Giáo viên và học sinh cùng học hỏi từ hoạt động cụm trường
Chương trình hoạt động cụm trường THPT huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định năm học 2020 – 2021 được tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Bảo, kết thúc ghi nhận nhiều giá trị tích cực.
Sinh hoạt cụm trường, một hoạt động chuyên môn bổ ích.
Sự kiện thu hút đông đảo các thầy cô giáo và học sinh của 6 trường THPT trên địa bàn huyện Nam Trực. Đây là hoạt động chuyên môn hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy – học theo hướng đổi mới căn bản, nâng cao kĩ năng điều hành của đội ngũ tổ, nhóm trưởng, đồng thời thúc đẩy phong trào đoàn kết, đổi mới, sáng tạo sâu rộng trên địa bàn tỉnh.
Theo TS Nguyễn Văn Dũng – Trưởng khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II: “Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là một hoạt động cần thiết, góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Thông qua hoạt động này, các giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ tập thể, nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực. Đồng thời, tạo được sự thống nhất trong thực hiện chuyên môn nhằm đổi mới có hiệu quả cách dạy, cách học trong các nhà trường”.
Sự kiện thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia
Các hoạt động cụm trường THPT huyện Nam Trực gồm: Cuộc thi Olympia dành cho học sinh; Trưng bày sản phẩm KHKT và ngày hội STEM; Hội thảo – Báo cáo chia sẻ giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Chương trình được xem như ngày hội giáo dục đối với các thầy cô và các em học sinh THPT trong huyện.
Video đang HOT
Nhiều giáo viên có được những bài học kinh nghiệm quý.
Hoạt động trưng bày sản phẩm KHKT của các em học sinh trường THPT Lý Tự Trọng, THPT Nam Trực, THPT Nguyễn Du và THPT Trần Văn Bảo đã thu hút sự quan tâm lớn của các em học sinh và các thầy cô giáo. Những sản phẩm, đề tài trưng bày tại hội thi đều được đánh giá cao, đi sâu vào thực tiễn và dễ dàng triển khai, cũng như áp dụng trong cuộc sống.
Đặc biệt, đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Trần Văn Bảo” do hai em Phan Tố Uyên và Nguyễn Tuấn Anh chủ trì, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Ngoan được hội đồng đánh giá cao, bởi được thực hiện hết sức tỉ mỉ, bám sát thực tế. Đây có thể xem là một nguồn tư liệu giá trị để các em học sinh và các bậc phụ huynh tham khảo.
Thầy giáo Trần Văn Tuyền, Hiệu trưởng trường THPT Trần Văn Bảo chia sẻ: “Hoạt động này giúp các trường trong huyện tương tác lẫn nhau, tạo động lực tích cực cho từng thành viên nhà trường, trở thành nơi học tập, trao đổi của các trường về phương pháp giảng dạy hiệu quả. Đây thực sự là sân chơi bổ ích cho các em học sinh, giúp chúng tôi thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy phong phú và thiết thực”.
Từng bước gỡ khó, ổn định dạy học SGK lớp 1
Sau gần một học kỳ, việc triển khai dạy học SGK lớp 1 mới tại Nghệ An đã ổn định. Ngành giáo dục cũng chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ để thực hiện chương trình phổ thông 2018 và thay SGK các lớp tiếp theo.
Tiết học hoạt động trải nghiệm tại Trường Tiểu học Nghi Phú 2 (TP Vinh, Nghệ An).
Chuyển đổi tâm thế người dạy
Thời gian qua, Trường Tiểu học Nghi Phú 2 (TP Vinh) sáng tạo tổ chức dạy môn hoạt động trải nghiệm bằng việc lồng ghép vào giờ chào cờ, ngoại khóa... Tiết học về an toàn vệ sinh thực phẩm tương đối khó với nhận thức học sinh tiểu học. Tuy nhiên, qua hình thức sân khấu hóa trong giờ chào cờ, giao lưu với cán bộ Trạm y tế phường, các em đã tham gia tiết học một cách sôi nổi, nhiệt tình. Không khối lớp lớn, mà học sinh lớp 1 cũng hào hứng và tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Cô Hoàng Thị Hoa Lý - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù thuộc khu vực thành thị, nhưng cái khó của chúng tôi là sỹ số học sinh đông, kỳ vọng của phụ huynh vào con em lại lớn. Riêng với học sinh lớp 1, các em vừa từ bậc mầm non bước sang môi trường phổ thông nên còn chưa quen với nề nếp học tập, rèn luyện mới. Vì vậy, ngoài những tiết dạy trên lớp, nhà trường thường bố trí thêm các hoạt động ngoại khóa để học sinh thích thú và tiếp thu bài một cách dễ dàng.
Số trường có máy chiếu hoặc ti vi phục vụ khai thác SGK điện tử tại Nghệ An rất ít
Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 đóng ở địa bàn xa xôi, khó khăn nhất của huyện Con Cuông, Nghệ An với 98% học sinh người dân tộc thiểu số. Trong đó, có nhóm học sinh người Đan Lai mới chuyển từ vùng lõi rừng Quốc gia Pù Mát ra tái định cư và học tập tại trường. Điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, còn thiếu 3 giáo viên để đạt tỷ lệ 1,4 GV/lớp. Dù vậy, thầy Nguyễn Duy Linh - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, tập thể cán bộ, giáo viên đã nỗ lực để khắc phục khó khăn và vẫn đảm bảo dạy 2 buổi/ngày với 30 tiết/tuần. Theo đó, mỗi cán bộ, giáo viên trong trường đều dạy thêm 2 - 3 tiết/tuần kể cả hiệu trưởng, hiệu phó, cộng lại vừa đủ bù số giáo viên còn thiếu".
Riêng đối với lớp 1, trường ưu tiên dùng nguồn ngân sách chi thường xuyên để mua sắm thêm đồ dùng, thiết bị học tập phục vụ chương trình SGK mới. Đồng thời bố trí giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, tuổi đời trẻ, năng động, biết ứng dụng CNTT vào dạy học để phụ trách lớp 1.
"Dạy học chương trình mới, chúng tôi gặp một số khó khăn, đặc biệt là môn Tiếng Việt do đặc thù học sinh dân tộc thiểu số đông. Tuy nhiên, được Sở và Phòng GD&ĐT tập huấn kỹ lưỡng, trong thời gian năm học diễn ra chúng tôi cũng tổ chức và tham gia sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường nên những vướng mặc dần được tháo gỡ. Giáo viên cũng chủ động nghiên cứu tài liệu giảng dạy để mạnh dạn thay thế ngữ liệu phù hợp với thực tiễn. Qua 1 học kỳ, học sinh cơ bản đạt chuẩn kiến thức kỹ năng bài học, môn học theo yêu cầu", thầy Nguyễn Duy Linh cho hay.
Ổn định dạy học theo chương trình GDPT mới
Khi triển khai chương trình SGK lớp 1, Phòng GD&ĐT nhiều địa phương tại Nghệ An đã chủ động tổ chức hội thảo chuyên môn. Qua đó, các nhà trường trao đổi, chia sẻ về quản lý, xây dựng chương trình nhà trường cũng như kinh nghiệm dạy học các môn cụ thể.
Tại huyện Đô Lương, đến hết học kỳ I, có 33/33 trường trên địa bàn đã thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn tự chủ lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Hải - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương cho biết: Chương trình phổ thông 2018 yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cách tiếp cận, đánh giá năng lực người học... Chuyển trọng tâm từ việc học sinh tiếp thu được kiến thức gì sang các em vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều này, chúng tôi cũng yêu cầu giáo viên phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang phương pháp vận dụng, phát huy năng lực và phẩm chất. Đồng thời, tăng cường tương tác, cộng tác giữa giáo viên - học sinh để tạo sự dân chủ trong giáo dục.
Các trường tiểu học tại Nghệ An đang triển khai dạy học SGK lớp 1 ổn định
Cũng theo đánh giá của ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, dù gặp một số vướng mắc không tránh khỏi trong năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018, song nhờ công tác chuẩn bị kỹ lượng từ cơ sở vật chất, đội ngũ, tập huấn chuyên môn... Hiện các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện SGK lớp 1.
Tuy nhiên, là địa phương rộng lớn với hơn 500 trường tiểu học, trên 2.000 lớp 1, để triển khai chương trình một cách đồng bộ vẫn còn khó khăn, nhất là sự chênh lệch vùng miền. Tỉnh ưu tiên bố trí đủ 1,4 giáo viên/lớp cho lớp 1 để đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày.
Tuy vậy, trên thực tế tỷ lệ này chưa đồng đều giữa các địa phương. Thị xã Thái Hòa Cửa Lò, Con Cuông, Tương Dương tỷ lệ từ 1,4 - 1,48 giáo viên/lớp. Trong khi đó ở các địa phương như thị xã Hoàng Mai, Đô Luong, Quỳnh Lưu tỷ lệ từ 1,17 - 1,23 giáo viên/lớp. Việc đầu tư cơ sở vật chất, mùa sắm trang thiết bị cũng đang nhiều hạn chế. Trong đó, máy chiếu, ti vi để khai thác SGK điện tử theo chương trình mới cơ bản chưa đáp ứng đủ.
Với những tồn tại trên, ông Nguyễn Hồng Hoa- Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học - Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Để triển khai chương trình GDPT 2018 hiệu quả những năm tiếp theo, cần phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất. Điều này, ngoài sự đầu tư của cần đẩy mạnh xã hội hóa và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục.
Về phía ngành sẽ tiếp tục tham mưu để quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, thu gọn các điểm trường lẻ. Từ đó đầu tư có trọng điểm và đạt hiệu quả giáo dục. Ngành cũng tiếp tục tăng cường thăm lớp, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường và tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn bị thực hiện SGK các năm tới.
Bệnh thành tích sẽ làm suy thoái đạo đức, lối sống của con người Trong công tác, bất cứ ai cũng muốn đạt thành tích, nhất là trong ngành giáo dục, thành tích càng lớn thì chất lượng càng cao. Nhưng thành tích thiết thực phải đi đôi với ý thức tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu. Ảnh minh họa Thi đua là cần thiết Ai cũng ý thức được rằng, trong công tác, muốn phát...