Giáo viên phải làm gì để khỏi phạm sai lầm?

Theo dõi VGT trên

Rất nhiều giáo viên đã làm nghề mà không được học một cách cơ bản về quyền con người, quyền trẻ em, tâm lý học trẻ em, các vấn đề lâm sàng của trường học…

Vụ việc một nữ sinh ở An Giang tự tử bất thành vì bức xúc với ứng xử của giáo viên và hình thức kỷ luật của nhà trường đang gây xôn xao trong dư luận. May mắn trong chuyện này là nữ sinh không bị mất đi sinh mạng. Rồi đây, dư luận cũng sẽ lắng xuống sau khi cơ quan quản lý có những “biện pháp thích hợp” để làm an lòng người dân.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ chuyên môn và một cách có hệ thống ta sẽ cảm thấy bất an. Sự việc này chỉ là một trong một chuỗi rất nhiều sự việc khác xảy ra ở trường học như giáo viên bạo hành học sinh, giáo viên trù dập vì học sinh không học thêm, giáo viên chửi mắng xúc phạm học sinh…

Nếu dùng Google tìm kiếm các từ khóa trên trong khoảng vài giây, số lượng kết quả thông tin tìm thấy sẽ khiến ta giật mình. Cách thức biểu hiện của từng vụ việc và hậu quả của nó là khác nhau, nhưng xâu chuỗi lại ta sẽ thấy một điểm chung là giáo viên và nhà trường, mà cụ thể là các cán bộ quản lý giáo dục đã phạm sai lầm trong mối quan hệ với học sinh.

Lý luận giáo dục hiện đại chỉ ra rằng hiệu quả giáo dục cao hay thấp, mục tiêu giáo dục đạt được hay không, người thầy có thể gây được ảnh hưởng tốt lên học sinh hay không suy cho đến cùng, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.

Như vậy có thể thấy những sai lầm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà trường ở đây là những sai lầm rất cơ bản. Có nhiều nguyên nhân gây ra những sai lầm trên nhưng có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất , ở Việt Nam như “một truyền thống” có tính chất lịch sử, người ta hay quan niệm nghề giáo là nghề “nhàn nhã” và “ổn định”, vì vậy nhiều người đã động viên, ép buộc con em mình học sư phạm rồi trở thành giáo viên trong một cảm quan rất hời hợt về sứ mệnh của nghề nghiệp.

Sai lầm đầu tiên về tư duy, triết lý này là bước đệm kéo theo những sai lầm tiếp sau đó. Hỗ trợ đắc lực cho sai lầm này là việc tuyển học sinh vào các trường sư phạm để học và trở thành giáo viên về cơ bản chỉ dựa trên điểm số của bài thi trên giấy và học bạ (không tính các ngành có thi năng khiếu). Không có bài viết luận, không có phỏng vấn thì rất khó để thẩm định sơ bộ về ý chí, năng lực giao tiếp và nhận thức về sứ mệnh người thầy.

Giáo viên phải làm gì để khỏi phạm sai lầm? - Hình 1

Ai dám chắc cái roi ngày xưa nay đã hoàn toàn biến mất trong lớp học thế kỷ XXI? Ảnh: TL

Thứ hai , làm việc trong các trường công lập hầu hết cán bộ, giáo viên đều là công chức, viên chức, nghĩa là bản thân họ là một mắt xích trong hệ thống hành chính công. Cơ chế vận hành của hành chính giáo dục hiện nay mang nặng tính trung ương tập quyền với áp lực từ trên xuống rất mạnh. Những chỉ thị, mệnh lệnh và uy quyền của cấp trên mang tính tuyệt đối. Trong cơ chế đó, ý thức mình chỉ là người “thừa hành”, “thực thi” những chỉ thị, mệnh lệnh từ trên đưa xuống ở người giáo viên rất mạnh.

Sự cộng hưởng của các yếu tố trên khiến cho người giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dễ rơi vào “mê hồn trận của trò chơi quyền lực”. Họ dễ phạm sai lầm khi có ảo tưởng quyền uy nghề nghiệp là quyền lực của bản thân, điều mà chuyên gia người Nhật Tanaka Yoshitaka đã chỉ rõ trong cuốn sách Cải cách giáo dục Việt Nam: Liệu có thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm? (NXB Phụ Nữ, 2020).

Video đang HOT

Khi không có ý thức về việc ảo tưởng và lạm dụng quyền lực, người giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dễ phạm sai lầm, làm tổn thương, gây nguy hiểm tới học trò. Những sự vụ được đưa trên mặt báo chủ yếu diễn ra ở trường công cũng là một dữ liệu đáng suy ngẫm.

Thứ ba , cho dù giáo viên là người được đào tạo có trình độ nhất định và có học vấn cao hơn người bình thường, cá nhân họ vẫn dễ rơi vào ảo giác của một thứ quyền lực và quyền uy có tên “gia trưởng”. Đây là di sản nặng nề của lịch sử và văn hóa. Người thầy rất dễ bị cảm giác gia trưởng chi phối khi coi “học trò cũng là con” và vì thế mình phải “dạy dỗ” như là cha mẹ!

Trong xã hội xưa, người thầy của trò đồng thời là người thầy của xã hội (quân-sư-phụ) vì thế cho dù xã hội đã đổi thay, tư tưởng gia trưởng khi áp đặt quan hệ thầy – trò có tính chất giống như quan hệ gia đình (chú bác – cháu, bố mẹ – con) vẫn còn đất sống.

Đây là một sai lầm rất cơ bản vì giữa thầy và trò hoàn toàn không có sự liên hệ và ràng buộc về huyết thống. Người thầy cũng không có cơ hội trải nghiệm cùng học trò ở những khoảng không gian riêng tư. Một người mẹ, một người bố khi nóng giận có thể sai lầm khi quát vào mặt con hoặc nói đôi lời gây tổn thương… nhưng sau đó họ còn có nhiều cơ hội để ôm con, ru con ngủ, cho con ăn, cho con uống thuốc, âu yếm, vuốt ve con.

Từ đó người con có thể cảm nhận được tình máu mủ, sự yêu thương ẩn dưới vẻ ngoài thô ráp, vụng về của cha, mẹ và có thể khoan dung, tha thứ. Tuy nhiên ở trường hợp của thầy cô thì không có những cơ hội đó. Thầy cô đối xử thô bạo với học trò có thể trong tâm thức gia trưởng, muốn dạy dỗ học trò và rồi quên ngay nhưng sự ám ảnh, sự tổn thương ở học trò thì còn lại mãi.

Thứ tư, trong xã hội bất đối xứng thông tin trước đó, chỉ một tầng lớp có khả năng biết đọc, viết, tính toán, nhận và truyền tin bằng chữ viết, vì vậy người thầy độc tôn thông tin, tri thức, do đó có quyền uy lớn.

Tuy nhiên khi xã hội công nghiệp hóa mạnh, internet phủ sóng, xuất bản bùng nổ cộng với đại chúng hóa đại học, người thầy không còn là người sở hữu thông tin duy nhất và nhiều người làm các lĩnh vực khác có học vấn thậm chí cao hơn người thầy.

Song, tâm thế coi mình là trung tâm tri thức duy nhất vẫn chảy trong người giáo viên và dễ làm cho họ trở thành người bảo thủ, tiến hành công việc “từ trên xuống” như là một sự truyền dạy, giáo huấn thay vì hợp tác, đối thoại và học hỏi lẫn nhau (người thầy hiện đại phải là người luôn học hỏi từ trò, xã hội, đồng nghiệp, phụ huynh, các nguồn thông tin khác như internet, sách báo…) để tiến lên trong tư tưởng, nhận thức và chuyên môn.

Cho dù giáo viên là người được đào tạo có trình độ nhất định và có học vấn cao hơn người bình thường, cá nhân họ vẫn dễ rơi vào ảo giác của một thứ quyền lực và quyền uy có tên “gia trưởng”.

Thứ năm , trong cơ chế hành chính giáo dục trung ương tập quyền với sự hạn chế lớn về tính dân chủ và thừa nhận tự trị, tự chủ ở địa phương, trường học, người giáo viên phải gánh chịu áp lực lớn từ cấp trên cũng như những khó khăn trong đời sống (vật chất và tinh thần) nhưng họ lại không biết cách chuyển hóa lành mạnh áp lực đó; dẫn đến hướng áp lực đó, xả áp lực đó vào kẻ yếu hơn mình. Nói nôm na là “giận cá chém thớt”. Trong mê trận đó thì học sinh là thực thể yếu nhất và dễ gánh hậu quả nhất.

Thứ sáu, do lạc hậu về lý luận giáo dục và hạn chế trong hệ thống đào tạo giáo viên cũng như những hạn chế về môi trường tự học, tự đào tạo, rất nhiều giáo viên thiếu hiểu biết về những vấn đề của giáo dục nhìn từ góc độ khách quan, vĩ mô và hệ thống. Biểu hiện rõ rệt nhất là hành xử kiểu cảm tính theo kinh nghiệm, cảm xúc và thi hành mệnh lệnh máy móc.

Cuối cùng là sự thiếu hiểu biết về pháp luật và kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, nhất là tâm lý học lâm sàng trường học và tâm lý học trẻ em. Rất nhiều giáo viên đã làm nghề mà không được học một cách cơ bản về quyền con người, quyền trẻ em, tâm lý học trẻ em, các vấn đề lâm sàng của trường học… Khi thiếu kiến thức người ta sẽ nghĩ quẫn, làm liều, miễn cho xong việc hoặc vừa lòng cấp trên.

Tất cả những vấn đề trên tác động qua lại với nhau tạo ra một cơ chế chi phối người giáo viên rất phức tạp, khiến họ dù không phải là người xấu vẫn dễ phạm sai lầm, và thậm chí cho dù đã phạm sai lầm và bị xử lý kỷ luật, bị dư luận lên án vẫn không nhận ra mình đã sai lầm thế nào và do đâu.

Từ việc chỉ ra các nguyên nhân trên ta sẽ thấy trong bối cảnh hiện tại khi vĩ mô chưa có sự chuyển biến căn bản, để tránh phạm phải sai lầm, người giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải tự phản tỉnh, khiêm tốn học hỏi, cầu thị để nâng tầm tư tưởng, nhận thức của bản thân, nỗ lực giải quyết các vấn đề mình có thể trong ý thức sâu sắc về những vấn đề lớn của nền giáo dục.

Phạt một đứa trẻ bằng tình yêu thương

Hôm rồi, từ vụ nữ sinh An Giang, tôi đọc được nhiều bình luận của những người lớn đã từng bị bêu tên trước toàn trường.

Họ bảo: Thời của chúng tôi, bêu tên trước toàn trường đầy ra có đứa nào tự tử đâu? Tụi trẻ bây giờ cứ làm quá lên. Rồi còn có người nói: Yêu cho roi cho vọt là đúng. Không dạy dỗ từ bé thì lớn lên thành tướng cướp à? Hay: Bọn trẻ ngày nay được chiều quá sinh hư. Hơi tí là doạ tự tử. Báo chí thì lắm điều....

Thực ra, số người lớn thế này không phải là ít. Và một vài trong số đó cũng đang làm giáo viên. Nên chuyện bêu tên trước trường hay những hình phạt mang tính bạo lực, bạo hành lũ trẻ vẫn sẽ xảy ra. Đơn cử có thể thấy ngay chính giáo viên chủ nhiệm của lớp nữ sinh ở An Giang cũng đã lên mạng xã hội châm biếm sâu cay học trò của mình tự tử ở nơi dơ dáy đấy thôi. Thú thực, đọc những bình luận đó, tôi chỉ biết thở dài và thương cho lũ trẻ lỡ làm con cái hay học trò của những người lớn đó. Không thở dài sao được khi mà chính họ đã và đang nối dài những sai lầm thuở mông muội?

Phạt một đứa trẻ bằng tình yêu thương - Hình 1

Ảnh minh họa.

Thời của chúng ta, 10- 20- 30 thậm chí 40 năm về trước, là cái thời mà chúng ta chưa từng hiểu gì về tâm lý học đường. Thứ chúng ta hành xử đều xây dựng từ kinh nghiệm người đi trước truyền lại. Những nghiên cứu hành vi hay hậu quả tâm thần của trẻ chưa được thực sự chú trọng. Chính nhiều thầy cô cũ của tôi giờ gặp lại vẫn luôn áy náy vì ngày xưa họ đã có những hành xử cảm tính làm hỏng đi nhiều học trò.

Hay kể cả bố mẹ của chúng ta, hẳn nhiều người cũng đã đúc rút ra thêm nhiều kinh nghiệm xương máu trong việc giáo dục con cái mình. Trong các bữa cơm gia đình, mẹ vợ tôi vẫn thở dài tự trách: Giá mẹ ngày xưa đọc nhiều, hiểu sâu thì mẹ đã không đối xử với cái Trang như vậy. Dù vợ tôi chưa bao giờ oán trách mẹ nhưng nàng đã rút được vô cùng nhiều kinh nghiệm đau thương từ chính bản thân mình để áp dụng cho lũ trẻ nhà tôi.

Phạt lũ trẻ thế nào luôn là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu như ngày xưa, phạt lũ trẻ chỉ đơn giản là thấy sai là phạt hay cãi lại là phạt. Thì ngày nay, phạt lũ trẻ còn phải đòi hỏi vô vàn câu hỏi mà cha mẹ, thầy cô phải trả lời được. Như:

- Lỗi sai đó có đáng bị phạt không?

- Lỗi sai đó con đã biết mình sai chưa?

- Lỗi sai đó là con cố tình hay vô ý?

- Lỗi sai đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? Có nghiêm trọng lắm không?

Rồi khi trẻ đã hiểu lỗi sai rồi, hiểu rằng mình phải chịu phạt rồi thì chính các cha mẹ, thầy cô cũng sẽ phải hỏi bản thân mình tiếp:

- Hình phạt cho con sẽ là gì?

- Hình phạt đó có giúp con không tái phạm lần sau không?

- Hình phạt đó có cần thiết không?

- Hình phạt đó vì mình giận hay vì con đáng phải chịu phạt?

Là những câu hỏi tôi "tuỳ tiện" đặt ra thôi. Mỗi phụ huynh, thầy cô có thể có những bảng câu hỏi cho riêng bản thân mình. Là bởi phạt con không phải và không thể là vì bản thân đang vô cùng bực mình, không phải và không thể là vì mình có quyền nên mình được làm thế, không phải và không thể là sự trừng phạt cho nó biết tay mình.

Chúng ta phạt con, xin hãy bắt đầu bằng nền tảng của yêu thương. Là cha mẹ và thầy cô phải nhớ rằng đó là đứa trẻ mà chúng ta yêu thương chứ không phải kẻ gây rối, không phải là kẻ phạm tội. Bằng yêu thương nên không thể yêu cho roi cho vọt. Mà bằng yêu thương tức là mong muốn con mình sẽ tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn và không tái phạm lại lỗi đó. Bằng yêu thương nên hình phạt nào cũng là để xây dựng kỷ luật chứ không phải thể hiện quyền lực.

Trong câu chuyện của nữ sinh ở An Giang hay trong những tranh luận của những người quan tâm đến giáo dục trẻ, tôi hằng mong người lớn chúng ta đừng cho phép bản thân sử dụng quyền lực trong việc giáo dục trẻ. Bất kể một kỷ luật tích cực nào đi chăng nữa mà vẫn sử dụng quyền làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm cô mà thực thi kỷ luật thì cũng sai hết.

Bởi khi chúng ta sử dụng quyền lực đó là chúng ta đã bỏ qua quyền được đưa ra ý kiến của mỗi đứa trẻ. Quyền này nằm trong quyền trẻ em mà chúng ta đều đã từng đọc qua. Hãy để lũ trẻ được nói ra ý kiến của chúng. Và hãy lắng nghe ý kiến của chúng. Ý kiến đó dẫu sai thì trẻ vẫn được quyền nói ra và việc của người lớn là giải thích cho trẻ hiểu. Nếu chúng ta không giải thích thuyết phục được trẻ thì hình phạt của chúng ta chẳng tạo ra một giá trị thay đổi nào sất.

Cuối cùng, để không phải sử dụng hình phạt với trẻ, hãy bắt đầu từ ngay khi bạn gặp đứa trẻ đó. Như một ví von mà tôi vô cùng thích: Lũ trẻ không phải là một sản phẩm của giáo dục. Chúng ta không thể đóng gói lũ trẻ trong những luật lệ, công thức có sẵn. Lũ trẻ là những cái cây. Lũ trẻ phải được chăm sóc, vun trồng, uốn cành, tỉa lá, bắt sâu, tưới nước...

Mỗi nhà giáo, mỗi bậc cha mẹ, xin hãy là người làm vườn thay vì là một công nhân thao tác rập khuôn theo bảng hướng dẫn nào đó. Dạy trẻ bằng trái tim sẽ giúp trẻ rung động. Bởi ngay trong chính cách chúng ta giáo dục trẻ cũng là cách khiến đứa trẻ học hiểu về trái tim người cha, người mẹ, người thầy, người cô của chúng. Xin đừng khiến cho lũ trẻ khi nhắc đến bạn lại thở dài mai này...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xeChồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe
06:34:34 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không saiBà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai
07:19:03 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"
06:24:01 06/02/2025
Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gáiHé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái
06:28:56 06/02/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 thángTình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng
08:22:08 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ đối tượng phóng hỏa tại sân bay ở Rome

Bắt giữ đối tượng phóng hỏa tại sân bay ở Rome

Thế giới

11:38:54 06/02/2025
Theo truyền thông địa phương, hai người bị thương là nhân viên sân bay. Đối tượng bị bắt giữ là người vừa nhập cư vào Italy vài ngày trước.
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Sao châu á

11:27:45 06/02/2025
Thông tin Từ Hy Viên qua đời với nhiều vết tiêm bất thường trên tay, nghi có uẩn khúc đang nhận được sự chú ý lớn từ công chúng.
Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Trắc nghiệm

11:24:01 06/02/2025
Theo các chuyên gia phong thuỷ, 4 con giáp này sẽ đón lộc trời cho, gặp nhiều may mắn sau ngày vía Thần tài năm nay.
Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Sao việt

11:23:43 06/02/2025
Bằng Kiều đã có phản ứng ngay lập tức khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo. Chia sẻ của đàn anh khiến Duy Khánh cảm ơn rối rít.
Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim châu á

11:20:59 06/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương thực sự là một tác phẩm có chất lượng tốt khiến phim nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Sao thể thao

11:07:44 06/02/2025
Dịp đầu năm giới trẻ thích thú với trào lưu dự đoán năm 2025. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Khi Văn Toàn xe túi mù thì bị dự đoán Năm 2025, bạn sẽ bị cắm chiếc sừng .
Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Lạ vui

11:04:51 06/02/2025
Một vali đầy tiền mặt trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng đã được trả lại cho chủ nhân sau 8 tháng được tìm thấy tại bãi đỗ xe.
Bom tấn zombie mang tính biểu tượng bất ngờ sale sập sàn, xuống mức thấp nhất lịch sử cho game thủ

Bom tấn zombie mang tính biểu tượng bất ngờ sale sập sàn, xuống mức thấp nhất lịch sử cho game thủ

Mọt game

11:02:22 06/02/2025
Các game thủ còn khoảng một tuần để hưởng mức giá ưu đãi này. Có vô số các tựa game lấy chủ đề zombie xuất sắc trong lịch sử, và bản thân chúng cũng đã tạo được những dấu ấn riêng nhất định.
Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Sáng tạo

10:16:56 06/02/2025
Khi bắt tay vào việc trang trí nhà cửa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn có thể gặp phải nhiều rắc rối trong quá trình thi công và sử dụng.
Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Pháp luật

09:52:41 06/02/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông phát hiện dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp có 569 cây rừng bị cưa hạ.
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Tin nổi bật

09:42:28 06/02/2025
Tại bãi rác tự phát của xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội, hàng tấn bánh kẹo, đồ ăn nhanh bị vứt bỏ, chất cao như núi , làm ảnh hưởng đến môi trường và việc đi lại của người dân.