Giới chuyên gia Mỹ: Đề phòng sự tấn công đồng thời của cúm mùa và COVID-19
Trong bối cảnh mùa cúm đã đến trong khi các nước chưa thể đẩy lùi hoàn toàn đại dịch COVID-19, giới chuyên gia quan ngại việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và thái độ chủ quan của người dân có thể khiến mùa cúm năm nay nghiêm trọng hơn so với năm ngoái.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Detroit, bang Michigan, Mỹ ngày 10/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Chaitali Mukherjee, Giám đốc điều hành Trung tâm thể chất và sức khỏe sinh viên Arthur Ashe, thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA, Mỹ) cảnh báo COVID-19 và cúm mùa lây lan đồng thời có thể chất thêm gánh nặng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Theo bà, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, việc lây lan virus cúm vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe và an toàn của trường UCLA nói riêng và của toàn thể người dân nói chung. Do đó, tiêm vaccine vẫn là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa virus cúm lây lan.
Trong khi đó, Giáo sư dịch tễ học Onyebuchi A. Arah dự báo mùa cúm năm nay sẽ tồi tệ hơn năm ngoái do ít biện pháp phòng ngừa COVID-19 hơn và người dân đang quay trở lại cuộc sống bận rộn thường nhật. Tuy nhiên, dịch bệnh có thể bớt nghiêm trọng hơn nếu người dân vẫn áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong đó có tiêm vaccine phòng bệnh và theo dõi các triệu chứng.
Ngày 10/8 vừa qua, UCLA đã ra quy định tiêm vaccine phòng cúm cho tất cả sinh viên, nhân viên và giảng viên trong trường trước ngày 19/11. Những người từ chối tiêm vaccine sẽ phải đeo khẩu trang hoặc xét nghiệm định kỳ.
Bà Mukherjee khẳng định việc tiêm đồng thời vaccine phòng cúm và vaccine phòng COVID-19, kể cả mũi tăng cường, không gây rủi ro. Ngoài ra, người dân có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cúm tương tự phòng ngừa COVID-19, bao gồm rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, đặc biệt tránh tiếp xúc gần với những người bị ốm và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Nếu bị cúm, cần ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi dứt sốt.
Video đang HOT
Mỹ hối thúc người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 23/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 nên đi tiêm trong bối cảnh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan nhanh.
Ông đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ cho vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp bào chế.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Detroit, bang Michigan, Mỹ ngày 5/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden nêu rõ: "Nếu bạn là một trong hàng triệu người Mỹ nói rằng sẽ không tiêm vaccine ngừa COVID-19 chừng nào FDA chưa cấp phép đầy đủ cho vaccine đó, thì điều này giờ đã xảy ra". Theo đó, ông kêu gọi những người chưa tiêm vaccine đi tiêm phòng ngay lập tức. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân yêu cầu nhân viên tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trong những tuần gần đây, chính quyền Mỹ yêu cầu các nhân viên liên bang, thành viên các lực lượng vũ trang, cùng với nhân viên của các viện dưỡng lão và cơ sở y tế liên bang bắt buộc tiêm vaccine. Số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, tính đến hết ngày 22/8, đã có 51,5% dân số nước này được tiêm đủ liều vaccine.
Cùng ngày 23/8, Nhà Trắng thông báo Mỹ có kế hoạch cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho những người tị nạn Afghanistan đang ở trong các căn cứ quân sự của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tại một cuộc họp báo, khi được hỏi liệu những người tị nạn Afghanistan có được tiêm vaccine ngừa COVID-19 không, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: "Họ (những người tị nạn Afghanistan) đang được xét nghiệm và chúng tôi đang làm việc để cung cấp vaccine cho họ".
Tại Anh, cùng ngày, Bộ trưởng Y tế nước này Sajid Javid thông báo Anh sẽ nhận thêm 35 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech vào nửa cuối năm 2022. Ông cho biết Chính phủ Anh đã đạt được thỏa thuận với hãng dược phẩm Mỹ để mua thêm vaccine và khẳng định đây là một trong những khâu chuẩn bị nhằm đảm bảo công tác triển khai chương trình vaccine trong những năm tới.
Đến nay, Chính phủ Anh chưa quyết định triển khai tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19, song khả năng bắt đầu chương trình tiêm mũi tăng cường vào đầu tháng 9 tới cùng với tiêm vaccine ngừa bệnh cúm. Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng (JCVI) đang đánh giá dữ liệu xem các mũi tiêm tăng cường có cần thiết hay không và nhóm đối tượng nào cần tiêm nhất.
Trước đó, nước Anh đã mua 100 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech. Theo đó, vaccine này được sử dụng nhiều thứ hai tại Anh sau vaccine của hãng AstraZeneca.
Trong khi đó, tại Ai Cập, Bộ trưởng Y tế Hala Zayed cho biết nước này dự kiến mỗi tháng sản xuất khoảng 15-18,5 triệu liều vaccine do hãng Sinovac bào chế nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước và tại các quốc gia châu Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Cơ quan Quản lý dược phẩm Ai Cập (EDA) cùng ngày cấp phép cho vaccine của Sinovac. Đây là vaccine sản xuất trong nước đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Ai Cập. Việc sản xuất vaccine của Sinovac là một phần trong thỏa thuận được ký kết giữa Công ty Vaccine và sản phẩm sinh học Ai Cập (VACSERA) và Công ty Dược sinh học Sinovac Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo ngày 23/8, Bộ trưởng Y tế Zayed nói rằng bộ sẽ bắt đầu phân phối vaccine của Sinovac cho các trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn quốc từ ngày 24/8. Theo bà Zayed, công ty VASCERA đã sản xuất được 15 triệu liều vaccine của Sinovac và sẽ tiếp tục cho xuất xưởng khoảng 15-18,5 triệu liều mỗi tháng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng ở trong nước và tại các quốc gia châu Phi.
Bà Zayed cũng cho biết ca nhiễm biến thể Delta Plus đầu tiên được phát hiện ở Ai Cập trong tháng 7/2021. Bệnh nhân có các triệu chứng rất nhẹ nên không phải nhập viện để điều trị. Một số ca nhiễm khác liên quan đến biến thể Delta Plus cũng đã được phát hiện ở Ai Cập trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các ca bệnh này không cần chăm sóc y tế do có các triệu chứng nhẹ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Delta Plus chứa một đột biến mới trong protein gai mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào người. Đến nay, biến thể Delta Plus đã được tìm thấy với số lượng tương đối thấp. Biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào tháng 3/2021 và hiện là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca lây nhiễm trên thế giới. Biến thể này không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, nhưng rất dễ lây lan.
Bộ trưởng Zayed cho hay Ai Cập đang tìm cách mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 khi số ca lây nhiễm bắt đầu tăng vào tuần trước. Ai Cập dự kiến làn sóng lây nhiễm thứ tư sẽ xuất hiện ở nước này vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2021.
Đến nay, khoảng 10 triệu người đã đăng ký trực tuyến để được tiêm vaccine ngừa COVID-19 và gần 7,5 triệu người đã được tiêm ít nhất một liều. Chính phủ Ai Cập đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 40% trong tổng số hơn 100 triệu dân vào cuối năm nay.
Ai Cập đã tiếp nhận hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do các hãng AstraZeneca, Sinopharm, Sinovac, Sputnik và Johnson & Johnson sản xuất. Quốc gia Bắc Phi này dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 5,2 triệu liều vaccine của các hãng Pfizer và Moderna trong tháng 9/2021.
Mỹ thừa nhận khó đạt mục tiêu tiêm chủng trước Quốc khánh Mỹ có thể sẽ không đạt mục tiêu tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 cho 70% người trưởng thành trước Quốc khánh ngày 4-7. Tiêm vắc xin liều thứ hai ở một phòng khám di động tại Detroit, bang Michigan, Mỹ - Ảnh: REUTERS Hãng tin Reuters cho biết Mỹ có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng dành cho người...