Giáo viên ‘thi’ với 4 thông tư
Bốn thông tư liên tịch của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nhà giáo các cấp mầm non, tiểu học, trung học, có hiệu lực từ tháng 11/2015.
Theo thông tư liên tịch, giáo viên ở các ngạch giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều được chuyển xếp vào các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng. Trong anh: một tiết dạy của giáo viên lớp 3/1 Trường tiểu học Minh Đạo, quận 5, TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo ý kiến của nhiều giáo viên, việc thực hiện không đơn giản.
Thiếu thời gian học và thi
Một số giáo viên bày tỏ: “Hàng ngày, chúng tôi phải lao vào những công việc ngoài giờ quần quật, nào là hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên (mỗi tháng), tham gia các cuộc thi: khoa học kỹ thuật, tích hợp liên môn, giải quyết tình huống thực tiễn, thi giáo viên giỏi (chủ nhiệm giỏi, giỏi các môn văn hóa, tổng phụ trách Đội giỏi, thư viện, thiết bị giỏi, kiến thức pháp luật…), hướng dẫn học sinh thi: học sinh giỏi, máy tính cầm tay, toán trên mạng, Anh văn trên mạng, kể chuyện…
Bên cạnh đó còn tham gia hàng loạt phong trào văn nghệ, thể dục thể thao…rồi thanh tra, dự giờ, soạn giáo án bảng tương tác… Quỹ thời gian có hạn, công việc thì bề bộn, nhưng theo thông tư thì để đủ điều kiện “nâng hạng” giáo viên, chúng tôi phải đi học cho có hồ sơ “đủ chuẩn”!”.
Các giáo viên này đều cho rằng thông tư khó thực hiện.
Thông tư xếp hạng giáo viên các cấp quy định: thấp nhất, giáo viên các cấp phải có trình độ Anh văn A1 (tiểu học, THCS), A2 (THPT) theo khung quy chuẩn tham chiếu châu Âu. Tuy nhiên, theo phản ảnh của giáo viên thì “hầu như có rất ít giáo viên đạt được trình độ Anh văn theo như quy định”.
Nói thêm về điều này, nhiều giáo viên cho rằng: “Với cả núi công việc thì thời gian đâu chúng tôi học và thi (giáo viên THCS, THPT phải dạy luôn ngày thứ bảy). Thậm chí, nếu chúng tôi bỏ công việc, bỏ học sinh để đi ôn tập thi (tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và phải đi rất xa nữa) thì sau khi có bằng cấp Anh văn, những giáo viên thể dục, sử, địa… dùng bằng để làm gì?
Ngoài ra, nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa thì chỉ việc đi học đã rất khó khăn nói chi đến việc đi thi…”.
Nhiều giáo viên còn lo lắng nếu không đạt trình độ Anh văn nói trên, tức là không được xếp loại ở mức thấp nhất (hạng IV – tiểu học, hạng III – THCS, THPT) thì sẽ xếp giáo viên như thế nào, và việc xếp lương sẽ ra sao…
Video đang HOT
Quyền lợi giáo viên không bị ảnh hưởng?
Về thắc mắc nói trên của nhiều giáo viên, bà Nguyễn Thúy Hồng, phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết:
Việc xây dựng các thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23 của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, THCS và THPT là một trong các nhiệm vụ triển khai thực hiện Luật viên chức của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ.
Các thông tư nêu trên đã quy định rõ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên từng cấp theo từng hạng, để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên ở các mức độ khác nhau. Trong đó, ngoài quy định về trình độ đào tạo, còn có quy định về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên theo từng hạng.
Viên chức tất cả các ngành cũng đều có các quy định tương tự, không chỉ riêng đối với viên chức ngành giáo dục.
Sau khi các thông tư liên tịch nêu trên có hiệu lực, tất cả giáo viên đang ở các ngạch giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều được chuyển xếp vào các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng, và được hưởng chế độ lương như cũ mà không có yêu cầu thêm về bất cứ điều kiện nào khác. Về bậc lương và việc nâng lương định kỳ đều không bị ảnh hưởng.
Riêng về các trường hợp giáo viên muốn được thăng hạng chức danh nghề nghiệp (từ hạng đang giữ lên hạng cao hơn) thì phải đảm bảo có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở hạng muốn thăng.
Do vậy, giáo viên phải tự học hoặc tham gia bồi dưỡng để có đủ năng lực và trình độ theo các tiêu chuẩn chức danh quy định, đáp ứng được những nhiệm vụ của hạng nghề nghiệp cao hơn.
Nếu những viên chức này không đáp ứng tiêu chuẩn ở hạng cao hơn thì không được thăng hạng, nhưng vẫn đảm bảo được tăng lương theo định kỳ và được hưởng lương vượt khung theo quy định. Như vậy, quyền lợi của giáo viên không bị ảnh hưởng.
Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, cho từng hạng.
Chương trình sẽ là căn cứ pháp lý để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phát triển tài liệu, tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Những giáo viên có đủ điều kiện và có nhu cầu thăng hạng sẽ tham gia bồi dưỡng theo chương trình này.
Theo Vĩnh Hà/Tuổi Trẻ
Gia Lai, Lễ hội đâm trâu, thông tư, cộng đồng, xử phạt, ý nghĩa, tổ chức, địa phương, chém lợn, đâm trâu
Trước việc Bộ VHTT&DL cấm đâm trâu, chém lợn, các địa phương đang phải tìm cách để vẫn có thể tổ chức lễ hội mà không lo xử phạt.
Đắc Lắc: Dùng trâu giả thay cho trâu thật
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký ban hành Thông tư 15 về tổ chức lễ hội. Thông tư yêu cầu "không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo...".
Theo thông tư 15, nếu không thay đổi cho phù hợp, các lễ hội này sẽ không được tổ chức và bị xử phạt theo nghị định 158 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội đâm trâu, trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 12/1, ông Bùi Văn Khối - Trưởng phòng nghiệp vụ văn hóa, Sở VHTT&DL Đắc Lắc cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhận được Thông tư của Bộ, nhưng để thực hiện được thì phải nghiên cứu xem xét.
Bởi vì, lễ hội đâm trâu là một trong những nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất của các dân tộc ở trên địa bàn tỉnh. Nó có ý nghĩa tâm linh, biểu tượng cho sức mạnh. Sau lễ hội đâm trâu, theo quan niệm của họ thì những hiềm khích, nỗi buồn sẽ không còn mà thay vào đó là niềm vui để chuẩn bị cho một mùa màng mới".
Bên cạnh đó, theo ông Khối, lễ hội đâm trâu không phải tổ chức thường xuyên, riêng có huyện Buôn Đôn là dân làng tổ chức gắn liền với lễ hội đua voi. Cho nên việc thực hiện Thông tư trên cũng sẽ phải bàn bạc để đưa ra phương án phù hợp.
Hiện nay, Sở cũng đã giao cho phòng văn hóa tham mưu với UBND huyện Buôn Đôn, xây dựng đề án về cách tổ chức lễ hội này sao cho phù hợp với Thông tư của Bộ.
"Trách nhiệm của Sở là phải đưa ra phương án tổ chức hợp lý, gắn với quy định trong thông tư. Chúng tôi cũng đang tính đến phương án, vẫn tổ chức lễ hội bình thường, nhưng chỉ làm trâu giả, theo hình thức mô phỏng.
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên
Phải cách điệu lên với tính chất nghệ thuật cao, để không gây cho du khách cảm giác ghê rợn", ông Khối nói.
Thế nhưng, theo ông Khối thì hiện nay, nhiều gia đình đồng bào Ê Đê có điều kiện, họ tự mua trâu về mổ trâu, để khóc trâu, tế trâu vì cảm ơn lộc của thần linh ban tặng gia đình, tuy không nhiều, nhưng có tồn tại.
Cho nên, ông nhấn mạnh: "Để thực hiện theo đúng Thông tư của Bộ VHTT&DL thì chỉ có hai cách: Một là, thay đổi hình thức, hình tượng hóa dùng trâu giả. Hai là,giảm quy mô tổ chức lại thành buôn làng, thì sẽ không xử phạt được".
Gia Lai: Lễ hội chỉ mang tính chất cộng đồng buôn làng
Cũng là địa phương có nhiều lễ hội đâm trâu được tổ chức, ông Phan Xuân Vũ - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai cho rằng: "Vừa qua, Bộ VHTT&DL đã có thông tư, chúng tôi sẽ trên cơ sở đó triển khai xuống địa phương. Nhưng các lễ hội đâm trâu của dân tộc Tây Nguyên, mỗi lễ hội đều có những đặc trưng riêng và ý nghĩa tâm linh rất lớn, mang tính chất thân thương.
Nếu như đối với người Kinh, con trâu là đầu cơ nghiệp, còn người Tây Nguyên, con trâu mang tính cộng đồng, đâm trâu để chuyển tải ý nghĩa của cả cộng đồng đến với thần linh.
Thực ra nó cũng giống như tục lệ đầu năm làm cặp heo quay cúng lên chùa, cầu lên chức, lên quyền của người miền Bắc. Nhưng nó khác ở chỗ, nếu như người miền Bắc chỉ cầu cho gia đình, họ hàng, thì lễ hội đâm trâu mang ý nghĩa cầu an lành cho cả cộng đồng, mong cho tất cả cộng đồng khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt".
Vì thế, theo ông Vũ, Sở VHTT&DL vẫn đang phải nghiên cứu, vận động, cũng như tìm cách để đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội.
Ông nói: "Năm 2009, khi chúng tôi tổ chức lễ hội tại buôn làng Gia Lai, chỉ tiến hành phần lễ, chứ không thực hiện nghi lễ đâm trâu, giao trâu cho bà con mang về, thì người dân đã phàn nàn, và cho rằng như vậy là đang lừa dối thần linh, vô cùng bức xúc.
Cho nên, không thể dừng việc tổ chức lễ hội, cũng như không thể không đâm trâu, nhưng phải nghiên cứu làm sao thực hiện đúng chủ trương của Bộ, một bài toán đau đầu cho các địa phương, làm sao để gạt bỏ những yếu tố không có lợi và lưu giữ những yếu tố văn hóa tích cực phải bảo tồn".
Thế nhưng, về quan điểm chung, theo ông Vũ, Gia Lai vẫn sẽ duy trì việc tổ chức lễ hội, để gìn giữ ý nghĩa thiêng liêng của nó, chỉ là tổ chức quy mô nhỏ hơn, trong quy mô buôn làng.
"Chúng tôi sẽ không làm thương mại, không thu hút du khách, chỉ làm trong cộng đồng làng, xã thì không thể xử phạt được, vì nó không ảnh hưởng đến ai", ông Vũ nói.
Châu An
Theo_Báo Đất Việt
Bộ Tài chính "phản pháo" đề xuất phí đường bộ của Bộ Giao thông Bộ Tài chính nhận thấy, đề nghị của Bộ GTVT chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cam kết với nhà đầu tư trong hợp đồng BOT mà Nhà nước đã ký... Hiện cả nước có 53 trạm thu phí (ảnh: trạm thu phí cầu Đồng Nai) Phí đường bộ đối với dự án BOT do Bộ Tài chính...