Giới thiệu về văn học viết bằng tiếng Đức qua tác phẩm ‘Khủng bố’
Độc giả Việt sẽ có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về văn học Đức thông qua sự kiện ‘ Zzz Review: Văn học viết bằng tiếng Đức và thảo luận tác phẩm ‘Khủng bố’.
Một số tác phẩm văn học Đức đã xuất bản ở Việt Nam
Vào 17h45 ngày 4/8/2022, tại Viện Goethe Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện Zzz Review: Văn học viết bằng tiếng Đức và thảo luận tác phẩm Khủng bố của Ferdinand von Schirach. Sự kiện bao gồm 3 phần. Phần thứ nhất là giới thiệu nội dung số 11 của Zzz Review (tạp chí văn học, hoạt động độc lập, trực tuyến, phi lợi nhuận bằng tiếng Việt): Về văn học viết bằng tiếng Đức do chủ biên Quyên Nguyễn trình bày. Phần thứ hai là diễn đọc vở kịch Khủng bố của Ferdinand von Schirach. Phần thứ ba là phiên thảo luận về vở kịch Khủng bố.
Tham gia trong phiên thảo luận có T.S Trần Kiên, giảng viên, Đại học Luật – Đại học Quốc gia, Hà Nội, đồng thời là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội; Th.S Nguyễn Xuân Hằng, dịch giả của tác phẩm Khủng bố, và TS Quyên Nguyễn, chủ biên tạp chí Zzz Review.
Phần diễn đọc vở kịch Khủng bố có các diễn viên: Nguyễn Thu Hậu, Hồng MA, Trần Quang Huy, Yết Yết, Bùi Kiên Trung, Phuơng Hiền, Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Quang Kiếm.
Cùng với chương trình trực tiếp tại Viện Goethe từ 17h45 đến 21h, sự kiện cũng sẽ được tường thuật trực tuyến trên nền tảng Zoom.
Video đang HOT
Vạn điều hay từ thư viện mở thân thiện
Để văn hóa đọc ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực đổi mới phương pháp tiếp cận độc giả, đưa nguồn sách đến đúng đối tượng.
"Thư viện xanh" của Trường Tiểu học Khai Quang (TP Vĩnh Yên) với không gian đọc sách thoáng đãng.
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng sáng tạo, tổ chức phong phú các hình thức khuyến đọc.
Đổi mới, sáng tạo
Năm học 2021 - 2022, tỉnh Vĩnh Phúc có 145 trường tiểu học, 132 trường THCS, 16 trường liên cấp tiểu học & THCS và 30 trường THPT. Hiện, 100% các trường có phòng thư viện, riêng khối THPT có một số trường có nhà thư viện. Các trường học trong tỉnh đang không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả của thư viện, tổ chức các hoạt động sáng tạo, góp phần lan tỏa văn hóa đọc, tạo "cầu nối" tri thức cho học sinh.
Mặc dù, 100% trường học tại Vĩnh Phúc có phòng thư viện nhưng diện tích, quy mô, cách bố trí khác nhau. Nhiều nơi không gian đọc sách hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị chưa đồng bộ, thậm chí xuống cấp, nguồn học liệu, tài liệu, số lượng đầu sách chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm sức hấp dẫn của thư viện, không thu hút được học sinh đến đọc sách.
Vì vậy, việc xây dựng những góc thư viện mở, thân thiện; không gian đọc sách, học tập ngoài trời sáng tạo, hấp dẫn nhằm khơi dậy niềm đam mê và duy trì, tăng cường thói quen đọc sách cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của ngành Giáo dục, mà cả các cấp chính quyền.
Thầy Cao Trung Kiên, phụ trách thư viện Trường Tiểu học Hội Hợp B (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), chia sẻ: Nhà trường có 29 lớp với 897 học sinh. Thời gian qua, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến hoạt động của thư viện và có nhiều giải pháp hiệu quả để đưa hoạt động đọc đến với học sinh.
Một trong những giải pháp đem lại hiệu quả là triển khai góc thư viện tại lớp. Theo đó, sách được chuyển đến các lớp để học sinh đọc trước mỗi giờ nghỉ trưa. Sau một khoảng thời gian nhất định, thư viện sẽ đổi chéo sách giữa các lớp để học sinh có thể lựa chọn nhiều đầu sách. Bên cạnh đó, hoạt động đọc của học sinh cũng được điều chỉnh. Các em có thể đọc sách tại thư viện hoặc ngoài trời với không gian thoáng đãng và thời gian linh hoạt.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cắt băng khánh thành công trình không gian đọc sách ngoài trời tại Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Tường. Ảnh: TG
Những mô hình tiên phong
Ở Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), cứ giờ ra chơi, học sinh lại ùa về thư viện. Các em lựa chọn cho mình những cuốn sách yêu thích. Em thì đứng, em tựa vào cửa sổ hoặc nằm chống cằm... Tất cả đều trong tâm thế thoải mái để tiếp nhận tri thức.
Được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2022, "Thư viện trên cây" của Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Tường đã tạo cho học sinh không gian đọc sách gần gũi với thiên nhiên, tăng cường và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Em Hải Quỳnh, lớp 4C hào hứng cho biết: Em rất thích đọc sách nhưng không có điều kiện để mua thường xuyên. Vì thế, thư viện thân thiện thực sự là người bạn lớn. Ở đó, em học hỏi được nhiều kiến thức, biết thêm điều thú vị trong cuộc sống. Ngoài ra, chúng em còn thảo luận, chia sẻ những điều hay sau mỗi câu chuyện.
Không gian đọc sách tại Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Tường.
Nhờ làm tốt vai trò, sứ mệnh của mình, thư viện thân thiện đã góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong trường học, tỷ lệ học sinh tham gia đọc sách tăng lên, với 100% học sinh trong trường tham gia đọc sách. Từ thói quen đọc sách đã giúp các em sống hòa đồng, trưởng thành và chăm chỉ hơn. Nhiều em trước đây thường dùng thời gian để nô đùa thì nay cũng đã bị thu hút bởi góc thư viện thân thiện trong trường.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Tường, ông Phan Quốc Hào, cho biết: Thực hiện Chương trình hành động của Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo mỗi huyện, thành phố của tỉnh trong năm 2021 xây dựng được ít nhất 3 thư viện đạt chuẩn cho các trường phổ thông và những chỉ đạo cụ thể, thiết thực về việc chuẩn hóa các thư viện trường học của các huyện, thành phố theo hướng thân thiện với học sinh tại Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" của tỉnh, huyện Vĩnh Tường đã đẩy mạnh tốc độ xây dựng thư viện và không gian đọc trong trường học.
Tính đến hết năm 2021, toàn huyện xây dựng được 8 thư viện đạt chuẩn, thân thiện với học sinh tại 5 trường tiểu học gồm Kim Xá, Tứ Trưng, thị trấn Vĩnh Tường, Tuân Chính, Thượng Trưng; 2 trường THCS gồm Kim Xá, Yên Lập và Trường liên cấp Tiểu học & THCS Vũ Di.
Đến nay, thư viện thân thiện, thư viện mở đã trở thành hình ảnh, hoạt động quen thuộc của học sinh ở nhiều trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi "Thư viện xanh" trong trường học đã và đang góp phần vào việc hình thành thói quen đọc sách hằng ngày, giúp các em tiếp cận tri thức, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ học tập và cuộc sống.
Vụ ép học sinh không thi vào lớp 10: bức xúc và hy vọng Bức xúc, xót xa, phẫn nộ, chờ đợi..., đó là những tâm trạng đi kèm những lời chia sẻ mà phụ huynh, học sinh và bạn đọc gửi đến VietTimes sau khi thông tin về việc ép học sinh không thi vào lớp 10 được công khai. Getty Sau khi đưa tin về việc một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội...