Các chuyên gia của tổ chức Phân bố Thời tiết Toàn cầu (WWA) ngày 24/5 đã công bố một báo cáo khẩn cấp về những ảnh hưởng của việc thời tiết ấm lên trên toàn cầu đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Theo đó, biến đổi khí hậu có thể khiến tần suất các đợt nắng nóng ở Ấn Độ và Pakistan trong tháng 3 và tháng 4 tăng cao gấp 30 lần.
Người dân tránh nắng dưới bóng mát của cây cầu ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 12/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhà nghiên cứu cao cấp Friederike Otto thuộc Viện Grantham, trường Đại học Hoàng gia London, trước khi con người gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, sự thay đổi thời tiết như vậy chỉ diễn ra một lần trong khoảng 3.000 năm. Bà cùng các nhà nghiên cứu của WWA cho biết khoảng thời gian nhiệt độ toàn cầu tăng 1,2 độ C đã được rút ngắn, với tần suất và mức độ như ở Nam Á xuống còn 100 năm, đồng thời khẳng định khi Trái Đất tiếp tục nóng lên, khoảng thời gian giữa các đợt nóng khắc nghiệt như vậy sẽ tiếp tục bị rút ngắn.
Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1,6 độ C so với mức nhiệt ở thời kỳ tiền công nghiệp thì hiện tượng nắng nóng như vậy cứ 5 năm sẽ diễn ra 1 lần. Việc nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C là một kịch bản đáng quan ngại, các quốc gia hiện nay đã cam kết giảm phát thải nhà kính tại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong đó giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 2,8 độ C.
Bà Otto khẳng định: “Câu hỏi về khả năng những đợt nóng khắc nghiệt nhất hiện nay có thể xảy ra trong thời kỳ tiền công nghiệp hay không đã trở nên lỗi thời. Mục tiêu tiếp theo của khoa học là cung cấp thông tin phục vụ việc các chính phủ đưa ra những quyết định phản ứng lại các đợt nóng chưa từng có trong tương lai. Theo đó, vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là việc giới hạn Trái Đất nóng lên ở 2 độ C”.
Video đang HOT
Thời điểm nắng nóng nhất ở Pakistan và Ấn Độ là trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4. Theo đó, cần mất nhiều tháng để tính toán được những tác động về tính mạng và sức khỏe của hiện tượng thời tiết cực đoan này, bao gồm thời gian nằm viện, giảm lương, nghỉ học và giảm giờ làm. Đợt nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp của hơn 90 ca tử vong, tuy nhiên con số này thực tế còn cao hơn nhiều, có thể lên tới hàng nghìn người.
Nắng nóng cùng với lượng mưa giảm từ 60-70% là thảm họa đối với nền nông nghiệp ở Ấn Độ. Để đối phó, tuần trước, Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu hàng triệu tấn lương thực, khiến tình hình giá lương thực tăng cao trên toàn cầu thêm trầm trọng.
Đề cập đến mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong việc kiểm soát mức tăng nhiệt độ toàn cầu, bản báo cáo cho biết: “Có thể tưởng tượng được mức độ tồi tệ như thế nào ngay cả khi thế giới chỉ ấm lên 1,5 độ C”. Do đó, nhiệt đột toàn cầu cứ tăng 1,5 độ C thì đều sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến những người dễ bị tổn thương, do không được tiếp cận các biện pháp giảm nhiệt độ, làm mát.
Theo mức trung bình nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Tây Bắc Ấn Độ và Nam Pakistan, bản báo cáo cho rằng có thể tính toán được tần suất của các đợt nóng như vậy ở hiện tại cũng như trong tương lai. Thêm vào đó, văn phòng Met của Anh cũng cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu ấm lên như hiện nay có thể tăng tần suất nắng nóng ở Ấn Độ và Pakistan lên 100 lần.
Bản báo cáo cũng đưa ra ví dụ về trường hợp nắng nóng ở phía Tây của Bắc Mỹ hồi tháng 6 năm ngoái, khi nhiệt độ Canada được ghi nhận ở mức 49,6 độ C, đồng thời khẳng định nhiệt độ này sẽ không thể xảy ra nếu không có tác động của con người, gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Bà Otto nhận định nếu lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính không giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy sẽ trở nên phổ biến, trong đó các đợt nắng nóng sẽ là hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nhất.
Các nhà khoa học đã dự báo tình huống như vậy từ trước, nhưng chỉ gần đây mới có nhiều dữ liệu cũng như các công cụ ứng dụng công nghệ cao để đánh giá về những ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu như hiện nay.
Thời tiết châu Á khắc nghiệt: Ấn Độ nóng như thiêu đốt, Thái Lan lạnh bất thường
Khi đợt nắng nóng sắp quay trở lại "chảo lửa" Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đang ghi nhận những ngày tháng 5 lạnh bất thường.
Người lao động giữa cái nắng như thiêu đốt ở Delhi, Ấn Độ . Ảnh: AP
Theo trang The Guardian (Anh), những ngày cuối tháng 4, nắng nóng ở Ấn Độ và Pakistan đã đạt đến ngưỡng chịu đựng của con người. Tại thành phố Jacobabad, Pakistan, nhiệt độ đã tăng lên mức đỉnh điểm 49 độ C vào hôm 30/4. Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan, Sherry Rehman, mô tả: "Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Pakistan trải qua thứ mà nhiều người gọi là năm không có mùa xuân".
Trong khi đó, người dân tại thành phố Banda, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ đã phải vật vã nếm trải đợt nắng nóng như thiêu đốt với mức nhiệt cao nhất là 47,2 độ C. Cục Khí tượng Ấn Độ xác nhận nhiệt độ trung bình trong tháng 4 năm nay ở các khu vực miền bắc và miền trung của đất nước đã đạt mức cao nhất trong lịch sử hơn 100 năm trở lại đây.
Sóng nhiệt là khoảng thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần. Sóng nhiệt hình thành khi một khối không khí ít di chuyển tại một khu vực nào đó. Đây là hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở Ấn Độ và Pakistan vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng mức độ, tần suất và thời gian xuất hiện của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này trong năm nay đã thay đổi do nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
Mặc dù trong vài ngày qua, cái nóng đã dịu đi, song nhiệt độ ở khu vực này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong tuần tới. Theo đó, nhiệt độ dự kiến sẽ đạt đến 50 độ C ở các khu vực phía tây bắc Ấn Độ và Pakistan. Mức nhiệt độ này khiến hàng triệu người gặp rủi ro về sức khỏe, làm thiệt hại mùa màng, ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày và hoạt động sản xuất.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới các đợt nắng nóng ở Ấn Độ và Pakistan là do lượng mưa trung bình tại khu vực Nam Á sụt giảm một cách bất thường trong những tháng qua. Hình thái thời tiết trên gây ra tình trạng thiếu nước, hạn hán ở nhiều khu vực của hai quốc gia Nam Á này. Bà Friederike Otto, nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) nhận định, biến đổi khí hậu khiến nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn với nền nhiệt cao hơn. Bà cũng dự đoán các đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất sẽ tấn công Ấn Độ khoảng 4 năm một lần, thay vì 50 năm một lần như trước đây.
Một người đàn ông tạt nước vào mặt để giải nhiệt ở Islamabad, Pakistan. Ảnh: Getty Images
Song trái ngược hoàn toàn với nắng nóng gay gắt trên khắp miền bắc Ấn Độ và Pakistan, các khu vực nhiệt đới ở châu Á đã ghi nhận mức nhiệt thấp bất thường trong năm nay.
Hôm 2/5, Đài thiên văn Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận nhiệt độ 16,4 độ C, mức thấp nhất trong tháng 5 từng được ghi nhận kể từ năm 1917 đến nay, phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm 2013. Thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc cũng chứng kiến nền nhiệt chỉ 13,7 độ C trong cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trong tháng 5. Hôm 4/5, huyện Umphang, Thái Lan cũng ghi nhận nhiệt độ thấp nhất ở mức 13,6 độ C. Đây là mức nhiệt thấp nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 ở quốc gia Đông Nam Á này.
Các chuyên gia khí tượng cho rằng thời tiết mát mẻ bất thường xuất hiện trong thời điểm này là do gió mùa Đông Bắc và các điều kiện bất ổn khác gây ra.
Trong khi đó, Australia đã chứng kiến đợt lạnh đầu tiên trong năm sau tháng 4 ấm kỷ lục. Không khí lạnh đã làm nền nhiệt ở các vùng phía đông nam của đất nước giảm đáng kể, với nhiệt độ giảm hơn 4-8 độ C ở các vùng của Nam Australia, Victoria, New South Wales và Tasmania. Mưa lớn và gió mạnh đã ảnh hưởng đến Tasmania vào cuối tuần này do một vùng áp thấp sâu.
Tác nhân chính gây ra các đợt nắng nóng cực đoan trên toàn cầu Ngày 11/5, các chuyên gia nhận định tất cả những đợt nắng nóng hiện nay đều do ảnh hưởng từ tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Người dân giải nhiệt tại một vòi nước công cộng trong thời tiết nắng nóng tại Allahabad, Ấn Độ, ngày 28/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo một báo cáo khoa học chi tiết mới được công bố, việc...
Tin mới nhất
Ủy ban Hạ viện Mỹ yêu cầu các lãnh đạo công ty sản xuất súng điều trần
23:10:42 07/07/2022
Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ đã yêu cầu các giám đốc điều hành (CEO) của 3 nhà sản xuất súng ra điều trần vào ngày 20/7 tới như một phần của cuộc điều tra về ngành công nghiệp vũ khí sau loạt vụ xả súng gây rúng động nước này
Nga đưa ra quy định thanh toán mới đối với mặt hàng ngũ cốc
23:08:46 07/07/2022
Theo đài RT (Nga), ông Dmitry Sergeev, Giám đốc Công ty Ngũ cốc Thống nhất, cho biết Nga đã bắt đầu bán ngũ cốc cho các quốc gia thân thiện bằng đồng nội tệ. Tuyên bố này được ông Sergeev đưa ra trong cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Pu...
Nhật Bản: 2 nữ sinh trung học bị tấn công bằng dao trên đường đến trường
23:06:47 07/07/2022
Cảnh sát thành phố Sendai, Đông Bắc Nhật Bản, ngày 7/7 cho biết tại thành phố này đã xảy ra vụ một người đàn ông dùng dao tấn công 2 nữ sinh trung học đang đi bộ đến trường sáng cùng ngày, làm 2 nữ sinh này bị thương, trong đó 1 em bị t...
WHO nêu bật các thách thức có thể khiến làn sóng mới COVID-19 mạnh hơn
22:47:05 07/07/2022
Trong cuộc họp hằng tuần về COVID-19 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 6/7, Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) đã nêu bật các thách thức có thể khiến dịch bệnh lây lan nhanh
Nga thông qua dự luật thành lập phong trào thanh niên yêu nước
22:41:29 07/07/2022
Theo các nhà lập pháp Nga, chính phủ cần tạo điều kiện góp phần cho sự phát triển toàn diện về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và thể chất của trẻ em, thúc đẩy việc học tập tinh thần yêu nước, trách nhiệm dân sự và sự tôn trọng đối với ngườ...
Mưa lớn tại Đông Bắc Trung Quốc do ảnh hưởng của bão Chaba
22:41:20 07/07/2022
Theo hãng tin Reuters, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão Chaba đã trút xuống khu vực phía Đông Bắc Trung Quốc trong ngày 7/7, gây ra tình trạng lũ lụt, làm gián đoạn hoạt động giao thông tại nhiều thành phố trong khu vực và theo dự báo, ...
Bắt đầu lễ hành hương linh thiêng Hajj của người Hồi giáo
22:41:16 07/07/2022
Ngày 6/7, hàng trăm nghìn tín đồ Hồi giáo đã đi diễu quanh Kaaba, ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Hồi, ở trung tâm của Đại Thánh đường ở thành phố Mecca (Saudi Arabia) trong trong ngày đầu tiên của lễ hành hương Hajj năm nay
Thành phố Bắc Kinh siết chặt quy định phòng COVID-19
22:37:56 07/07/2022
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã ban hành quy định bắt buộc những người muốn vào một số địa điểm công cộng phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19. Quyết định có hiệu lực từ ngày 11/7 tới
Liên hợp quốc kêu gọi nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn cầu
22:36:49 07/07/2022
Ngày 6/7, nhiều học giả, chuyên gia, quan chức chính phủ và đại diện của các tổ chức giáo dục đã cùng kêu gọi nỗ lực và hành động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn thế giới và đặt nhu cầu của học sinh vào trọng tâm của sự phát...
Nhà tang lễ ở Mỹ bị lên án vì bán các bộ phận thi thể trái phép
22:34:55 07/07/2022
Một chủ cơ sở tổ chức tang lễ ở Colorado (Mỹ) đã bán trái phép các bộ phận cơ thể của người chết, bao gồm nhiều thi hài mắc bệnh truyền nhiễm
WHO công bố thêm 2 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ
22:31:00 07/07/2022
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố thêm 2 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ kể từ lần cập nhật tình hình dịch bệnh gần đây nhất vào ngày 27/6 vừa qua, theo đó nâng tổng số ca không qua khỏi do bệnh này lên 3 ca kể từ đầu năm nay
Nga xem xét hủy bỏ Hiệp ước hàng hải với Na Uy
22:30:55 07/07/2022
Báo Vedomosti (Nga) đưa tin, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin ngày 5/7 đã chỉ thị cho Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc gia về các vấn đề Quốc tế Leonid Slutsky cùng Bộ Ngoại giao Nga xem xét lại vấn đề đình chỉ hoặc...
Italy xét xử các đối tượng liên quan đến vụ sập cầu tại Genoa
21:58:15 07/07/2022
Ngày 7/7, tòa án đã mở phiên xét xử 59 người, trong đó có cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Atlantia, Giovanni Castellucci liên quan đến vụ sập cầu cạn Morandi tại thành phố cảng Genoa xảy ra cách đây 4 năm
Trong 3 tháng, Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc, Ấn Độ
21:53:53 07/07/2022
Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trong ba tháng sau khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine. Điều này cho thấy giá năng lượng toàn cầu cao đang làm giảm tác dụng các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặ...
Giới khoa học lo ngại về dòng phụ BA.2.75 của biến thể Omicron
21:53:37 07/07/2022
Các chuyên gia tại châu Âu đang đặc biệt theo dõi BA.2.75 - dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron đang lây lan tại Ấn Độ và có thể “né được phản ứng miễn dịch
Cựu cố vấn Mỹ: Ukraine bán vũ khí ra chợ đen vì không biết sử dụng
21:52:08 07/07/2022
Cựu cố vấn Lầu Năm Góc Karen Kwiatkowski cho hay Ukraine đang bán vũ khí do phương Tây cung cấp ra thị trường chợ đen vì không biết sử dụng, hay bị hạn chế về hậu cần và quy mô lực lượng vũ trang ngày càng giảm
Trên 50 quan chức Chính phủ Anh đã từ chức trong hai ngày qua
21:43:43 07/07/2022
Trong thông báo, Bộ trưởng Lewis cho biết ông không còn tin tưởng vào các giá trị về tính trung thực, liêm khiết và sự tôn trọng lẫn nhau mà Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson vẫn đề cao
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt bị bắt vì tổ chức tiệc bay lắc ở Hàn Quốc
21:39:43 07/07/2022
Theo thông tin ban đầu, có 33 người, trong đó có 4 người đã nhập quốc tịch Hàn Quốc, còn lại là công dân Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp. Hiện những người này bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc tạm giữ và làm thủ tục trục xuất...
Ai có thể thay thế nếu Thủ tướng Anh Boris Johnson rời nhiệm sở?
21:37:31 07/07/2022
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang chịu nhiều sức ép sau khi trên 30 bộ trưởng và quan chức hàng đầu từ chức. Ngày 6/7, một nghị sĩ của đảng Bảo thủ cầm quyền đã đệ trình một lá đơn yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Anh Bor...
Latvia sẽ tái áp đặt chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc
21:29:47 07/07/2022
Latvia đã từ bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc sau khi gia nhập liên minh quân sự NATO. Kể từ năm 2007, quân đội của nước này bao gồm các binh sĩ chuyên nghiệp và các tình nguyện viên vệ binh quốc gia phục vụ bán thời gian vào cuối tuần
FDA Mỹ cho phép dược sĩ kê đơn thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer
21:27:53 07/07/2022
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã cho phép các dược sĩ có chứng chỉ hành nghề được kê đơn thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của hãng dược Pfizer cho những bệnh nhân đủ điều kiện
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm Philippines
21:25:05 07/07/2022
Tổng thống Philippines Romualdez Marcos ngày 6/7 đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang ở thăm nước này. Tại cuộc gặp, hai bên đã nhất trí về việc tăng cường quan hệ song phương và giải quyết những vấn đề liên quan tới...
Iran công bố clip quan chức ngoại giao Anh bị bắt vì 'hoạt động gián điệp', Anh bác bỏ
21:22:11 07/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 6/7, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã công bố một đoạn băng video cho thấy Phó trưởng phái bộ ngoại giao Anh tại Iran, ông Giles Whitaker và một số nhà ngoại giao khác của An...
Campuchia đề nghị Myanmar cử 'đại diện phi chính trị' tham dự hội nghị ASEAN
21:21:24 07/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 55, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác, Hội nghị ASEAN 3, Hội ng...
Australia mở rộng đối tượng tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ tư
21:18:57 07/07/2022
Ngày 7/7, Cơ quan Y tế Australia thông báo mở rộng đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi thứ tư vaccine ngừa COVID-19, cho phép những người trên 30 tuổi đăng ký tiêm nếu có nguyện vọng
Mỹ và Ukraine tìm đường xuất khẩu cho hàng triệu tấn ngũ cốc bị kẹt bởi xung đột
21:18:39 07/07/2022
Cuộc xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva đang làm gián đoạn nguồn cung ngũ cốc, gia tăng nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều nước trên thế giới
Mỹ tìm cách giải quyết tình trạng khan hiếm sữa công thức cho trẻ em
20:53:34 07/07/2022
Ngày 6/7, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết cơ quan này đang tìm các biện pháp để cho phép các công ty nước ngoài sản xuất sữa công thức cho trẻ được tiếp tục bán mặt hàng này tại Mỹ nhằm giải quyết tình trạng kha...
Bạo lực súng đạn làm ít nhất 220 người thiệt mạng trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ
20:52:24 07/07/2022
Các vụ bạo lực súng đạn tại Mỹ đã gia tăng đáng kể trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 4/7 cuối tuần qua, làm ít nhất 220 người thiệt mạng và gần 570 người khác bị thương
WHO sửa đổi tài liệu hướng dẫn về giới
20:05:41 07/07/2022
Theo kênh truyền hình RT, cơ quan này đã bắt đầu quá trình sửa đổi văn bản hướng dẫn chống phân biệt đối xử cho các nhà quản lý y tế để đảm bảo quy định cập nhật những tư duy mới nhất về sự đa dạng trong giới và giới tính
Châu Âu trở thành 'điểm nóng' của làn sóng lây nhiễm mới COVID-19
19:01:24 07/07/2022
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), châu Âu đang là tâm điểm tái bùng phát dịch COVID-19 khi ngày càng nhiều người tham gia các sự kiện quy mô lớn và đi du lịch