Giáo viên phản biện Thứ trưởng Sơn: 30 điểm trượt đại học có lý do đề thi dễ
Thực tế phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông điểm 9 trở lên là tương đối cao so với các năm trước, trong đó có 2 môn cao đột biến.
Sau khi các trường đại học công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều thí sinh, giáo viên và chuyên gia bất ngờ khi một số ngành học tăng điểm chuẩn lên mức 30 – 30,34 thậm chí 30,5 điểm.
Không chỉ vậy, mùa tuyển sinh đại học năm nay cũng chứng kiến nhiều trường điểm chuẩn tăng đột biến từ 9 đến 11 điểm so với năm 2020.
Sự việc nhiều thí sinh đạt 30 điểm nhưng vẫn trượt đại học đã và đang gây ra bất bình, khó hiểu trong xã hội, rõ ràng một học sinh thi điểm tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối mà vẫn không đỗ đại học là điều bất bình thường, khó xảy ra với các kỳ thi ở nước khác cần phải được tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết để tránh tình trạng tương tự trong tương lai.
Các em đã dự thi và đạt điểm tuyệt đối, gần như tuyệt đối thì phải nhìn nhận lại cách ra đề, phương thức tuyển sinh, cách tính điểm,… có vấn đề, có phù hợp hay không.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết số thí sinh đạt trên 27 điểm – tổng 3 môn thi tốt nghiệp làm căn cứ xét tuyển đại học (chưa tính điểm cộng) có 20.000 em, chiếm khoảng 2%. Điều này giống như lớp học có 50 học sinh, nhưng chỉ có 1 em đạt điểm 9-10. Do đó, không thể nói đề thi dễ. [1]
Tôi nghĩ điều cần phải nói rõ trong nhận định của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ở đây là, 20.000 học sinh (2%) đó là số lượng học sinh đạt tổng điểm cả 3 môn trên 27 điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển đại học, nếu tính riêng từng bộ môn thì số lượng học sinh đạt điểm 9 trở lên thì sẽ nhiều hơn, không tương xứng với mức độ tầm vóc một kỳ thi vừa để xét tốt nghiệp vừa để xét tuyển đại học, cao đẳng.
(Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Người viết xin dựa theo thống kê phân tích phổ điểm các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1 năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [2], trích lược số lượng học sinh có điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông có điểm từ 9 trở lên ở tất cả các môn ở bảng dưới đây.
Thực tế phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông điểm 9 trở lên là tương đối cao so với các năm trước, trong đó có 2 môn cao đột biến là môn Giáo dục công dân 27,5% và môn tiếng Anh 11,74% có điểm từ 9 trở lên là bất thường.
Video đang HOT
Nếu so sánh phổ điểm thi từ 7, 8 trở lên cũng tăng cao so với những năm trước.
Một kỳ thi lấy kết quả xét tuyển đại học có điểm từ 9 trở lên gần 360.000 em là điều không được bình thường. Vì thế, nói đề thi chưa có tính phân hóa cao là đúng.
Một số giải pháp, kiến nghị
Thực tế thì việc tổ chức một kỳ thi vừa lấy kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng là chủ trương đúng đắn, tiết kiệm được kinh phí cho nhiều gia đình học sinh, các em cũng không phải chạy ngược, chạy xuôi để đi thi nhiều nơi, thi nhiều lần tốn kém được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Như vậy rõ ràng, kỳ thi không có lỗi, vấn đề bất thường trong việc có học sinh 30 điểm vẫn trượt đại học theo quan điểm người viết có 2 nguyên nhân chính là do bệnh ngụy thành tích và cách ra đề, 2 mệnh đề này có liên hệ lẫn nhau, tác động qua lại.
Do đó, để kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được hoàn thiện hơn, đánh giá đúng người học, phân loại người học, phân hóa, phân luồng học sinh một cách tốt nhất thì người viết xin được kiến nghị các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, bỏ cộng điểm học bạ trong xét kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông
Bỏ cộng điểm học bạ để chỉ dùng kết quả kỳ thi làm căn cứ xét tốt nghiệp trung học phổ thông là việc làm đúng đắn, đánh giá đúng người học, nâng cao chất lượng người học, giáo viên và học sinh sẽ cùng cố gắng hơn.
Thực tế một kỳ thi có khoảng 60%-70% học sinh đỗ tốt nghiệp là điều bình thường, số lượng còn lại không đỗ thì các em vẫn được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông theo Luật Giáo dục mới, nên có thể dùng giấy chứng nhận đó để phân luồng các em này tham gia các lớp trung cấp nghề, hoặc có thể rèn luyện tay nghề lao động, xuất khẩu lao động,…
Việc làm này mang đúng ý nghĩa phân luồng, phân hóa học sinh, định hướng nghề nghiệp và mang tính nhân văn.
Hãy trả về đúng ý nghĩa, bản chất của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thứ hai, bỏ điểm cộng khuyến khích để xét tuyển đại học
Một kỳ thi đánh giá đúng năng lực người học, dùng để xét tuyển đại học, để định hướng tương lai nghề nghiệp học sinh, rất quan trọng nhưng lại do những điểm cộng khiến cho một số em điểm tuyệt đối, gần như tuyệt đối trượt đại học là điều không nên có.
Thực tế các em được cộng điểm là các em có sống ở địa bàn khó khăn, đạt giải thưởng,… thì các em đã được hưởng các chế độ do nhà nước, địa phương quy định như miễn giảm học phí, trợ cấp…nên bỏ điểm cộng sẽ vô cùng hợp lý.
Muốn có học thật, dạy thật, thi thật, nhân tài thật thì phải bỏ cách cộng điểm khuyến khích không công bằng này. Với các đối tượng yếu thế, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo, giúp đỡ trên phương diện tài chính, điều kiện học tập, còn học được hay không phải có một sân chơi và thước đo công bằng cho tất cả.
Chất lượng giáo dục thật không nên có ưu tiên, ưu ái, bởi điểm ưu tiên không thể thay thế cho kiến thức, phẩm chất và năng lực của người học.
Thứ ba, kết hợp các trường đại học trong việc ra đề, đề thi nên kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm
Để đề thi vừa mang tính chất ý nghĩa xét tốt nghiệp vừa để xét tuyển đại học, vừa là định hướng nghề nghiệp nên đề thi phải vừa sức và có tính phân hóa phù hợp, do đó khi thành lập ban ra đề thi từng bộ môn phải mời được các giảng viên có uy tín, kinh nghiệm của các trường đại học tham gia ban ra đề.
Thực tế việc đề thi trắc nghiệm ở hầu hết các môn (trừ môn Ngữ văn) thuận lợi cho quá trình chấm, thuận lợi cho việc trộn đề, nhiều mã đề khác nhau,… nhưng lại có bất cập là mang tính hên xui.
Theo ma trận ra đề và điểm số nếu các em chọn đáp án cùng A hoặc cùng B, C, D thì các em có thể được 2,5 điểm.
Như vậy một học sinh nếu may mắn có thể được những điểm số lớn hơn, các em làm chỉ cần 50%, đôi khi chọn theo xác suất vẫn có cơ may đạt điểm 9,10. Tôi nghĩ nên kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm, vì học sinh không hiểu, không biết thì đối với bài tự luận không thể có việc may, rủi.
Thứ tư, truyền thông thường xuyên, liên tục và rộng rãi đến học sinh phổ thông về những thay đổi trong tuyển sinh đại học
Theo Luật Giáo dục đại học, các trường đại học được tự chủ trong việc tuyển sinh. Việc các trường đa dạng các phương thức tuyển sinh cũng là một trong những nhân tố khiến điểm chuẩn tăng cao.
Có trường lấy kết quả kỳ thi, có nơi lấy điểm học bạ, có nơi làm bài thi năng lực,…là một sự thay đổi về bản chất phương thức tuyển sinh đại học khiến cho cả giáo viên và học sinh chưa thể kịp thích nghi.
Do đó theo quan điểm người viết, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyền tự chủ về phương thức tuyển sinh đại học cho các trường cần được làm tốt hơn nữa công tác truyền thông đến khối phổ thông để cả thầy cô, học trò và cha mẹ học sinh hiểu rõ các phương thức tuyển sinh đại học hiện nay đã thay đổi rất nhiều, không còn chỉ dựa vào kỳ thi tốt nghiệp để họ có thời gian nghiên cứu và lựa chọn, không bị động bất ngờ chỉ vì thiếu thông tin.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/thu-truong-hoang-minh-son-chi-2-dat-tu-27-diem-tro-len-khong-the-noi-de-thi-de-776832.html?vnn_source=trangchu&vnn_medium=box-giao-duc5
[2] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7451
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cần hoàn thiện về đề thi tốt nghiệp THPT
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cần được tổ chức nhưng phải tiếp tục điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn.
Thí sinh xem lại đề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - KHẢ HÒA
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nếu chỉ dùng để xét tốt nghiệp thì kỳ thi này không cần thiết. Tuy nhiên, kỳ thi còn có những lợi ích khác như đánh giá hiệu quả dạy học bậc phổ thông, hỗ trợ công tác xét tuyển các trường ĐH và CĐ.
Tiến sĩ Nghĩa phân tích: "Việc tổ chức kỳ thi này sẽ gồm 3 khâu lớn: đề thi, tổ chức thi và xét tốt nghiệp. Trong đó, việc tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp các địa phương đã chủ động. Bộ lo đề thi chung và vì đề chung nên kỳ thi cần diễn ra đồng loạt trong một thời điểm".
Từ thực tế phổ điểm các năm gần đây, tiến sĩ Nghĩa cho rằng vấn đề còn lại cần hoàn thiện hơn của kỳ thi là đề thi. "Đề thi cần chuẩn hơn, cùng thước đo để có mức độ đánh giá thí sinh tương đồng giữa các năm", nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong việc đánh giá mặt bằng chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả kỳ thi là cần liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng xuyên suốt cả quá trình dạy học bậc học này.
Còn với kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo tiến sĩ Viên, cần phải liên tục cải tiến chất lượng và tính hoàn thiện của hệ thống ngân hàng đề thi. Song song với việc đảm bảo tính bao quát để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, cần có tính phân hóa đảm bảo đánh giá năng lực học sinh sử dụng cho xét tuyển đầu vào bậc học cao hơn (ĐH, CĐ và đào tạo nghề).
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng nhấn mạnh vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT. "Kỳ thi này cực kỳ quan trọng, không phải chỉ để xét tốt nghiệp mà có tính chất định hướng và đánh giá quá trình dạy học bậc phổ thông. Đúng như xu hướng giáo dục chung thế giới, thi gì học nấy, nên từ kết quả đó đánh giá giúp việc dạy học được sự điều chỉnh đúng hướng để nâng cao chất lượng", tiến sĩ Chính khẳng định.
Thi tốt nghiệp THPT có thể diễn ra nhiều lần trong năm Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, sẽ thực hiện đổi mới thi và tuyển sinh từng bước để không ảnh hưởng đến việc học của thí sinh tại hệ thống trường phổ thông. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - ẢNH: ĐỘC LẬP Hôm qua 21.9, trong cuộc giao ban tại Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Hoàng...