Giáo viên phải có nghệ thuật dạy học chứ không phải kỹ thuật dạy học
Trao đổi với phóng viên, GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh – nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) nhận xét, khung Chương trình môn học đã có những tiến bộ và phù hợp với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
ảnh minh họa
* GS nhận xét gì về dự thảo các Chương trình môn học và hoạt động giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa công bố? Theo GS việc tích hợp môn Lịch sử và Địa lý có hợp lý hay không?
Phải bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và các phương pháp dạy học. Mặt khác, chúng ta phải có đội ngũ giáo viên cốt cán từ trung ương đến địa phương và phải nhân điển hình tiên tiến. Đặc biệt, chính hiệu trưởng cũng phải là cốt cán, là người có trình độ chuyên sâu để truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên của mình trong thực hiện đổi mới giáo dục
GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh
- GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Khung chương trình môn học mới có những tiến bộ nhất định. Chúng ta đã có một phương pháp tiếp cận mới, đó là tiếp cận theo năng lực chứ không phải tiếp cận theo kiến thức.
Đó là điêu ma hiện nay nền giáo dục tiên tiến ở trên thế giới đã và đang áp dụng. Do đó, việc chúng ta áp dụng để nâng cao phương pháp này là điều rất cần thiết.
Video đang HOT
Liên quan đến môn học tích hợp môn Lịch sử và Địa lý, tôi cho rằng cũng cần căn cứ vào phương pháp tiếp cận để đánh giá. Ví dụ nếu tiếp cận ở phương diện kiến thức thì Lịch sử có những kiến thức của lịch sử, còn Địa lý có những kiến thức của Địa lý.
Song nếu để học trò tiếp thu được những kiến thức đó thì giáo viên phải tách riêng từng môn học. Nhưng với phương pháp tiếp cận mới của chúng ta là tiếp cận theo năng lực, tức là tiếp cận đầu ra chứ không phải là đầu vào. Nghĩa là sau khi hoàn thành môn học đó thì học sinh sẽ làm được những gì chứ không phải là phải hiểu cái gì!
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản, người học sẽ chuyển thành kỹ năng, thái độ thực hành và vận dụng vào trong thực tiễn. Cái đó rất quan trọng cho nên việc tích hợp Địa lý và Lịch sử là hợp lý, bởi vì lịch sử xuất hiện trong địa lý và địa lý xuất hiện xuất hiện trong lịch sử.
Vì thế nếu giáo viên biết kết hợp một cách khéo léo thì có thể nói, người học sẽ tiếp thu được kiến thức rất tốt, đồng thời biết vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
* Vậy GS có cho rằng chương trình môn học đã giảm tải?
- GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Tôi cho rằng lượng thông tin cần thiết của các môn học cũng đã đảm bảo được yêu cầu của chương trình tổng thể. Hơn nữa, chúng ta đang tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Do đó, chương trình đã giảm tải.
GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Dự thảo Chương trình môn học mới tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới
* Liệu giáo viên của chúng ta có thể đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới hay không – thưa GS?
- GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Bây giờ thế giới không ai dạy học sinh chỉ để có kiến thức mà giúp các em khám phá, sáng tạo để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đó mới là mục tiêu của chương trình.
Theo chương trình mới, đối tượng học tập không phải là những gì cao xa mà có ngay ở trong môi trường sống xung quanh các em. Vì thế giáo viên có thể dùng đối tượng đó để dạy cho học sinh một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chính từ chất liệu này các em lại rất thích vì nó gần gũi với đời thường.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, người dạy làm như thế nào để người học lĩnh hội được kiến thức. Do đó đòi hỏi bản thân giáo viên cũng phải học hỏi, nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp dạy học.
Theo tôi, Bộ GD&ĐT nên tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho giáo viên, truyền lửa cho giáo viên để họ thực sự yêu học trò của mình. Người thầy sẽ là người định hướng để dẫn dắt học sinh chứ không tham gia can thiệp cụ thể vào những hoạt động của học sinh; còn nếu như giáo viên vẫn phải cầm tay chỉ việc, áp đặt từng việc thì sẽ thất bại. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải có nghệ thuật dạy học chứ không phải kỹ thuật dạy học.
Xin cảm ơn GS!
Theo Giaoducthoidai.vn
Để học sinh biết bảo vệ, phát triển cây dược liệu
Nhằm góp phần bảo vệ, phát triển nguồn cây dược liệu quý hiếm, thời gian qua, Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Trà Don (xã Trà Don, H. Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã triển khai chương trình Giáo dục kỹ năng mềm về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh.
Học sinh Trường PTDTBT THCS Trà Don hào hứng tìm hiểu về cây dược liệu.
Với những hoạt động, bài học sinh động, cụ thể, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức về nguồn cây dược liệu, giá trị kinh tế, tác dụng của nguồn cây dược liệu, mà còn được hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng, khai thác, bảo vệ nguồn giống các loại cây dược liệu. Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, đến nay, chương trình đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Dạy học gắn với đời sống thực tiễn
Thầy Võ Đăng Thuận - Trưởng phòng GD-ĐT H. Nam Trà My, cho biết: "Nam Trà My được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn phù hợp cho nhiều loài cây dược liệu quý nổi tiếng như sâm Ngọc Linh, Giảo cổ lam, quế, đẳng sâm, sâm quy, sa nhân tím, Sâm cau... Từ lâu, đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng đã xem các loại cây dược liệu như là một loại thuốc "giấu", là "bảo bối" dùng để trị bệnh tật và bồi bổ cơ thể mỗi khi đau ốm. Về giá trị kinh tế, có thể nói các loại cây dược liệu hiện có ở vùng núi Nam Trà My có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, hiện nay người dân tộc thiểu số ở đây còn thiếu kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, khai thác nguồn cây dược liệu. Với mong muốn giúp người dân địa phương bảo tồn, phát triển được nguồn cây dược liệu trong tương lai, tháng 9-2016, UBND H. Nam Trà My đã có chủ trương xây dựng và phát triển các vườn dược liệu trong các trường học. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa hết sức thiết thực, nhằm trang bị cho con em học sinh địa phương ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường có kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng cây dược liệu, góp phần phát triển, bảo vệ nguồn cây dược liệu hiệu quả".
Chính vì vậy mà trong thời gian qua, Trường PTDTBT THCS Trà Don đã linh hoạt, chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh hết sức hiệu quả, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong các đơn vị trường học trên địa bàn. Thầy Võ Đăng Chín - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Trà Don, cho hay: "Chương trình giáo dục kỹ năng mềm trồng dược liệu nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường sống, cách nhận biết các loại cây dược liệu; giá trị kinh tế, tác dụng của nguồn cây dược liệu; kỹ thuật trồng, khai thác, chế biến một số loại cây dược liệu. Mục tiêu của các hoạt động giáo dục là nhằm giúp học sinh nhận biết được đặc điểm hình thái và lựa chọn được khu vực có điều kiện phù hợp với cây dược liệu; rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mĩ, chịu khó. Hình thành cho các em những kiến thức, kỹ năng trong trồng dược liệu. Từ đó, giúp gia đình tạo ra sản phẩm dược liệu, tăng nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nhân giống, ươm trồng và nhân rộng diện tích trồng cây dược liệu phục vụ sản xuất và góp phần vào công tác bảo vệ rừng.
Sinh động các hoạt động giáo dục
Theo thầy Võ Đăng Chín, chương trình giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh được triển khai linh hoạt theo từng đối tượng, học sinh từng bậc học. Chương trình dạy học có thể thực hiện lồng ghép, nội khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa một cách linh hoạt, với mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh biết được giá trị kinh tế của cây dược liệu trong đời sống hằng ngày, đặc điểm hình thái của các loại rừng trồng dược liệu, điều kiện, môi trường rừng để trồng cây dược liệu và quy trình trồng, chăm sóc cây dược liệu dưới tán rừng. Chính vì nội dung giáo dục gắn với đời sống thực tiễn nơi sinh sống của gia đình học sinh, kết hợp với nhiều phương pháp dạy học sinh động, hấp dẫn, nên từ khi đưa chương trình giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng tại các đơn vị trường học thì luôn được giáo viên, học sinh hưởng ứng, tiếp nhận.
"Sau một năm triển khai thực hiện, đến nay, nhà trường đã tạo dựng được một khu vườn thực nghiệm về các nguồn cây dược liệu. Khu vườn hội tụ khá đầy đủ các loại cây dược liệu ở vùng núi Nam Trà My và một số địa phương lân cận. Đây là nơi học tập, thực hành, trải nghiệm của học sinh và giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng. Ngoài việc tổ chức dạy học tại khu vực vườn thực nghiệm, nhà trường còn đưa học sinh đi tham quan, học tập tại phiên chợ sâm núi Ngọc Linh. Tại đây, các em được đích thân giáo viên giới thiệu về các loại sâm quý hiếm, các loại cây dược liệu và nhiều loại nông sản có giá trị khác. Chương trình ngoại khóa tạo cơ hội cho học sinh sự trải nghiệm thú vị, bổ ích từ thực tế cuộc sống chứ không phải học tập qua sách vở. Việc kết hợp với chương trình học tập ở trường với hoạt động ngoại khóa đã giúp cho các em học sinh có được môi trường học tập toàn diện, tạo thêm sinh khí thi đua dạy học sôi nổi khi điều kiện học tập nơi vùng núi cao còn lắm khó khăn, thiếu thốn", thầy Chín cho biết.
Theo Cand.com.vn
Giáo viên dạy học gần 20 năm mới có mấy trăm nghìn thưởng Tết Những thầy cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết. Họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ. Thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành trao phần thưởng cho học sinh. Ảnh: NVCC. Trao đổi với PV, thầy...