong số 48 lò phản ứng của nước này hay không.
Theo quy định sau sự kiện Fukushima, các lò phản ứng trên 40 năm tuổi sẽ buộc phải dỡ bỏ. Tuy nhiên, các lò phản ứng có thể được gia hạn thêm 20 năm nhưng phải áp dụng cơ chế giám sát khắt khe hơn và do đó chi phí cao hơn.
Theo NTD/Gafin
Thảm kịch hàng loạt máy bay rơi có nằm trong tiên đoán của Vanga? Những thảm họa hàng không liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến nhiều người quay lại lục tìm những lời tiên đoán "sấm sét" của nhà tiên tri mù Vanga. Nhà tiên tri mù Vanga Kết quả là: Sự cố hàng loạt máy bay rơi không nằm trong tiên đoán của bà Vanga. Cụ thể, đối với năm 2014, bà...