Giáo viên trung tâm tiếng Anh tại Ninh Thuận: Giảng “chay”, không cần chứng chỉ
Thanh tra sở GD&ĐT Ninh Thuận đa tô chưc thanh tra chuyên nganh tai 17 trung tâm và cơ sở ngoại ngữ trên địa bàn tinh, phát hiện nhiều giáo viên chưa có chứng chỉ sư phạm, thậm chí giảng không cần… giáo án.
Một cơ sở bị đoàn thanh tra phát hiện sai phạm. (Ảnh: Duy Quan).
Ngày 2/1, thông tin từ ông Nguyễn Bá Ninh, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận cho biết, sở này đã công bố Kết luận Thanh tra số 4902 với nội dung “Thanh tra thực hiện các quy định về thành lập, cấp phép và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.
Qua thanh tra, trên địa bàn tỉnh có: 06 trung tâm ngoại ngữ tư thục được thành lập, cấp phép hoạt động (trong đó có 02 trung tâm được thành lập các chi nhánh ngoài địa điểm chính) và 11 cơ sở ngoại ngữ được công nhận, cấp phép hoạt động.
Các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; xây dựng các gói học phí cho các lớp còn định tính, chưa có hồ sơ thể hiện việc xây dựng, dự toán dựa trên định lượng về số tiết, số học sinh và các chi phí đi kèm để công khai với người học.
Đặc biệt, các cơ sở ngoại ngữ My Way, cơ sở ngoại ngữ Elti, cơ sở Anh ngữ phản xạ – Thế hệ mới chưa xây dựng cơ chế trả lương cho người lao động một cách rõ ràng, cụ thể là chưa thống nhất hợp đồng lao động và chi trả thực tế.
Ngoài ra, các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ Gió Tây, cơ sở ngoại ngữ New Sky, cơ sở ngoại ngữ My Way, cơ sở ngoại ngữ Elti, cơ sở ngoại ngữ Anh Mỹ – cơ sở 2,3; cơ sở Anh ngữ thiếu nhi Let’s Go, cơ sở ngoại ngữ Kenny; cơ sở Tiếng Nhật Tsubasa chưa tiến hành công khai các nội dung theo quy định: Giấy phép hoạt động, chương trình giảng dạy, lệ phí, học phí.
Video đang HOT
Cơ sở Anh ngữ Elti bị phát hiện có 03 giáo viên giảng dạy nhưng chưa có chứng chỉ sư phạm. (Ảnh: Duy Quan).
Nhiều trung tâm, cơ sở ký hợp đồng với người lao động mới hoặc thay đổi giáo viên, nhân sự nhưng chưa báocáo với sở GD&ĐT; chưa xây dựng, biên soạn chương trình chưa đúng với đề án thành lập.
Các trung tâm, cơ sở chưa tiến hành hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của trung tâm, cơ sở ngoại ngữ để đánh giá kết quả, điều chỉnh kế hoạch, giải pháp đặc biệt là phương pháp, phương tiện kỹ thuật,… trong tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ; chưa phối hợp được với Công an PCCC để tập huấn kỹ năng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng của từng cơ sở và cấp giấy chứng nhận theo quy định.
Các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ đã sai phạm từ lâu nhưng chỉ xử lý qua việc rút kinh nghiệm. (Ảnh: Duy Quan).
Qua thanh tra, các cơ sở ngoại ngữ Kenny, New Sky, Elti, My Way, cơ sở Tiếng Nhật Tsubasa, cơ sở Anh ngữ thiếu nhi Let’s Go…, giáo viên chưa có giáo án khi giảng dạy, chưa niêm yết nội quy đối với giáo viên, học viên, chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra ở các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, tài chính, tài sản.
Đối với cơ sở ngoại ngữ Elti, kế hoạch tháng, hợp đồng, quy chế hoạt động,… ký và sử dụng dấu công ty TNHH trung tâm ngoại ngữ Elti chưa đúng quy định.
Kết luận thanh tra còn phát hiện trung tâm ngoại ngữ Kangaroo, cơ sở Anh ngữ phản xạ – Thế hệ mới tổ chức phụ đạo miễn phí cho học viên không đạt yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng của khóa học.
Một số trung tâm, cơ sở có giáo viên tham gia giảng dạy nhưng chưa có chứng chỉ sư phạm như trung tâm ngoại ngữ Kenny: 01 giáo viên; cơ sở ngoại ngữ New Sky: 03 giáo viên; cơ sở ngoại ngữ Elti: 03 giáo viên; cơ sở Anh ngữ thiếu nhi Let’s Go: 01 giáo viên.
Ngoài ra, thanh tra còn phát hiện có giáo viên giảng dạy tại trung tâm nhưng chưa báo cáo với sở GD&ĐT như: Trung tâm ngoại ngữ Ngọc Vân: 02 giáo viên, cơ sở Anh ngữ phản xạ- Thế hệ mới: 04 giáo viên, trung tâm ngoại ngữ Anh Mỹ: 03 giáo viên.
Sai phạm của các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ cần được xem xét trách nhiệm trong việc quản lý. (Ảnh: Duy Quan).
Theo nguoiduatin
Nghệ An: Giáo viên dạy Ngoại ngữ là người nước ngoài có mức lương cao nhất 46 triệu đồng
Hiện tỉnh Nghệ An có hơn 600 giáo viên dạy tại 76 trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, trong đó 35 giáo viên người nước ngoài. Mức lương cao nhất thuộc về một giáo viên nước ngoài (46 triệu đồng/tháng). Trong khi đó giáo viên người Việt Nam có mức lương 15 triệu đồng/tháng, có người chỉ đạt 3 triệu đồng/tháng.
Học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài tại Trung tâm ASEM Vietnam (TP Vinh).
Theo báo cáo của Sở GG&ĐT Nghệ An, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 76 trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, trong đó có 37 trung tâm ngoại ngữ, 33 cơ sở ngoại ngữ có giấy phép, 6 trung tâm, cơ sở không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn, với 616 giáo viên, và 78.768 lượt học viên (tiếng Anh), 336 học viên (tiếng Hoa).
Mức học phí tại các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ này không đồng nhất. Trong đó, mức học phí cao nhất lên tới 300.000 đồng/ học viên/ ca, mức thu thấp nhất 25.000-30.000 đồng/ học viên/ ca (chủ yếu đóng ở các huyện).
Theo kết quả khảo sát của HĐND tỉnh Nghệ An, trong số 76 trung tâm cơ sở ngoại ngữ đang hoạt động tại tỉnh này thì có tới 33 cơ sở ngoại ngữ được Sở GD&ĐT cấp phép chưa đúng thẩm quyền theo quy định.
Bên cạnh đó, hoạt động của một số trung tâm, cơ sở ngoại ngữ chưa bảo đảm đúng quy định như: chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động (Trường Anh ngữ quốc tế Scots English Australia, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Happy Kids DT); đã hết thời gian hoạt động, chưa có hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc có hồ sơ đề nghị nhưng chưa được gia hạn vẫn tiếp tục tổ chức dạy và học (Trung tâm phức hợp đào tạo Tiếng Anh và năng khiếu, kỹ năng Happykids, Cơ sở Anh ngữ Quốc tế Kids Today).
Đặc biệt, có cơ sở ngoại ngữ nhưng vẫn quảng cáo là trung tâm, không có giáo viên nước ngoài dạy nhưng vẫn quảng cáo là có giáo viên nước ngoài dạy (cơ sở Apeco, Trung tâm Anh ngữ Smart Kids,...); chưa thực hiện đúng quy định việc khai báo giáo viên nước ngoài đối với Sở LĐ-TB&XH, danh sách giáo viên tại trung tâm và Sở LĐ-TB&XH chưa trùng khớp. Thậm chí có trung tâm không khai báo hoạt động, chưa xin cấp phép nhưng vẫn hoạt động (Trung tâm Anh ngữ Sao Việt)...
Cơ sở dữ liệu về số trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, số giáo viên là người nước ngoài theo báo cáo của Sở GD&ĐT và các đơn vị còn có sự chồng chéo, chưa trùng khớp. Hiện có 23 đơn vị đã nộp hồ sơ nhưng chưa được cấp phép thành lập, hoạt động.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT quản lý sổ sách đào tạo nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, sử dụng các hồ sơ, sổ sách điện tử; tin học hóa, tích hợp các hồ sơ, sổ sách trong các phần mềm quản lý đào tạo của trường. Ảnh minh họa Nội dung trên được nêu...