Giới trẻ Singapore biến khủng hoảng Covid-19 thành cơ hội
Đối với một số người, đại dịch Covid-19 là một thứ tồi tệ nhưng nhiều người Singapore trẻ tuổi coi nó là cơ hội để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng.
Rachel Lim, 20 tuổi, sinh viên ngành chính trị, triết học và kinh tế tại trường Cao đẳng Yale-NUS College đã biến cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra trở thành một cơ hội.
Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ kế hoạch du học nước ngoài của Rachel vào năm ngoái. Vì thế, cô gái trẻ đã nộp đơn ứng tuyển vào một vị trí tại công ty du lịch trực tuyến Expedia Group. Sau đó, Rachel phát hiện, công ty cộng tác với Chương trình YouthTech của Hội đồng Thanh niên Quốc gia (NYC).
Video đang HOT
Chương trình, do NYC và Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Singapore khởi xướng hồi năm ngoái, mang tới cho những sinh viên mới tốt nghiệp và những người trẻ từ 35 tuổi trở xuống cơ hội trau dồi kỹ năng kỹ thuật số đang ngày càng được săn đón và áp dụng nó trong các khóa thực tập tại các tổ chức mà NYC hợp tác.
Rachel Lim nói với báo StraisTimes: “Với tôi, nó thật hoàn hảo. Như một phần của chương trình, tôi được gặp gỡ nhiều người có quan điểm và kỹ năng khác nhau, tham gia các lớp học phân tích dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số và các lĩnh vực khác thông qua một nền tảng trực tuyến gọi là Discourse. Cùng lúc đó, tôi lại tích lũy được kinh nghiệm làm việc ở Expedia”.
Các thực tập sinh của YouthTech được làm việc với các tổ chức chủ quản trong 6 tháng tới 1 năm và được nhận một khoản trợ cấp do NYC tài trợ từ 1.700 tới 2.500 đôla Singapore một tháng.
Nói về 6 tháng làm việc tại Expedia, Rachel Lim kể: “Tôi được mở mang tầm mắt khi nhìn thấy mọi thứ liên quan tới việc vận hành một công ty du lịch trực tuyến, từ việc theo dõi các khách sạn, hãng hàng không tới việc đảm bảo cho trang web của công ty hoạt động, người dùng có trải nghiệm tốt và tìm ra cách để tăng lượng truy cập của trang web.
Tôi cũng cải thiện kỹ năng trực quan hóa dữ liệu cho các bài báo cáo, hiểu sâu hơn về các vấn đề bảo vệ dữ liệu và học cách giao tiếp hiệu quả hơn bằng cách đưa ra nhiều ngữ cảnh và đặt các câu hỏi cụ thể khi viết thư điện tử cho đồng nghiệp và các mối liên lạc để nhờ giúp đỡ. Tất cả những thứ đó đều hữu ích trong tương lai”.
Đắk Nông nâng cao chất lượng dạy và học
Đắk Nông vừa ban hành Chương trình số 28-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhằm nâng cao chất lượng dạy và học gắn với việc triển khai Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh Đắk Nông phấn đấu năm học 2024-2025 hoàn thành 100% kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Mục tiêu của chương trình là nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo năm học 2024-2025 hoàn thành 100% kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, tỷ lệ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 99,5%; trường chuẩn quốc gia 55,3%.
Đối với bậc giáo dục phổ thông, ngành Giáo dục tỉnh ưu tiên kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; chuyển dần từ nền giáo dục nặng về truyền đạt kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Ở bậc giáo dục thường xuyên, Đắk Nông bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là vùng nông thôn, khó khăn, đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng. Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề, bảo đảm công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bền vững.
Về giải pháp, Đắk Nông chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng chuẩn hóa của quốc gia; bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách giáo dục địa phương thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đắk Nông đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Tỉnh phấn đấu tập trung các nguồn lực phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, ngành Giáo dục tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông để đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục và thực hiện chính sách dân tộc trong giáo dục.
Đến thời điểm hiện tại, Đắk Nông có 156 trường chuẩn quốc gia (tăng 83 trường so với năm 2014). Tỉnh có 5.330 phòng học và phòng bộ môn, trong đó, số phòng kiên cố và bán kiên cố gần 5.300 phòng (chiếm 98,82%), tạm mượn 43 phòng. Tỉnh có 100% học sinh lớp 1 được ưu tiên bố trí 1 lớp/phòng và đủ tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; 100% cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn thực hiện chương trình mới theo đúng lộ trình và kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong giai đoạn 2015-2020, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mạnh, toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông được quy hoạch, phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh. Việc đầu tư cho giáo dục và cơ cấu tài chính còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Những con số ấn tượng tại 'Đấu trường Toán học VioEdu' mùa ba "Đấu trường Toán học VioEdu" mùa ba thu hút 110.000 học sinh tham dự 11 vòng thi trong 3 tháng tổ chức. Đấu trường Toán học VioEdu mùa 3 do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu (Tập đoàn FPT) và Báo điện tử VnExpress tổ chức từ 11/6. Sân chơi tri thức tổ chức vào dịp hè gặt hái nhiều thành công...