Giới khoa học Anh sốc khi thời tiết nắng nóng tới 40 độ C
Các chuyên gia lo ngại rằng các đợt nắng nóng khắc nghiệt ở châu Âu diễn ra nhanh hơn dự kiến, cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu tồi tệ hơn dự báo.
Bãi biển ở Brighton, miền Nam Anh chật cứng du khách tránh nắng nóng khi nhiệt độ lên ngưỡng cao kỷ lục trên 40 độ C. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian, các nhà khoa học khí hậu đã sốc trước kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ ở Anh khi mức nhiệt lần đầu tiên tăng vọt trên 40 độ C vào ngày 19/7.
Các kỷ lục về nhiệt độ thường chỉ cao hơn kỷ lục cũ một chút, nhưng nhiệt độ 40,2 độ C tại Heathrow cao hơn tới 1,5 độ C so với kỷ lục trước đó là 38,7 độ C năm 2019 ở Cambridge.
Trung bình khoảng 2.000 ca tử vong do nắng nóng xảy ra mỗi năm ở Anh trong thập kỷ qua, gây gián đoạn hoạt động của người dân trên diện rộng. Các nhà khoa học cho biết kỷ lục nhiệt độ mới nhất cho thấy cắt giảm lượng phát thải carbon và nhanh chóng cải tạo các ngôi nhà, tòa nhà quá nóng ở Anh là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.
Giáo sư Peter Stott tại Cơ quan Khí tượng Anh (Met Office) cho biết: “Tôi thấy thật sốc khi chúng ta đã đạt đến nhiệt độ này vào ngày hôm nay vào năm 2022, phá vỡ kỷ lục trước đó chỉ mới xảy ra vào năm 2019″.
Video đang HOT
Nghiên cứu của ông vào năm 2020 cho thấy có khả năng Anh chạm ngưỡng 40 độ C do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Ông Stott nói: “Nhưng chúng tôi đã tính toán và coi đây là một khả năng tương đối thấp, chỉ khoảng một phần trăm nguy cơ, mặc dù những nguy cơ đó đang tăng lên nhanh chóng. Phá vỡ mức 40 độ C như hiện nay rất đáng lo ngại. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này ở Anh. Có thể là nguy cơ xảy ra nhiệt độ khắc nghiệt như vậy thậm chí còn lớn hơn so với tính toán trước đây của chúng tôi”.
Người dân làm mát bên đài phun nước khi nhiệt độ lên cao kỷ lục trên 40 độ C tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiến sĩ Nikos Christidis, người cũng thực hiện nghiên cứu năm 2020, cho biết: “Thông điệp chính là sự kiện thời tiết kiểu này ngày càng trở nên phổ biến hơn và đến cuối thế kỷ này, nắng nóng sẽ không còn là điều cực đoan nữa”.
Vai trò của con người trong làm cho khí hậu nóng lên ngày càng rõ ràng vì các nhà khoa học ước tính rằng khả năng phá vỡ kỷ lục 40 độ C ở Anh mà không có tác động của con người sẽ chỉ là hơn 0,1%. Tiến sĩ Friederike Otto tại Đại học Hoàng gia London cho biết: “Mặc dù vẫn còn hiếm, nhưng 40 độ C hiện đã trở thành hiện thực của mùa hè ở Anh”.
Bà nói: “ Biến đổi khí hậu đang gây ra đợt nắng nóng này, cũng như sẽ gây ra mọi đợt nắng nóng hiện nay. Phát thải khí nhà kính, từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, khí đốt và dầu, đang làm cho các đợt nắng nóng khắc nghiệt hơn, kéo dài hơn và thường xuyên hơn”.
Giáo sư Hannah Cloke tại Đại học Reading, cho biết: “Kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại của Anh không chỉ bị phá vỡ, mà còn bị xóa sổ hoàn toàn. Ngay cả khi là một nhà khoa học khí hậu nghiên cứu những thứ này, điều này vẫn thật đáng sợ”.
Giáo sư Stephen Belcher tại Met Office cho biết: “Tôi dự báo là sẽ không trải qua mức nhiệt độ này khi còn đang làm việc”.
Các nhà khoa học khí hậu lo ngại rằng tình trạng thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra nhanh hơn dự kiến.
Người dân che nắng nóng khi nhiệt độ lên cao kỷ lục trên 40 độ C tại London, Anh ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Giáo sư Stefan Rahmstorf tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam ở Đức cho biết có thể lý giải hiện tượng nắng nóng cực đoan xảy ra khi toàn cầu chỉ ấm lên hơn 1 độ C. Thứ nhất, đất liền nóng lên nhanh hơn nhiều so với đại dương vốn chiếm 70% diện tích hành tinh.
Thứ hai, các hình thái thời tiết thay đổi có thể dẫn đến nhiệt độ khắc nghiệt hơn. Ông nói. “Châu Âu là một điểm nóng của sóng nhiệt, thể hiện xu hướng đi lên nhanh hơn từ ba đến bốn lần so với phần còn lại của các vùng phía bắc. Nguyên nhân là những thay đổi trong dòng tia”.
Thứ ba, tình trạng chậm lại của dòng chảy chính Đại Tây Dương có xu hướng làm tăng nhiệt mùa hè và hạn hán ở châu Âu.
Trong khi nhiệt độ 40 độ C đã phá vỡ kỷ lục ở Anh, các nhà nghiên cứu ở lục địa châu Âu đang xem xét mức 50 độ C. Giáo sư Robert Vautard tại Đại học Sorbonne cho biết: “Ở Pháp, không thể loại trừ khả năng sẽ đạt 50 độ C trong những thập kỷ tới. Đối với Pháp, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác, kỷ lục lịch sử hiện tại đang cách 50 độ C khoảng 5 độ C. Chúng tôi biết rằng nhiệt độ tăng vọt là hoàn toàn có thể xảy ra”.
Trung Quốc ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục ở nhiều thành phố
Một số thành phố tại Trung Quốc đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trong ngày 12/7 trong khi các nhà dự báo cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ kéo dài trong vài ngày tới.
Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 10/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 13/7, Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết nhiệt độ tại thành phố Vô Tích, thuộc tỉnh Giang Tô, có nơi tăng lên 41,3 độ C, mức nhiệt cao nhất từ trước đến tại đây. Đặc biệt, các thành phố Lô Châu và Nghi Tân (thuộc tỉnh Tứ Xuyên), thành phố Chiêu Thông (thuộc tỉnh Vân Nam), Thiệu Hưng, Ninh Ba, Gia Hưng và Hồ Châu (thuộc tỉnh Chiết Giang), Thường Châu và Vô Tích (thuộc tỉnh Giang Tô) hứng chịu nền nhiệt trong khoảng 40 - 42 độ C. Nhiều nơi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Bắc, An Huy, cùng với các thành phố Trùng Khánh và Thượng Hải cũng ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ 37 - 39 độ C.
Trước tình hình nắng nóng gay gắt, nhà chức trách ngày 12/7 đã phát cảnh báo đỏ về nắng nóng, mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo nắng nóng gồm 3 cấp độ. Theo đó, chính quyền các thành phố sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân trước đợt nắng nóng như thiêu đốt.
Trong khi đó, mưa lớn trút xuống các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và khu tự trị Nội Mông Cổ.
Trung Quốc đang trải qua mùa Hè với hai hình thái thời tiết trái ngược nhau, khi nắng nóng và mưa lớn xảy ra đan xen. Dự báo, Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng có nắng nóng gay gắt và mưa lớn trong vài ngày tới.
Thủ tướng Bồ Đào Nha huỷ công du nước ngoài vì cháy rừng liên tục trong nước Nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C đã khiến số vụ cháy rừng ở Bồ Đào Nha tăng vọt, chỉ riêng trong ngày 10/7 đã xảy ra 32 vụ cháy rừng. Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng ở Castelo Branco, Bồ Đào Nha. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ngày 10/7, khoảng 2.800 lính...