Gió độc từ Trung Quốc: Thủ phạm gây bệnh ở nhiều nước?
Thủ phạm gây bệnh trẻ em ở nhiều nước trên thế giới gần đây là do gió độc từ Trung Quốc?
Theo nguồn tin nước ngoài, trung tuần tháng 5 vừa qua, luồng gió mang khí độc thổi từ vùng Đông Bắc Trung Quốc vào Nhật Bản đã làm cho căn bệnh có tên Kawasaki bùng phát.
Bệnh từ Trung Quốc?
Trung bình, mỗi năm tại Nhật Bản có khoảng 12.000 trẻ em mắc bệnh Kawasaki, căn bệnh rất bí ẩn trên 40 năm nay khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, nên kết quả điều trị còn hạn chế. Bệnh gây phát ban và sưng lưỡi, sốt cao, nếu nặng và không được điều trị có thể gây sưng động mạch, phình động mạch và nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể gây tử vong. Căn bệnh bùng phát gần đây khi người ta phát hiện thấy những cơn gió độc thổi từ vùng Đông Bắc Trung Quốc vào. Trước đó, người ta cũng phát hiện thấy căn bệnh này tại Hàn Quốc và Mỹ, nơi bị ảnh hưởng bởi những luồng gió độc từ Trung Quốc tràn sang, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thời gian tương đối ngắn.
Một số triệu chứng của bệnh Kawasaki gồm sốt trên 5 ngày, khô môi, sưng lưỡi, sưng phồng tay chân
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ (PNAS), thủ phạm gây bệnh trẻ em ở Nhật Bản gần đây là do gió độc từ Trung Quốc, nhưng chỉ trong 2 ngày số trẻ em nhập viện đã giảm khi những cơn gió này đổi chiều, điều này có nghĩa, đây không phải là bệnh truyền nhiễm, lan truyền từ người sang người.
Theo GS. Jane Burns, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh Kawasaki, Đại học California (Mỹ), thì rất có thể còn nhiều nơi khác trên thế giới cũng có người mắc bệnh này, nhưng khoa học đã tập trung vào vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Hawaii và bờ biển phía Tây thuộc Bắc Mỹ để tìm ra tác nhân gây bệnh.
Qua nghiên cứu mẫu dòng không khí thu được tại các địa điểm tình nghi cho thấy, bệnh Kawasaki đạt tới mức đỉnh điểm khi gió độc từ một khu vực trồng ngũ cốc rộng lớn ở phía Đông Bắc Trung Quốc tràn sang. Trong nghiên cứu, người ta đã sử dụng máy bay lấy mẫu không khí ở độ cao trên 2km thuộc lãnh thổ Nhật Bản để đưa đi phân tích. Hầu hết, các mẫu không khí này đều có chứa các loại nấm, đặc biệt là Candida, thành viên của họ nấm men, thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh phổ biến cho con người trên toàn thế giới. Khi nghiên cứu trên chuột, nấm Candida có liên quan đến hội chứng động mạch vành, tương tự như ở người bệnh Kawasaki.
Video đang HOT
Sưng đỏ lưỡi là một trong những triệu chứng của bệnh Kawasaki
Do bệnh được tạo ra bởi gió, thời gian ủ bệnh khoảng nửa ngày nên các nhà khoa học cũng tính đến khả năng nhiễm trùng lây lan, nhưng thực tế tại các thành phố lớn, hầu hết trẻ em bị bệnh trong cùng một ngày và giảm ngay sau khi gió đổi hướng. Điều này cho thấy yếu tố lây nhiễm giữa trẻ với trẻ bị loại trừ. Dựa trên những phân tích này, các nhà khoa học cho rằng, một loại độc tố được tạo ra do loại nấm sống trên các loại cây trồng chính là thủ phạm gây bệnh sau đó được gió đưa sang Nhật Bản, tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây bệnh Kawasaki đến nay khoa học chưa có đủ bằng chứng.
Vài nét về bệnh Kawasaki
Kawasaki Diseas (KD) là căn bệnh hàng đầu dẫn đến bệnh tim ở trẻ em, căn bệnh chứa nhiều bí ẩn, thách thức đối với ngành y trong suốt hơn 40 năm qua, đặc biệt là biến chứng viêm mạch cấp tính động mạch vành ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn chưa biết hết nên chưa có cách phòng tránh, chữa trị đặc hiệu. Đây là căn bệnh không lây lan nên cũng không cần phải cách ly trẻ tránh tiếp xúc với trẻ đã mắc bệnh.
Bệnh Kawasaki thường tấn công trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Triệu chứng phổ biến gồm sốt, phát ban đỏ kèm vết loang lổ, tấy đỏ và đôi khi xuất hiện ở cả lòng bàn tay và bàn chân, đây thực chất là dấu hiệu của viêm mạch máu.
Tuy chưa thể ngăn ngừa được nhưng bệnh Kawasaki lại có thể được điều trị bằng Gamma globulin, tức là truyền một protein miễn dịch (gamma globulin) qua đường tĩnh mạch để làm giảm nguy cơ xấu đến động mạch vành. Hoặc dùng aspirin liều cao để ngăn ngừa cục máu đông và các phương pháp khác do bác sĩ chỉ định nhằm ngăn chặn biến chứng.
Theo Sức khỏe đời sống
Dưa hấu: Ăn không cẩn thận "rước" 6 nguy cơ bệnh tật
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều.
Dưa hấu ngon ngọt, dễ ăn, cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nếu biết cách chế biến, dưa hấu còn là vị thuốc tuyệt vời.
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều. Tác dụng phụ của dưa hấu có thể kể ra như sau:
- Trong dưa hấu rất giàu chất chống oxy hóa lycopene. Tuy nhiên, chất này nếu được tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, ví dụ như chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn...
Những người có sức khỏe đường ruột kém do tuổi tác, bệnh lý... có thể dễ bị rối loạn đường ruột nếu ăn nhiều dưa hấu.
- Dưa hấu chứa hàm lượng kali cao. Kali có tác dụng ổn định hệ thống tim mạch, giúp phòng bệnh tim nhưng hàm lượng kali cao có thể dẫn đến sự phức tạp của hệ thống thần kinh trung tâm, ảnh hưởng đến nhịp tim, dễ dẫn đến các cơn đau tim . Nó cũng có thể dẫn đến tổn thương thận và ảnh hưởng các dây thần kinh vận động.
- Nhiều người có thể có dị ứng với dưa hấu và xuất hiện nhiều triệu chứng như phát ban, ngứa, hắt hơi... say khi ăn nhiều dưa hấu.
- Ăn quá nhiều dưa hấu cũng làm tăng mức độ của oxit nitric - một loại oxit có tác dụng thư giãn cơ thể. Lượng oxit nitric tăng sẽ làm cho cơ thể trở nên căng thẳng.
- Ăn nhiều dưa hấu cũng có thể làm giảm huyết áp . Trong nhiều trường hợp, giảm huyết áp quá mức có thể gây thiệt hại cho các động mạch trong cơ thể.
- Ăn quá nhiều dưa hấu có thể làm giảm lượng đường trong máu và cuối cùng gây tổn hại ở thận do rối loạn trong việc sản xuất insulin.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết những công dụng hữu ích của loại quả này trong việc bồi bổ và làm thuốc chữa bệnh
- Làm tiêu khát giải thử: Dưa hấu 1.500 g, mật ong 30 g, chanh 100 g, rượu hoa quả 50 ml. Rửa sạch dưa, dùng máy ép lấy nước, vắt chanh, cho mật ong, rượu hoa quả vào nước dưa hấu vừa ép, khuấy đều là được. Hỗn hợp nước này ngoài dưa hấu, có chanh vị chua ngọt, tính mát, có công năng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt, giải thử. Có thể phối hợp với nước mía càng tác dụng thanh nhiệt chỉ khát trong mùa hè.
- Tiêu phiền giải độc, làm hết khát: 1.500 g dưa hấu, muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quả dưa để ráo nước, bổ đôi, nạo lấy hết phần ruột, cho vào một khăn vải sạch ép lấy nước cốt. Vỏ dưa lấy dao cạo bỏ vỏ xanh, sau thái vụn và cũng ép lấy nước cốt (nếu có máy ép càng tốt), trộn hai thứ nước ép với nhau, cho chút muối ăn là uống được.
- Bồi bổ, nhuận tràng thông tiện: Dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100 g. Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang trên núm quả dưa một miếng làm nắp. Sau đó lấy thìa đánh nát nhuyễn phần ruột đỏ, chuối bóc bỏ vỏ, thái vụn và cho vào ruột quả dưa hấu cùng với mật ong, lại đánh trộn tiếp cho thật nhuyễn và đậy nắp quả dưa lại cho vào tủ lạnh, sau 3 giờ lấy ăn. Đây là món ăn giải khát giàu dinh dưỡng, dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân dịch, làm hết khát.
- Thanh nhiệt lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn, giải độc rượu: Dưa hấu 500 g, mía 200 g, đường phèn 20 g. Dưa rửa sạch bỏ vỏ, hạt, thái miếng. Mía róc nhỏ. Cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước, cho đường phèn vào khuấy tan và uống. Cần uống hằng ngày vì đây là loại nước giải khát rất tốt, lại thơm ngon, ngọt mát. Cũng có thể sử dụng nước này để giải say rượu, chữa ho, viêm hầu họng do phế âm hư hay nôn và buồn nôn bởi bệnh dạ dày, tá tràng, táo bón...
- Thanh nhiệt, giải thử, trừ phiền, chỉ khát: Vỏ dưa hấu 150 g, khổ qua 50 g, bí đao 50 g. Cạo bỏ vỏ xanh của vỏ dưa hấu (lấy phần cùi trắng), thái vụn. Bí đao, khổ qua đều gọt bỏ vỏ ngoài, thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, cho thêm chút đường. Loại nước này làm nước uống cho ngày hè rất tốt, đặc biệt đối với sử dụng thích hợp cho người tiểu đường, mụn nhọt, viêm tiết niệu hay béo phì...
- Thanh nhiệt, trừ thử, thanh tâm, nhuận phế, giải khát: Vỏ dưa hấu 150 g, bách hợp 50 g, lê 100 g, đường phèn 10 g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh. Bách hợp rửa sạch. Lê gọt bỏ vỏ và hạt. Tất cả thái vụn. Cho vào máy ép lấy nước cho đường phèn hòa tan và uống. Đông y thường sử dụng nước loại này cho những người mắc chứng tiểu đường, bị sốt cao mất nước, táo bón, viêm nhiễm đường hô hấp, giải say rượu...
- Thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát, kích thích tiêu hóa (là loại nước giải khát lý tưởng trong mùa hè): Một trái dưa hấu lớn, thơm (dứa) 500 g, đường cát 50 g, nước sôi để nguội 300 ml. Dưa, dứa gọt vỏ bỏ hạt, thái miếng ngâm vào nước muối lạt trong 1 phút. Cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước cốt, hòa đường vào và cho nước khuấy đều làm nước giải khát.
Theo Trí thức trẻ
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi chứa virus, bệnh dễ lây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết,...