Giới trẻ Philippines tổ chức du lịch ra đảo tranh chấp với Trung Quốc
Một nhóm thanh niên Philippines sẽ tổ chức một chuyến du lịch bằng tàu ra khu vực đảo tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền, bất chấp sự phản đối với của quân đội và chính phủ nước này.
Giới trẻ Philippines tổ chức du lịch bằng tàu ra đảo tranh chấp với Trung Quốc. Trong ảnh là đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Pagasa) trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Philippines chiếm giữ – Ảnh: Reuters
ABS-CBN của Philippines hôm 29.11 cho biết chuyến di của nhóm Kalayaan Atin Ito chủ yếu là sinh viên sẽ bắt đầu vào ngày mai 1.12, trễ hơn một ngày so với kế hoạch ban đầu do thời tiết. Hải trình của họ sẽ kéo dài trong 30 ngày.
Chưa rõ hải trình của nhóm này sẽ đi qua những khu vực nào và làm gì trong khoảng thời gian 30 ngày, tuy nhiên theo báo chí Philippines, mục tiêu của họ là đến khu vực đảo Pag-asa, thuộc Kalayaan.
Quân đội và chính quyền địa phương ngăn cản chuyến đi của nhóm, yêu cầu họ không thực hiện cuộc hải trình vì sẽ làm Trung Quốc tức giận và gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa 2 nước.
Phó Đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh miền Tây thuộc Quân đội Philippines cho biết chuyến đi sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ của Philippines và cả tranh chấp đang diễn ra giữa Manila và Bắc Kinh.
Theo ông Lopez, vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông đang được tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc xem xét, và chuyến hài trình có thể ảnh hưởng đến phiên tòa này.
Video đang HOT
Lãnh đạo của nhóm Kalayaan Atin Ito cho biết họ sẽ thực hiện chuyến đi được nhóm lên kế hoạch từ lâu, bất chấp sự ngăn cản của quân đội. Chưa rõ quân đội Philippines sẽ làm gì nếu cuộc hải trình của nhóm Kalayaan Atin Ito bắt đầu.
“Hải trình của chúng tôi sẽ diễn ra và không có luật nào cấm chúng tôi tranh đấu ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp. Đây là lúc chúng tôi đoàn kết và giúp đỡ nhau vì đất nước Philippines”, Mariel Ipan, một thành viên trong đoàn hải trình nói, theo ABS-CBN.
Inquirer cho biết nhóm Kalayaan Atin Ito kêu gọi 10.00 tình nguyện viên tham gia. Họ sẽ sử dụng hơn 80 tàu đại diện cho các tỉnh trên khắp đất nước Philippines. Nhóm nói rằng mục đích của họ chỉ nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ cũng như khẳng định chủ quyền của Philippines ở những đảo tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
“Chúng tôi tự tin rằng chính phủ và quân đội sẽ hiểu và ủng hộ hải trình, vì chúng tôi ủng hộ và muốn giúp chính phủ khẳng định chủ quyền của Philippines trên biển”, Ipan nói.
Minh Quang
Theo Thanhnien
ASEAN thay đổi chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Các nước Đông Nam Á đang tăng cường hợp tác với nhau và xoay về phía Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành vi hung hăng tại khu vực.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ chụp ảnh lưu niệm sau một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm 21/11. Ảnh: Reuters
Theo WSJ, suốt 13 năm qua, các nước Đông Nam Á cùng cố gắng để xây dựng một khuôn khổ nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc. Nhưng cách tiếp cận này có vẻ đang bị lu mờ trước một chiến lược mới, các quan chức cấp cao tham dự cuộc họp cấp cao tại Malaysia nhận xét. Giờ đây, ASEAN muốn tăng hợp tác giữa những nước đang lo ngại trước các hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Họ không từ bỏ niềm tin vào ASEAN", một nhà ngoại giao tham gia cuộc họp của 10 nước thành viên Đông Nam Á nói. "Tuy nhiên, một số nước đang muốn tìm cách riêng, với hy vọng không làm tình hình xấu đi".
Mặc dù Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc đối thoại để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm kiềm chế hành động của các quốc gia tại Biển Đông, Bắc Kinh liên tục mở rộng tầm kiểm soát, thậm chí xây đảo nhân tạo tại các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Bộ quy tắc ứng xử này giống như một cuộc thi sắc đẹp. Mọi người tham gia nó đều nói về hoà bình, nhưng họ hoàn toàn thiếu hành động thực chất", William Choong, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore, nhận xét.
Sự thay đổi trong chiến lược của các nước Đông Nam Á mang dấu ấn ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ Obama. Ông đã ký một bản ghi nhớ hợp tác chiến lược Mỹ - ASEAN trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - diễn đàn hàng đầu về địa chính trị ở khu vực này, nhằm thúc đẩy hơn nữa chính sách "tái cân bằng" lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Bản hợp tác được ký gần như ngay sau khi Mỹ thực thi hành động "thể hiện tự do hàng hải và hàng không" ở Biển Đông. Việc Mỹ điều tàu tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng khiến một số nước như Malaysia và Philippines hoan nghênh, đồng thời châm ngòi tức giận từ Bắc Kinh.
"Để khu vực ổn định, các bên tranh chấp cần phải dừng việc xây dựng, cải tạo và quân sự hoá khu vực tranh chấp", ông Obama nói với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong một cuộc họp hôm 21/11.
Về lý thuyết, quá trình đàm phán về bộ quy tắc ứng xử vẫn đang diễn ra, bởi Trung Quốc và ASEAN đều sẽ bẽ mặt nếu phải thừa nhận rằng họ thất bại sau khi mất nhiều thời gian mà không đi đến kết quả, ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila, nhận xét. "ASEAN phải tiếp tục quá trình đàm phán bộ quy tắc với Trung Quốc nhằm duy trì sự đoàn kết, cho dù có thể lỏng lẻo", ông nói.
Ngay cả các quan chức ASEAN cũng thừa nhận rằng quyết tâm đi đến một giải pháp chính trị toàn diện với Trung Quốc đôi khi không phù hợp với thực tế. "Chúng tôi thấy vẫn còn khoảng cách giữa những cam kết ngoại giao và chính trị với thực tiễn trên biển", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Một nhà ngoại giao cho biết một số nước Đông Nam Á vấn thấy giá trị chiến lược của quá trình đàm phán chập chờn đã kéo dài 13 năm này, và đang vận động các nước thành viên tiếp tục thương thảo về COC vào đầu năm 2016. Họ muốn buộc Trung Quốc hoặc phải nhượng bộ, hoặc bị vạch trần là trở ngại chính trên con đường tìm kiếm giải pháp chính trị.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng Bắc Kinh vẫn thực sự muốn tham gia vấn đề này. "Trung Quốc đã làm việc rất tích cực, đễ hỗ trợ việc thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử. Chúng tôi đã bỏ thời gian, tiền bạc và tổ chức một vài cuộc họp nhằm thúc đẩy việc đàm phán", ông nói hôm 22/11.
ASEAN đã không đưa ra được bộ quy tắc ứng xử kịp thời để ngăn Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nói rằng "điều này hơi muộn". Tuy nhiên, ông cho biết Việt Nam vẫn muốn xây dựng các quy định có tính ràng buộc pháp lý về việc các bên tranh chấp "không được làm những gì" trong tương lai. Ông kêu gọi Trung Quốc tham gia đàm phán một cách nghiêm túc để đạt được kết quả thực chất càng sớm càng tốt.
Vì quá trình đàm phán mãi chưa có kết quả, các nước tranh chấp với Trung Quốc đang thực hiện những việc nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Ví dụ, Philippines kiện Trung Quốc ra Toà Trọng tài Quốc tế tại The Hauge, và cuối tuần trước ký kết hợp ước chiến lược với Việt Nam và Australia. Mỹ hứa sẽ cung cấp trang thiết bị quân sự cho Manila và phía Nhật Bản cũng có thể sẽ làm điều tương tự. Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với Tokyo và Washington.
Trong trường hợp không thể có một cơ chế pháp lý giữa các bên để ngăn chặn tình hình xấu đi ở Biển Đông, một số quan chức ngoại giao cho biết họ sẽ không chỉ dựa vào ASEAN, mà sẽ dựa cả vào Mỹ để thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Philippines quyết không từ bỏ vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông Tổng thống Philippines ngày 22.11 yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và khẳng định Manila quyết không từ bỏ vụ kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tổng thống Philippines, Benigno Aquino - Ảnh: Reuters Tổng thống Aquino đưa ra tuyên bố trên tại Hội nghị thượng đỉnh...