Giáo viên than trời vì hai bộ sách đang dạy bỗng nhiên… biến mất
Hai bộ sách bỗng nhiên biến mất, giáo viên, phụ huynh hoang mang. Hàng núi khó khăn đang bày ra trước mặt. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?
Những ngày này, khi giáo viên tiểu học cả nước tất bật với việc nghe các nhà xuất bản giới thiệu bộ sách lớp 2 mới, thì một số giáo viên các tỉnh năm ngoái lựa chọn bộ sách Vì sự dân chủ và bình đẳng trong giáo dục và Cùng học để phát triển năng lực của nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) Việt Nam đang rơi vào trạng thái hoang mang cực độ. Tại sao lại có tình trạng này?
Hệ lụy từ việc hai bộ sách bỗng nhiên âm thầm biến mất!
Thầy H.V.P. – Phó Hiệu trưởng một trường tiểu học tại huyện Tân Kỳ (Nghệ An) than thở: “Năm học 2019 – 2020, chúng tôi được NXBGD Việt Nam giới thiệu 4 bộ sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 1. Các tác giả, báo cáo viên đại diện cho các bộ sách này đều là những thầy cô có tên tuổi trong nền giáo dục nước nhà đã phân tích, chỉ ra điểm hay, điểm mới của bộ sách mà mình biên soạn. Sau khi nghiên cứu kỹ, tất cả các trường tiểu học trên địa bàn huyện chúng tôi quyết định lựa chọn môn Tiếng Việt của bộ sách Vì sự dân chủ và bình đẳng trong giáo dục do GS. Lê Phương Nga làm chủ biên.
NXBGD Việt Nam cũng đã tổ chức tập huấn cho chúng tôi về cách thức sử dụng. Lúc đầu, do mới nên mọi thứ cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng đến thời điểm này, giáo viên và học sinh đã quen với sách, mọi thứ đang được triển khai khá tốt. Tuy nhiên, trong lần giới thiệu sách lần này, chúng tôi rất ngỡ ngàng khi không hề có sách Tiếng Việt lớp 2 bộ Vì sự dân chủ và bình đẳng trong giáo dục.
Điều này đẩy chúng tôi vào hàng núi khó khăn trước mắt. Nếu chuyển sang bộ sách mới, giáo viên và học sinh sẽ lại phải làm quen lại từ đầu, giáo viên năm ngoái tập huấn để dạy lớp 1, năm nay chuyển sang dạy bộ khác mà không được tập huấn thì sẽ dạy thế nào?… Chúng tôi có đặt câu hỏi này ở buổi giới thiệu sách lớp 2 mới nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ NXBGD Việt Nam”.
Ở một diễn biến khác, cô giáo M.H. – giáo viên tiểu học đang công tác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn – cho biết: “Năm ngoái, tỉnh tôi phần lớn lựa chọn bộ sách Cùng học và phát triển năng lực, một trong 4 bộ sách của NXBGD Việt Nam. Bộ sách được giới thiệu một triết lý khá hay về việc dạy học phát triển năng lực cho học sinh. Năm nay, tôi nghe nói bộ sách này biến mất, chúng tôi lo lắng cho học sinh của mình, liệu đường phát triển năng lực của học sinh có bị… đứt gãy giữa chừng không? Có phải NXBGD Việt Nam đang lừa giáo viên chúng tôi?”.
Video đang HOT
Hai bộ sách giáo khoa đã biến mất đột ngột.
Một phụ huynh ở tỉnh Bắc Kạn cũng hết sức băn khoăn: “Chúng tôi được nhà trường giới thiệu về bộ sách đã lựa chọn giảng dạy cho con chúng tôi. Đó là bộ sách do NXBGD Việt Nam tổ chức biên soạn và phát hành.
Chúng tôi chưa kịp vui mừng vì chủ trương năm nay học sinh sẽ không viết vào sách giáo khoa như các năm trước, sách giáo khoa có thể tái sử dụng cho con em của mình, như vậy chúng tôi sẽ bớt được một phần chi phí mua sách giáo khoa thì năm nay bỗng nhiên nghe các thầy cô thông báo năm tới sẽ không trường nào dùng bộ sách năm nay đang học nữa, vì NXBGD Việt Nam không tiếp tục tổ chức biên soạn và phát hành bộ sách này.
Như vậy, đứa thứ hai nhà tôi năm nay vào lớp 1 vẫn sẽ phải mua một bộ sách mới, lại tốn không ít tiền cho sách giáo khoa. Không thể tin được một nhà xuất bản lớn lại có thể làm như vậy đối với phụ huynh chúng tôi.”
Tại sao hai bộ sách biến mất?
Theo Quyết định phê duyệt Danh mục SGK lớp 2 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký ngày 09/02/2021 thì chỉ có ba bộ sách: Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo được phê duyệt sử dụng trong năm học tới ( 2021-2022). Như vậy có thể khẳng định chắc chắn, 2 bộ sách Vì sự dân chủ và bình đẳng trong giáo dục và Cùng học để phát triển năng lực sẽ không còn tồn tại trong các nhà trường.
Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi được biết, tác giả của cả hai bộ sách đều là những nhà giáo ưu tú, những người có trình độ khoa học và nhiều kinh nghiệm trong biên soạn chương trình và sách giáo khoa. Sản phẩm của họ làm ra, thông qua hai bộ sách ở lớp 1 là những sản phẩm có chất lượng và được nhiều trường lựa chọn. Vậy can cớ gì họ không tiếp tục làm lớp 2 mà đẩy giáo viên, phụ huynh và học sinh vào thế khó?
Câu trả lời là… tiền. Năm học 2019-2020, với 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự dân chủ và bình đẳng trong giáo dục”, NXBGD Việt Nam tự tin là sẽ “bóp chết” Cánh Diều, bộ sách xã hội hóa đầu tiên và duy nhất, ngay từ trong “trứng nước”. Dù giáo viên chọn bộ nào thì tiền cũng vào túi NXBGD Việt Nam. Họ chỉ không ngờ rằng, bộ sách xã hội hóa mà họ tin rằng có thể “bóp chết” ấy lại được đông đảo giáo viên trong cả nước lựa chọn, thị phần của bộ Cánh Diều chiếm 33% trên cả nước. Điều đó đồng nghĩa với việc 4 bộ sách của NXBGD Việt Nam chiếm hơn 67% thị phần, và hai bộ sách nói trên, mỗi bộ chỉ đạt trên dưới 10% thị phần.
Nhiều giáo viên và phục huynh than trời vì nỗi khổ cho học sinh.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu tiếp tục phát triển hai bộ sách này, NXBGD Việt Nam càng làm càng lỗ. Để cắt lỗ thì cách tốt nhất là tự mình “bóp chết” sản phẩm của mình. Chúng tôi cho rằng, nếu như một cơ sở sản xuất, sản xuất hàng hóa và bán không như mong muốn, họ hoàn toàn có thể dừng việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó. Tuy nhiên, sách giáo khoa là một loại hàng hóa đặc biệt, không thể muốn thì làm, không muốn thì bỏ. NXBGD Việt Nam “bóp chết” sản phẩm của mình, nhưng người gánh chịu hậu quả của việc làm này lại là giáo viên học sinh và cả phụ huynh nữa. Sẽ ra sao khi niềm tin của giáo viên và phụ huynh đối với NXBGD Việt Nam cạn dần?
Ai phải chịu trách nhiệm về việc này?
Hai bộ sách bỗng nhiên biến mất, giáo viên, phụ huynh hoang mang. Hàng núi khó khăn đang bày ra trước mặt. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này? Câu trả lời đương nhiên là NXBGD Việt Nam.
Họ đã gây lãng phí lớn về tiền bạc của phụ huynh, công sức của giáo viên và đặc biệt là niềm tin vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa… Nhưng chúng tôi cho rằng, NXBGD Việt Nam cũng là một đơn vị kinh doanh, họ có quyền cắt bỏ sản phẩm của mình nếu nó không mang lại lợi nhuận. Vấn đề là vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu trong chuyện này? Tại sao Bộ không hề có động thái nào khi hai bộ sách biến mất? Có phải bộ GD&ĐT đang “ngó lơ” cho “con cưng” của mình?
Trong lúc chúng ta sẽ cùng chờ câu trả lời từ bộ GD&ĐT về vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về việc hai bộ sách này biến mất trong các bài viết sắp tới.
Hà Nội chốt sách giáo khoa lớp 2 và 6 vào đầu tháng 4
Thông tin này được Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đưa ra trong hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa lớp 2 của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ảnh minh họa: VGP
Cùng với việc khẩn trương chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, việc lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy trong các nhà trường là khâu rất quan trọng.
Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp các nhà xuất bản, tổ chức hội nghị giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 6 vào ngày 13/3 tới. Khoảng đầu tháng 4, thành phố Hà Nội sẽ ban hành quyết định lựa chọn sách giáo khoa theo từng môn học.
Như VTV News đã đưa tin, tháng 3 là thời gian quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa mới ở lớp 2 và lớp 6 ở các địa phương. Bộ sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động này, tuyệt đối không buông lỏng.
Các nhà xuất bản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, giới thiệu sách giáo khoa mới đến cho các địa phương; cần tiếp tục triển khai tiếp nhận ý kiến góp ý từ phía giáo viên thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa mới, để chỉnh sửa nếu cần thiết trước khi in bản sách giáo khoa chính thức.
Đồng thời các nhà xuất bản chú ý công tác tập huấn sách giáo khoa mới cho giáo viên nên ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác giới thiệu, tập huấn sách.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh cần sớm khởi động biên soạn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10. Do khối lượng công việc bộn bề, vì vậy, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước rất quan trọng để quản lý, giám sát mọi khâu, tránh xảy ra những sai sót không đáng có, đảm bảo chất lượng sách giáo khoa tốt nhất.
Gấp rút chọn SGK Nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng kế hoạch lựa chọn sách và tập huấn cho giáo viên sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới Từ năm học 2021-2022, các trường sẽ không chọn sách giáo khoa (SGK) chương trình phổ thông mới để dạy trong trường...