Giới đầu tư nên sẵn sàng cho các biến động lớn khi bầu cử Mỹ đến gần
Sự bất ổn của thị trường chứng khoán đang quay lại và giới đầu tư dự đoán thị trường sẽ có nhiều biến động mạnh hơn trong những tuần và tháng tới khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần.
Theo một số nhà phân tích, bất kể ai thắng cử vào ngày 3/11, thị trường đều có thể trở nên bất ổn hơn khi sự bất ổn kinh tế do đại dịch vẫn tiềm tàng và khả năng kiểm phiếu bị trị hoãn do một số lượng lớn các lá phiếu gửi qua thư cũng khiến một số nhà đầu tư lo lắng. Hơn nữa, định giá các cổ phiếu công nghệ ở mức cao làm gia tăng rủi ro như đợt bán tháo xuất hiện trong ngày 3/9.
“Đây chỉ là một tình huống mà tất cả các điều kiện đã chín muồi để tạo ra một khoản lợi nhuận bất thường từ những biến động mạnh”, James McDonald, Giám đốc điều hành của quỹ đầu cơ Hercules Investments có trụ sở tại Los Angeles cho biết.
Chỉ số VIX đo lường mức độ sợ hãi của nhà đầu tư đã tăng trong hai tuần qua. Hôm thứ Năm (3/9), chỉ số VIX đã tăng lên mức cao nhất trong gần 10 tuần khi chỉ số S&P 500 giảm 3,5%.
Một số nhà đầu tư cho rằng VIX có thể tăng cao hơn nữa khi cuộc bầu cử đến gần. Trên các cuộc khảo sát, mức độ dẫn trước của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden so với Tổng thống Donald Trump đã bị thu hẹp đáng kể, theo dữ liệu từ RealClearPolitics.
Video đang HOT
Hợp đồng tương lai của chỉ số VIX đáo hạn vào cuối tháng 10 cho thấy những kỳ vọng về động thái lớn trên thị trường xung quanh giai đoạn bầu cử.
Biểu đồ dự đoán chỉ số VIX xung quanh cuộc bầu cử, chỉ số VIX dự báo sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11
Lịch sử gần đây cho thấy kết quả bầu cử có thể có tác động mạnh mẽ đến giá tài sản.
Chiến thắng bất ngờ của ông Trump đã gây ra những biến động dữ dội trên thị trường vào đêm bầu cử năm 2016, với giá vàng, đồng peso Mexico và hợp đồng tương lai cổ phiếu đều trải qua các đợt biến động mạnh.
“Sự biến động thực sự có thể kéo dài lâu hơn nữa do bản chất của quá trình bầu cử, bất kể ai thắng”, theo Arnim Holzer, chiến lược gia tại EAB Investment Group khi đề cập đến lo ngại về số lượng lớn các lá phiếu được gửi qua thư.
Tăng liều lượng gói kích thích tăng trưởng kinh tế
Chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia sáng 9/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh: Khác với đa số các nước, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam còn khá lớn cho kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Mục tiêu cụ thể là năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3 - 4% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ DN, người dân.
Hoạt động nghiệp vụ tại HDBank, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Tiến công kinh tế trong khi phòng thủ dịch bệnh
Các thành viên Hội đồng nhận định, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Dịch bệnh chưa kết thúc trong năm nay mà có thể kéo dài trong thời gian tới. Do vậy, có ý kiến cho rằng, gói chính sách phục hồi phát triển kinh tế phải mang tính dài hạn cho cả năm 2021 - 2022 chứ không chỉ trong năm nay, với tinh thần tiến công kinh tế trong khi phòng thủ dịch bệnh.
Thực lực DN của chúng ta còn yếu, đặc biệt đa số là DN vừa và nhỏ. Do đó, không chỉ cứu cái cũ mà còn cần tạo cả cái mới, tức là bên cạnh hỗ trợ DN, cần thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Trong tình thế khó khăn này, cần tính tới các biện pháp xử lý nợ xấu.
TS Trần Đình Thiên
Theo TS Võ Trí Thành, phải thực hiện thật nhanh các gói hỗ trợ đã ban hành gồm gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tài chính hơn 180.000 tỷ đồng... Tâm đắc với cách ví von "cỗ xe kinh tế" như "cỗ xe tam mã" (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), TS Trần Du Lịch nhìn nhận, việc triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, cần đẩy mạnh hơn. Các gói chính sách phải mang tính dài hạn bởi có dự báo một số ngành, lĩnh vực, nhất là ngành sử dụng nhiều lao động phải sang quý III/2020 mới "thấm đòn" do đứt gãy các hợp đồng.
Một số thành viên kiến nghị, so với các nước thì gói hỗ trợ tài khóa của chúng ta là ít nhất, do đó cần tập trung vào gói này nhiều hơn, cũng như tăng quy mô các gói hỗ trợ, nhất là cho ngành hàng không. Kích cầu nội địa cũng nên hướng vào kích cầu du lịch, bán lẻ, tín dụng tiêu dùng. Ngành ngân hàng cần tiếp tục hạ lãi suất cho vay.
Tăng trưởng từ 3 - 4%, lạm phát dưới 4%
Thủ tướng ghi nhận các ý kiến cho rằng xu hướng các nước là tiếp tục thực hiện giải pháp kích thích kinh tế, cả về tài khóa và tiền tệ. "Tuy nhiên, các đồng chí đều lưu ý, nguy cơ tiếp theo là khủng hoảng nợ công, khủng hoảng hệ thống tài chính, tiền tệ và nợ xấu có thể xảy ra và nếu xảy ra thì cuộc khủng hoảng này sẽ tiếp tục đẩy thế giới lún sâu vào suy thoái nặng nề hơn". Việt Nam là nước hội nhập quốc tế sâu rộng, do đó Thủ tướng cho rằng cần lưu ý cảnh báo này trong điều hành cụ thể.
Theo Thủ tướng, với bối cảnh hiện nay, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3 - 4%, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Kiên quyết không để mất niềm tin vào công tác chỉ đạo, điều hành.
Cần điều hành chủ động, linh hoạt hơn nữa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ để đạt 2 mục tiêu: Kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đời sống; giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, duy trì niềm tin chỉ đạo điều hành. Nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các ngành, lĩnh vực...
Thủ tướng khẳng định, mục tiêu cụ thể là năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3 - 4% GDP để có thêm nguồn lực, chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để có thể hỗ trợ DN, kiên quyết bảo vệ hệ thống DN, không để đứt gãy, mất năng lực sản xuất trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu. Ngành ngân hàng tiếp tục xem xét giảm lãi suất chia sẻ khó khăn với DN và người dân. Tiếp tục tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, dành nguồn lực cho những nhiệm vụ cấp bách, chống dịch, hỗ trợ kịp thời cho người dân, DN. Ngành tài chính tiếp tục xem xét giảm, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí.
Các bộ, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung kích cầu nội địa, phát triển mạnh mẽ thị trường 100 triệu dân, đặc biệt không để mất thị trường quốc tế bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn, nhất là nghiên cứu những thị trường mới, đẩy mạnh thanh toán điện tử, kinh tế số...
Đất nền vẫn là vua trong các phân khúc đầu tư bất động sản tại TP HCM Dự báo về thị trường bất động sản quý III, DKRA cho rằng đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu. Theo dữ liệu DKRA vừa công bố, thị trường bất động sản quý II có những tín hiệu hồi phục tích cực, nguồn cung, lượng tiêu thụ mới được ghi nhận tăng đáng kể so với quý trước...