Giáo viên thay đổi tạo nền tảng giúp trò phát huy tối đa năng lực bản thân
Mỗi học sinh đều có năng lực, phẩm chất, tính cách, xuất thân khác nhau. Sự quan tâm, thay đổi cách đánh giá học sinh của giáo viên sẽ giúp định hướng, bồi dưỡng các em phát huy tối đa thế mạnh của mình.
Ban giám hiệu Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) trao thưởng cho các học sinh đạt giải HSG tỉnh.
Giúp trò chạm đến ước mơ
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm học 2021-2022 vừa qua, em Phan Trí Dũng (Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên) xuất sắc giành điểm số thủ khoa môn Hóa học lớp 12 với 18.75 điểm.
Phan Trí Dũng tạo được ấn tượng đối với giáo viên ngay từ khi bước vào lớp 10 bởi xuất phát điểm tốt. Em từng đạt giải Nhì HSG tỉnh môn Hóa học năm lớp 9. Vì vậy, Dũng đã được cô giáo và nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để phát huy khả năng của mình. Ngoài Hóa học, em còn thể hiện tốt ở môn Toán. Nhưng em vẫn theo đuổi môn Hóa bởi cảm thấy “đó là môn học thú vị, hấp dẫn, gắn liền với nhiều kiến thức thực tế”.
Dù vậy, để chính thức có tên trong đội tuyển thi Học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học vào năm lớp 12 đối với Dũng cũng không hề dễ dàng. Em phải trải qua nhiều vòng loại ở cấp trường, và thử sức ở những cuộc giao lưu liên trường, cụm trường để khẳng định năng lực của mình.
Cô Phạm Thị Hồng Hà và cậu học trò Phan Trí Dũng – thủ khoa môn Hóa học Kỳ thi chọn HSG tỉnh Nghệ An năm học 2021-2022.
Trong suốt quá trình đó, cô Phạm Thị Hồng Hà – giáo viên môn Hóa học, đồng thời chủ nhiệm lớp là người đồng hành với Dũng. Cô Hà cho biết, Dũng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ làm nông nghiệp, tuổi đã cao vẫn phải đi làm thuê để kiếm thêm tiền nuôi các con ăn học. Anh chị của Dũng cũng được nuôi ăn học song không vào được ĐH. Mọi hi vọng dồn vào em út vì “học giỏi nhất nhà”.
Nhưng Dũng ít nói, ít chia sẻ chuyện cá nhân. Biết tính cách của em, nên cô trò chủ yếu “giao tiếp” với nhau qua bài tập, đề thi. Hôm dự thi, cũng là cô giáo chủ nhiệm đưa Dũng và các bạn trong lớp xuống TP Vinh.
“Lúc biết kết quả Dũng giành giải Nhất, bố em mới đi từ xã Hưng Thông lên trường, mang theo túi cam gặp cô hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm để cảm ơn. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được gặp bố em. Món quà cảm ơn đó giản dị nhưng khiến tôi rất xúc động bởi tấm lòng của phụ huynh thật thà, chất phác”, cô Hà chia sẻ.
Với kết quả đạt được ở kỳ thi HSG tỉnh, cậu học trò trường làng đã bước thêm một bước để chạm đến ước mơ thi tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Dũng cũng đã khiến bố tự hào và tự tin đến trường gặp thầy cô với vai trò phụ huynh mà lâu nay ông vẫn tất bật mưu sinh đành phó mặc việc học của con cho nhà trường.
Phát huy năng lực mỗi học sinh
Cô Phạm Thị Hồng Hà – giáo viên môn Hóa học, chủ nhiệm lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) suốt 3 năm chia sẻ: So với toàn khối, lớp 12A1 có chất lượng đầu vào cao, tập hợp những em có thế mạnh và năng lực về các môn khoa học tự nhiên. Đảm nhận lớp học “mũi nhọn” như vậy, vừa là thuận lợi đối với cô, nhưng cũng là trách nhiệm mà ban giám hiệu nhà trường giao phó. Làm thế nào để vừa xây dựng tập thể lớp đoàn kết, có phong trào thi đua học tập cao, vừa phát huy năng lực thế mạnh của mỗi học sinh.
Video đang HOT
Theo cô Hà, để làm được điều đó, bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là người thay đổi đầu tiên. Dù là người có kinh nghiệm đứng lớp lâu năm, nhưng mỗi khóa học sẽ có những đặc điểm, năng lực khác nhau. Trong một lớp, mỗi học sinh cũng có hoàn cảnh gia đình, năng lực, tính cách riêng biệt. Vì vậy, ngoài dạy học, cô thường xuyên chia sẻ, trò chuyện, nắm bắt thế mạnh, sở trường cũng như kịp thời biết được biến đổi tâm sinh lý của học sinh.
Sự khích lệ, động viên của lãnh đạo nhà trường tạo động lực để cô trò cùng cố gắng trong dạy – học.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm học 2021-2022 vừa qua, ngoài em Dũng, lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong còn có 6 em khác đạt giải. Trong đó, em Nguyễn Phương Đạt cùng đạt giải ở cả môn Tiếng Anh và môn Toán. Các em khác đạt giải ở môn Vật Lý, Sinh học và Giáo dục công dân.
Thành tích này là nỗ lực của mỗi cá nhân học sinh, nhưng đằng sau đó là tâm huyết, sự quan tâm và định hướng, bồi dưỡng đúng hướng, kịp thời của giáo viên tổ bồi dưỡng cũng như lãnh đạo nhà trường.
Cô Hà tâm sự thêm, những em có năng lực nổi trội, giáo viên biết phát hiện, khích lệ thì học sinh đó càng có quyết tâm, nỗ lực đạt thành tích cao hơn. Với những em khác, có những năng khiếu, thế mạnh riêng, thì định hướng để các em có mục tiêu và phấn đấu đạt được. Ví dụ thi trúng tuyển vào đại học, hay học nghề, du học…
Đó là sự thay đổi trong cách đánh giá học sinh của giáo viên. Với bất cứ thành tích nào, ở môn học hay lĩnh vực nào cũng cần được ghi nhận và phát huy năng lực từng em. Như vậy mới có một lớp học mà học sinh nhận được sự quan tâm bình đẳng, đoàn kết và hạnh phúc khi đến trường.
Cô Nguyễn Bích Hạnh – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết: Là một trường xa trung tâm và mặt bằng đầu vào ở mức trung bình so với cụm các trường lân cận Vinh, thì có một thủ khoa và 7 giải tỉnh là kết quả không dễ. Đây cũng là động lực để nhà trường tiếp tục cố gắng, nỗ lực và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian tới. Những nỗ lực thay đổi trong quản lý, xây dựng chương trình nhà trường, tổ chức hoạt động giáo dục từ ban giám hiệu đến giáo viên đã nâng cao chất lượng đại trà nói chung, đồng thời đạt được thành tựu mũi nhọn đáng ghi nhận.
Bộ nên hướng dẫn bỏ ghi nhận xét trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh lớp 6
Không bắt buộc giáo viên ghi nhận xét, đánh giá học sinh đang học chương trình cũ, thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ với giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, bậc trung học (lớp 7 đến lớp 12) đang thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, còn lớp 6, thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT.
Cả hai thông tư cùng có điểm chung, đó là một số môn học kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì.
Việc thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT với môn học kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét, đã gây không ít ý kiến trái chiều của dư luận.
Cao điểm, khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tập huấn, hướng dẫn các nhà trường thực hiện Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, theo đó, sau một kỳ học, học sinh được giáo viên phát mỗi môn học một tờ phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh.
Sau đó, học sinh tự nhận xét, đánh giá về bản thân đối với mỗi môn học, rồi chuyển phụ huynh cho ý kiến.
Sau khi phụ huynh cho ý kiến, giáo viên nhận xét vào phiếu rồi chuyển về Ban giám hiệu nhà trường.
Trước phản ứng của dư luận, ngày 14/5/2021, Vụ Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Công văn cũng nêu rõ, Thông tư 26 không quy định giáo viên bộ môn phải ghi trực tiếp nội dung đánh giá bằng nhận xét vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh, mà chỉ ghi điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số) và kết quả xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.
Việc đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học, hoạt động giáo dục theo quy định được giáo viên bộ môn thực hiện trong quá trình dạy học và ghi vào sổ theo dõi đánh giá học sinh (sổ cá nhân của giáo viên)".[1]
Nhờ vậy, giáo viên trung học trên cả nước không phải nhận thêm áp lực ghi nhận xét đánh giá học sinh vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
Không bắt buộc giáo viên ghi nhận xét, đánh giá học sinh đang học chương trình cũ, thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ với giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời điểm này, các địa phương đã và đang tiến hành đánh giá, xếp loại học sinh lớp 6, thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT.
Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Công nghệ, kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số.
Các cơ sở giáo dục bắt buộc giáo viên phải có ghi nhận xét, đánh giá học sinh vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Có cần ghi nhận xét, đánh giá học sinh vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh ở lớp 6 (khi các lớp 7 đến 12 đã bỏ rồi)?
Giaó viên đã làm như thế nào khi phải ghi nhận xét, đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giáo học sinh lớp 6?
Trao đổi với người viết, cô giáo H. (đề nghị không nêu tên) chia sẻ: "Việc ghi nhận xét vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh, giáo viên quen gọi là sổ điểm lớn, chỉ là hình thức thôi.
Một giáo viên dạy trực tuyến hàng trăm em học sinh, làm sao mà ghi nhận xét của từng em được, nhiều em không thể nhớ mặt, biết tên, chứ nói gì đến nhận xét riêng. Kể cả dạy trực tiếp, cũng vậy thôi thầy ạ.
Cũng may, làm sổ trên máy tính, chỉ cần cắt, dán, nên còn đỡ, nếu bắt viết tay, chắc chết mất".
Chỉ nhìn vào sổ điểm của một môn học, chúng ta thấy ngay các nhận xét trùng lặp, giống nhau ở các khung điểm Yếu, Trung bình, Khá, Giỏi, học sinh khung điểm Kém (
Học sinh có điểm tổng kết cuối học kì nhỏ hơn 5 (yếu): Học còn yếu, phải cố gắng hơn ở học kì 2...
Học sinh có điểm tổng kết cuối học kì từ 5 đến 6.4 (trung bình): Có cố gắng học tập, nhưng cần cố gắng để đạt kết quả cao hơn nữa...
Học sinh có điểm tổng kết cuối học kì từ 5.5 đến 7.9 (khá): Tự giác học tập, kết quả khá...
Học sinh có điểm tổng kết cuối học kì từ 8.0 trở lên (giỏi): Học tốt, ...
Với các môn đánh giá bằng nhận xét cũng tương tự, chưa đạt (CĐ), đạt (Đ), cùng mức, có nhận xét đánh giá giống hệt nhau, rất ít khi có khác biệt.
Vô hình trung, việc quy định giáo viên phải ghi nhận xét đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh, Học bạ học sinh, chỉ là hình thức, làm cho bệnh đối phó, bệnh hình thức càng trở nên trầm trọng hơn trong chương trình mới.
Cười ra nước mắt với dán nhầm nhận xét đánh giá học sinh của giáo viên trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (Ảnh chụp màn hình)
Thầy giáo T. (đề nghị không nêu tên) chia sẻ: "Em kiểm tra phần nhận xét của giáo viên mà cười ra nước mắt, học sinh chưa đạt (CĐ) mà giáo viên môn Nghệ thuật vẫn có nhận xét "Có ý thức học tập tốt, tiếp tục phát huy có năng khiếu về âm nhạc", khi hỏi, giáo viên bảo "dán nhầm", theo em, nên bỏ phần ghi nhận xét này cả chương trình mới, hình thức quá".
Đôi điều kiến nghị
Việc không bắt buộc ghi nhận xét, đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh theo chương trình cũ, thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ của Bộ Gíao dục và Đào tạo.
Thực tế, ghi nhận xét, đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh theo chương trình mới của Thông tư 22/2021/TT-BGDDT không hề có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, chỉ tăng thêm áp lực cho giáo viên.
Minh chứng cho việc ghi nhận xét, đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh chỉ là hình thức đã được phản ánh sinh động trong bài viết "Giáo viên than không dạy tiết nào phải đánh giá học sinh, Sở GD An Giang nói gì".
Nhận xét, đánh giá học sinh, giáo viên chỉ cần ghi vào sổ cá nhân, để nhắc nhở học sinh trong quá trình dạy học, nếu ghi vào sổ cuối kì, cuối năm, chẳng khác gì chúng ta đang "đóng khung" năng lực, phẩm chất của học trò.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có hướng dẫn cho các địa phương, không cần ghi nhận xét, đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) học sinh học chương trình mới, như đã thực hiện với chương trình cũ.
Tài liệu tham khảo:
https://thanhphohaiphong.gov.vn/hai-phong-dung-viec-nhan-xet-danh-gia-hoc-sinh-bang-phieu.html
- Thông tư 22/2021/TT-BGDDT, Thông tư 26/2020/TT-BGDDT
Học sinh rủ nhau đăng ký học Hoá lớp "Ông giáo Hà" để nắm suất bảng vàng Thầy Hà giúp nhiều học sinh lọt bảng vàng 9, 10 điểm môn Hoá, đó là nhờ vào cách giảng dạy cực kỳ khác lạ nhưng vô cùng hiệu quả của thầy! Bảng vàng học sinh "in top" dài hơn sớ Táo Quân Nhắc đến thầy Dương Hà, cộng đồng Hoá học Hà thành không ai là không biết "Ông giáo" nổi tiếng...