Giờ học online của trường nghề: Camera đặt nhiều góc
Camera nhiều góc, hệ thống thiết bị móc móc hiện đại mô phỏng cho các chuyên ngành học được thầy cô giáo trường Cao đằng nghề Kỹ thuật Công nghệ sử dụng để dạy online trong mùa Covid-19.
Để phòng dịch Covid-19 trong học đường, trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ (Đông Anh, Hà Nội) đã nhanh chóng triển khai việc sử dụng trang bị thiết bị công nghệ giảng dạy online, dụng cụ bảo hộ, sát khuẩn; thực hiện cho học sinh, sinh viên nghỉ học theo sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH.
Ông Đặng An Bình – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ cho hay, cũng như các cơ sở giáo dục khác, việc học tập của học sinh sinh viên trường nghề bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nhà trường quán triệt tinh thần “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.
Việc dạy – học online được chuẩn bị kịp thời để học sinh học tập không bị gián đoán đồng thời và đảm bảo chất lượng dạy và học.
“Ứng phó với dịch bệnh, nhà trường đã mời chuyên gia tập huấn giảng dạy online. Chúng tôi tổ chức thi bài giảng online hay, sát thực tiễn,… lựa chọn bài giảng online tiêu biểu để nhân rộng và áp dụng. Các bài giảng online đều được giám sát và điều chỉnh cho phù hợp bởi các chuyên gia. Ban Giám hiệu cũng kịp thời bổ sung những thiết bị hỗ trợ giảng dạy online như: camera, máy tính,… cho giảng viên”.
Học sinh, sinh viên của nhà trường tham gia phòng học online.
Thầy Lê Văn Dũng, Giảng viên Khoa Điện tử – Điện lạnh, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ cho hay: “Học trực tuyến về kiến thức lý thuyết thì không có khó khăn gì so với học trực tiếp. Tuy nhiên nếu liên quan đến vấn đề thực hành trên thiết bị thật thì người giáo viên cần khắc phục bằng cách dùng phần mềm mô phỏng hoặc thiết bị thực tế để làm mẫu cho người học.
Nhà trường cung cấp camera cho giáo viên thực hiện làm mẫu cho học sinh, sinh viên biết được quy trình thực hành. Sau đó học sinh, sinh viên có thể mua đồ và làm theo hướng dẫn trên video hoặc theo mô phỏng thực tế và hướng dẫn thực hành tương tác trực tuyến theo giáo viên”.
Thầy Lê Văn Dũng, Giảng viên Khoa Điện tử – Điện lạnh, đang giảng dạy trực tuyến bài Lập trình vi điều khiển bằng các thiết bị mô tả, mô phỏng thực tế.
Để việc dạy học trực tuyến có chất lượng, yếu tố đầu tiên cần đảm bảo là phương tiện, trang thiết bị dạy và học. Giáo viên và học sinh phải có đầy đủ thiết bị, máy móc, đường truyền ổn định; nếu trong các giai đoạn cao điểm, đường truyền lỗi sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của dạy và học.
Một số khó khăn có thể kể đến là việc dạy – học online làm tăng thời gian sử dụng máy móc thiết bị điện tử liên tục trong ngày (theo Thời khóa biểu tại trường) sẽ ảnh hưởng đến thị lực, vận động của học sinh. Nhiều gia đình có anh chị em cùng phải học online, sử dụng điện thoại và máy tính sẽ phải chia sẻ với nhau để dùng…
“Về phía giáo viên, việc soạn bài giảng và dạy học trực tuyến để đạt hiệu quả cao sẽ mất thời gian và công sức hơn nhiều so với giảng dạy trực tiếp. Đặc biệt với các giáo viên còn lúng túng với việc sử dụng công nghệ trong dạy học, giáo viên ở các tỉnh, các vùng khó khăn…
Việc kiểm tra giám sát học sinh khó khăn hơn so với trên lớp, việc tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động học tập khó khăn hơn. Việc kiểm tra đánh giá học sinh đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc, khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều. Môi trường làm việc tại nhà: giáo viên dễ bị ảnh hưởng bởi các công việc gia đình, con cái (vì trẻ con nghỉ học ở nhà)”, cô Nguyễn Thị Minh Giang, Tổ trưởng Tổ tiếng Anh, Hệ thống Trường liên cấp Việt – Úc, Hà Nội được mời về giảng dạy tại trường cho hay.
Để giải quyết những thách thức trên giúp học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực trong việc học online, trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ và giáo viên đã sử dụng các nền tảng lớp học online khác nhau để quản lý và giảng dạy hiệu quả, hơn như MS teams, Google Meet, Class Dojo.
Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ được áp dụng tối đa vào dạy online
Video đang HOT
Thầy cô sử dụng các ứng dụng dạy học và đa dạng hóa các hoạt học tập để học sinh thấy hứng thú và việc học được hiệu quả như Classkick, Quizziz, Quizlet, Padlet, kahoot. Đồng thời, kết hợp giảng dạy online và offline, lập thời gian biểu hợp lý để việc dạy và học đạt hiệu quả cao. Đối với một số môn học, có thể giao dự án thay thế việc học online.
Cô Đoàn Hạnh Hằng, Phó trưởng khoa Khoa học Cơ bản của trường tâm sự: “Để đảm bảo cho học sinh, sinh viên được duy trì học tập trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ban Giám hiệu nhà trường kết hợp với giáo viên triển khai học trực tuyến để đảm bảo kiến thức và kĩ năng cho các em. Giờ giấc và buổi dạy được sắp xếp sao không bị chồng chéo”.
Dù vất vả, mất thời gian, công sức trong việc thiết kế bài giảng, lồng ghép tài liệu để sao cho có một bài giảng thu hút được sự tập trung, chú ý của học sinh nhưng các thầy cô đều hết sức tâm huyết, đồng lòng.
Cô Đoàn Hạnh Hằng, Phó trưởng khoa Khoa học Cơ bản, giảng dạy môn tiếng Anh trực tuyến đang trao đổi với học sinh qua mạng.
Theo cô Hằng, khi dạy và học thì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp cận qua mạng, qua phương tiện, sự tương tác không trực tiếp. Giáo viên không kiểm tra được học sinh có ghi chép bài hay không. Nhiều lúc đang dạy, đường truyền mạng kém hoặc mất điện đó cũng là những khó khăn khi dạy online.
Nhưng thuận lợi là thầy cô có được sự hỗ trợ tối đa của máy móc, công nghệ và có nhiều hình ảnh, tư liệu trên mạng để đưa vào giảng dạy, chính vì thế đa phần học sinh của trường đều bày tỏ sự hứng thú với hình thức học tập này.
Một số hình ảnh thầy cô dạy online ở trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ được PV ghi lại:
Thầy Vũ Văn Ngọc, Phụ trách truyền thông Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ hướng dẫn sắp xếp khoa học, hợp lý các thiết bị và tạo khuôn hình dạy học online để lên hình đạt hiệu quả cao.
Cô Nguyễn Thị Hải, Giảng viên Khoa Điện tử – Điện lạnh giảng dạy trực tuyến bài Mạch giải mã bằng các thiết bị mô tả, mô phỏng thực tế.
Thầy Võ Tất Thành, Phó trưởng Khoa Điện dạy trực tuyến bài “Đảo chiều, điều chỉnh tốc độ đông cơ không đồng bộ 3 pha dùng biến tần” các thiết bị mô tả, mô phỏng thực tế.
Cô Nguyễn Kim Thanh, Giáo viên tiếng Anh, Khoa Khoa học Cơ bản giảng dạy trực tuyến môn tiếng Anh.
Giờ học online không còn nhàm chán với các thầy cô giỏi nghề, tận tụy và hệ thống máy móc kỹ thuật tân tiến của trường nghề.
Trường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Làm thế nào để giáo viên không bất lực khi dạy học online
Học online khiến giáo viên giảm cảm hứng khi dạy. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học là cảm hứng và nhiệt huyết của giáo viên.
Dịp Tết vừa rồi, tôi khảo sát nhanh một số học sinh, phụ huynh và giáo viên về việc học online vừa qua, khá nhiều câu trả lời khá tiêu cực, thậm chí dùng từ ngữ nặng nề.
"Học online ấy à, chị thấy cháu bật máy điểm danh rồi tắt camera, mic, thích làm gì thì làm, cô không kiểm soát nổi".
"Lớp cháu 55 bạn, nhiều bạn cứ nói ào ào cháu không nghe thấy cô nói gì. Cháu chán không buồn học nữa".
Việc học trực tuyến thường xuyên gián đoạn khiến hiệu quả học không tốt. Ảnh: Straitstimes.
Những bất cập khi dạy và học online
Lý do trẻ phải nhìn máy tính quá nhiều, học không hiệu quả, thậm chí chơi game, chat, xem video trong giờ học.
Đại dịch vì Covid-19 làm cho việc dạy học trực tuyến trở nên bắt buộc tại tất cả các trường học, không dừng lại ở mức độ tự chọn như trước. Tại các trường phổ biến là hai cách dạy và học online.
Giáo viên soạn nội dung bài giảng vào file trình chiếu (powerpoint), khi dạy chia sẻ với học sinh. Khi giáo viên nói, học sinh nhìn vào file trình chiếu, tự ghi chép và làm bài tập.
Giáo viên quay clip giảng một bài học, sau đó học sinh sẽ xem và tự ghi chép, làm bài tập.
Thực tế quan sát và là một giáo viên tham gia dạy online nhiều lớp khác nhau, tôi thấy hai phương thức trên có một số nhược điểm.
Thứ nhất, giáo viên không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên với học sinh.
Với những học sinh khá, giỏi, các con có thể tự đọc sách, tự xem clip bài giảng và làm được bài tập. Những học sinh trung bình, yếu thường sẽ không hỏi lại thầy cô nếu chưa hiểu. Do đó điều quan trọng thầy cô cần quan sát nét mặt, ánh mắt của học sinh để biết bạn nào hiểu bài hay chưa, từ đó giảng lại để các con hiểu. Nếu không các con sẽ ngày càng không hiểu và chán học.
Thứ hai, giáo viên không kiểm soát được học sinh có ghi chép bài hay đang làm gì khác.
Việc ghi chép có vai trò rất quan trọng, giúp ghi nhớ và hiểu rõ hơn bài học. Đặc biệt những môn cần nhiều tư duy, kỹ năng tính toán như các môn Tự nhiên cần làm được bài toán cụ thể mới có thể coi là hiểu bài.
Nếu giáo viên không quan sát được học sinh sẽ không thể biết các con đang làm gì, khá nhiều bạn dễ mất tập trung có thể làm gì tùy thích như xem clip, chát, đọc báo... thậm chí ngủ gật.
Thứ ba, học online khiến giáo viên giảm cảm hứng khi dạy. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học là cảm hứng và nhiệt huyết của giáo viên. Khi giảng bài, nhìn vào ánh mắt học sinh, thầy cô sẽ biết được chỗ nào học sinh đã hiểu, chỗ nào chưa để gia giảm phù hợp. Không điều gì làm giáo viên hào hứng bằng việc tất cả học sinh hiểu bài và sôi nổi tham gia vào bài học.
Khi dạy online mà không giao tiếp với học sinh không khác gì việc cầm tờ giấy nhìn vào tường vừa giảng bài, vừa tưởng tượng đang đứng trước lớp 40-50 học sinh, sẽ không còn cảm xúc giảng dạy.
Giải pháp đề xuất
Qua hơn một năm dạy học online nhiều lớp với trình độ khác nhau, tôi tìm ra giải pháp khá đơn giản khắc phục được những nhược điểm nêu trên.
Giáo viên dùng tấm bảng trắng cỡ vừa (60 x 80 cm), đặt ở một đầu bàn dài khoảng 1,2 m, đầu còn lại đặt laptop (có sẵn camera, mic). Giáo viên ngồi ghế dùng bút dạ giảng bài, viết bảng, camera chiếu thẳng vào bảng và giáo viên. Học sinh có thể nghe giảng, nhìn bảng viết bài như bình thường.
Việc này có ưu điểm chính như giáo viên quan sát, tương tác được với học sinh như trên lớp. Trong quá trình dạy có thể bất chợt gọi học sinh phát biểu để xem đã hiểu bài chưa, học sinh nào chưa chú ý có thể yêu cầu cho xem vở để xem mức độ ghi chép ra sao.
Một số lưu ý cụ thể để việc dạy và học thực hiện tốt như học sinh nhất thiết phải dùng thiết bị có camera, có mic, nhà bạn nào không có thì báo bố mẹ sửa chữa hoặc dùng thiết bị khác, nếu không hiệu quả rất thấp.
Phản xạ tự nhiên của học sinh sẽ là tắt camera. Lý do thì nhiều nhưng nếu làm thế thì đảm bảo khi dạy, giáo viên nhìn toàn màn hình đen xì, không khác gì mình nói cho chính mình.
Thầy cô cần tắt các lựa chọn cho phép học sinh chia sẻ màn hình, viết vẽ. Điều này sẽ giúp các con tập trung hơn khi học, các bạn nghịch ngợm cũng sẽ không quấy phá lớp được.
Thỉnh thoảng giáo viên yêu cầu học sinh giơ vở trước camera để kiểm tra việc ghi chép. Điều này cũng giúp các con có ý thức ghi bài đủ hơn.
Giáo viên cần đặt nội quy rõ ràng, nghiêm cho học sinh như vào muộn quá 5 phút, không bật cam, không đưa vở để giáo viên kiểm tra, gọi không trả lời... mà không có lý do chính đáng thì cho ra ngoài.
Giáo viên cần có kênh liên lạc (nhóm chat) để thông báo luôn với bố mẹ ngay sau buổi học về những học sinh đó để bố mẹ điều chỉnh kịp thời.
Những lớp học quá đông sẽ khó hiệu quả. Thực tế các lớp học trường công thường có khoảng 40-50 học sinh với lực học, ý thức học khác nhau. Việc dạy học trên lớp vốn đã khó nay dạy trực tuyến càng khó hơn. Vậy nên nếu có thể thì chia nhỏ thành các ca khác nhau.
Xét cho cùng, dạy trực tiếp vẫn là số một, không chỉ là kiến thức mà còn là vui chơi, trò chuyện, chia sẻ với bạn bè, thầy cô. Mục tiêu cuối cùng là hình thành một con người trưởng thành toàn diện về kiến thức và nhân cách.
Dịch bệnh bắt buộc chúng ta phải tìm cách thích ứng, sẽ vất vả hơn nhiều cho giáo viên và học sinh, nhưng đành phải cố gắng làm những điều tốt nhất trong khả năng có thể. Đó cũng là dịp tốt để học sinh quen với việc tự học, một kỹ năng quan trọng đi suốt cuộc đời mỗi người.
Nhiều vấn đề khi học sinh ngừng đến trường vì dịch Covid-19 Hơn 20 địa phương phải cho học sinh dừng đến trường vì dịch Covid-19 trong tuần tới trong khi còn kiểm tra cuối kỳ, thi cuối cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh tại TP.HCM phải kết thúc thi học kỳ 2 trong tuần này - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Dang dở chương trình hoặc "cố" cho xong Tuần đầu tiên...