Giáo viên nhận xét học sinh trong sổ điểm cá nhân, phần mềm điện tử cho ai đọc?
Trên dịch vụ điểm điện tử mà phụ huynh mua đầu năm cho con mình không hiển thị lời nhận xét và ngay cả học bạ của học sinh cũng không có ô nhận xét của giáo viên.
Giáo viên phổ thông, dù là cấp tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, đều phải có sổ điểm cá nhân và trong sổ điểm cá nhân này luôn có ô ghi lời nhận xét của giáo viên dành cho mỗi học trò.
Trong các phần mềm điểm điện tử gần nhiều trường sử dụng hiện nay cũng có ô nhận xét quá trình học tập của học trò và đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường.
Trong các văn bản hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu giáo viên kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét.
Thế nhưng, người cần đọc những lời nhận xét là học sinh và phụ huynh thì không thể nào đọc được. Trên dịch vụ điểm điện tử mà phụ huynh phải mua đầu năm cho con mình không hiển thị lời nhận xét và ngay cả học bạ của học sinh cũng không có ô nhận xét của giáo viên.
Giáo viên phải nhận xét rất cẩn thận nhưng học sinh không đọc được(Ảnh bạn đọc cung cấp)
Việc nhận xét quá trình học tập của học sinh hiện nay đang là yêu cầu bắt buộc
Tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn:
” Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi , kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học“.
Chính vì quy định như vậy nên nhà trường luôn yêu cầu giáo viên phải nhận xét trong sổ điểm cá nhân từng lớp và cập nhật phần nhận xét này trong phần mềm điểm số các lớp bởi bảng điểm cá nhân và phần mềm có thiết kế ô nhận xét học trò.
Những nhận xét này được các nhà trường yêu cầu giáo viên cập nhật thường xuyên theo từng thời điểm. Giáo viên nào thực hiện chậm trễ hoặc không có phần nhận xét này trong sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử thường được nhắc nhở, thậm chí bị phê bình trong các cuộc họp tổ chuyên môn hoặc họp hội đồng sư phạm nhà trường.
Đặc biệt, nếu phòng, sở giáo dục về trường kiểm tra mà giáo viên chưa có cập nhật các nhận xét là chắc chắn một điều bị phê bình và ghi biên bản.
Thế nhưng, điều trớ trêu là những lời nhận xét học sinh của giáo viên bộ môn trở thành vô nghĩa, hay nói đúng hơn là chỉ phục vụ cho mục đích thanh, kiểm tra của nhà trường, hoặc sở và phòng giáo dục mà thôi.
Còn trên ứng dụng phần mềm điểm điện tử mà phụ huynh phải bỏ phí, phụ huynh và học sinh chỉ thấy được điểm số, còn những lời nhận xét của giáo viên thì học sinh và phụ huynh không đọc được.
Trên tin nhắn điện tử mà phụ huynh mua hằng năm không hiển thị phần nhận xét(Ảnh: Nguyên Khang)
Học bạ của học sinh hàng năm thì theo các mẫu trước đây mà Bộ ban hành không có phần nhận xét của giáo viên bộ môn. Chỉ có phần nhận xét chung của giáo viên chủ nhiệm đối với từng học sinh vào cuối năm học.
Video đang HOT
Ngay cả mẫu học bạ mà Bộ hướng dẫn theo chương trình 2018 đang thực hiện ở lớp 6 trong năm học vừa qua, ô nhận xét được ghi chú như sau: ” Nhận xét những tiến bộ, những ưu điểm nổi trội, những hạn chế lớn ( nếu có ) và chữ ký của thầy cô giáo bộ môn“. Vì thế, “nếu không có” thì thôi.
Chính vì vậy, những lời nhận xét của giáo viên bộ môn, của từng môn học chẳng có tác dụng gì cho phụ huynh và học sinh mà họ là những người cần biết nhất.
Có nên yêu cầu giáo viên nhận xét vào sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử nữa hay không?
Công việc “nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi” của học sinh ở tất cả các môn học theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT những năm qua đang tốn rất nhiều thời gian của giáo viên bởi đa phần phải hoàn thành việc nhận xét cho tất cả học sinh mình dạy vào thời điểm cuối học kỳ.
Những giáo viên dạy các môn nhiều tiết thì mỗi thầy cô cũng 4-5 lớp nhưng những thầy cô dạy các môn ít tiết như Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật… thì nhiều khi phải nhận xét cho cả gần 1.000 học sinh.
Mỗi học sinh vừa phải nhận xét trong sổ điểm cá nhân, vừa phải nhận xét trên phần mềm nên nhiều thời điểm rất áp lực – đặc biệt là cuối học kỳ, cuối năm học vì thầy cô vừa phải chấm bài, vừa dạy trên lớp và hoàn thành các lời nhận xét theo quy định. Khi hết thời gian quy định, nhà trường sẽ khóa phần mềm nên giáo viên phải tranh thủ để hoàn thành.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy việc hướng dẫn thực hiện các lời nhận xét và cách thức thực hiện tại các nhà trường hiện nay được thực hiện chưa đồng bộ.
Chẳng hạn như các lớp còn lại đang giảng dạy chương trình 2006 ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì thực hiện đánh giá, nhận xét theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.
Mẫu học bạ mà các trường đang thực hiện không có phần nhận xét của giáo viên bộ môn.
Những lớp đang thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì mẫu học bạ có thiết kế phần nhận xét của giáo viên bộ môn nhưng để một câu hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Đó là: ” Nhận xét những tiến bộ, những ưu điểm nổi trội, những hạn chế lớn ( nếu có ) và chữ ký của thầy cô giáo bộ môn“.
Trong khi, các nhà mạng có thiết kế ô nhận xét của giáo viên bộ môn đối với từng học sinh ở từng môn học nhưng lại không có sự liên kết với sổ điểm điện tử của học sinh.
Vì thế, giáo viên nhận xét điểm ở sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử chủ yếu để đủ. Mỗi năm học may ra có tổ trưởng chuyên môn đọc khi kiểm tra chuyên đề hồ sơ sổ sách hoặc khi có thanh, kiểm tra của phòng, sở thì các cán bộ thanh, kiểm tra lướt qua mà thôi.
Vậy nên, suy cho cùng những lời nhận xét của giáo viên đối với từng học sinh rất hình thức, không có tác dụng gì nhưng khiến cho giáo viên rất vất vả vì có đến 2 lần nhận xét học trò/1 học kỳ.
Bộ ban hành văn bản yêu cầu kết hợp cho điểm và nhận xét đối với tất cả các môn học. Sở, phòng giáo dục, nhà trường kiểm tra và sau đó hết năm thì bỏ, những lời nhận xét quá trình học tập của học trò không được lưu trong hồ sơ cá nhân (học bạ) của học trò.
Với quan điểm của người viết là một giáo viên đang giảng dạy ở bậc trung học cơ sơ, tôi cho nên xem xét lại có cần thiết duy trì nhận xét trên vì người được nhận xét là học sinh không biết thầy cô mình nhận xét gì về mình thì duy trì công việc này có ích lợi gì đâu?
Sách bổ trợ là điểm tựa để học sinh khám phá tri thức
"Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" mang đến cho học sinh nhiều sự lựa chọn, hỗ trợ trong từng phân môn học.
Hội Xuất bản Việt Nam, Công ty Đường sách TP.HCM cùng các nhà xuất bản, công ty sách đã cùng thực hiện "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" với hơn 600 cuốn sách theo từng chủ đề, phân môn của chương trình giáo dục hiện hành, hỗ trợ cho quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh.
Trao đổi với Zing, nhà giáo Huỳnh Thế Nhã - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Chính Nghĩa (quận 5, TP.HCM) - chia sẻ về quá trình thẩm định, chọn lọc các đầu sách và sự cần thiết của danh mục trong việc hỗ trợ học sinh.
Phân loại danh mục sách bám sát năng lực của học sinh
- Việc đánh giá và nhận xét "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" được giáo viên dựa trên tiêu chí nào, thưa thầy?
- Việc đánh giá "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" được dựa trên hai tiêu chí là nội dung và hình thức.
Đầu tiên về hình thức, sách được chọn lựa phải phù hợp năng lực đọc của học sinh về số lượng chữ, cách dùng từ theo kịp khả năng của các em từng khối lớp.
Nhất là đối với trẻ lớp 1, số lượng chữ hoặc quá nhiều từ ngữ phức tạp sẽ khiến các em không thể đọc hoặc không nắm bắt được nội dung. Ngược lại, với những bạn khối lớp lớn hơn, nếu số lượng chữ ít, cách dùng từ đơn giản lại không phát huy, rèn luyện được năng lực đọc của các em.
Bên cạnh đó, mặt hình ảnh minh họa của sách cũng phải phù hợp khả năng tiếp nhận, tâm sinh lý của học sinh. Đó cũng là tiêu chí quan trọng đánh giá sách.
Nhà giáo Huỳnh Thế Nhã. Ảnh: NVCC.
Tiếp theo, về mặt nội dung, mỗi cuốn được chọn lựa, chúng tôi luôn chú trọng việc phù hợp chương trình học, theo từng phân môn. Sách bổ trợ từng môn rèn luyện cho học sinh việc đọc có mục đích, giúp các em có nguồn tư liệu phong phú hơn.
Trong việc lựa chọn, chúng tôi cũng chú trọng các quyển sách đảm bảo bám sát chương trình giáo dục phẩm chất cho học sinh, theo định hướng chương trình giáo dục 2018.
- Ngoài theo cấp học, danh mục sách được phân loại theo cách thức nào?
- Bên cạnh việc phân loại sách theo từng chương trình khối lớp, "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" còn được chia theo từng phân môn.
Đây được xem là giải pháp mang đến sự thuận tiện cho cả giáo viên lẫn học sinh. Các thầy cô dễ dàng tiếp cận nguồn sách của mình. Đối với các em, khi có danh mục sách theo phân môn, việc tìm kiếm tư liệu giúp tiết kiệm thời gian, lựa chọn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ví dụ, môn tiếng Việt có rất nhiều đầu sách phục vụ cho phân môn Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn... Như vậy, học sinh muốn đọc hiểu sâu về từng phân môn sẽ dễ dàng tìm kiếm, cũng như nắm bắt nội dung chi tiết hơn.
Giúp học sinh khám phá tri thức
- "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" sẽ có giá trị như thế nào trong quá trình dạy và học?
- Theo định hướng chương trình mới, năng lực tự học của học sinh được đề cao. Để phát huy được năng lực tự học, học sinh phải chủ động tìm kiếm, tiếp thu kiến thức.
"Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" giống nguồn tư liệu dồi dào và sẵn có, được sắp xếp, chọn lọc khoa học. Danh mục sẽ giúp các em có thêm nguồn tìm kiếm thông tin, có điểm tựa xuất phát trong việc chủ động khám phá tri thức hỗ trợ cho quá trình học tập.
Khi đã có thói quen tìm kiếm và đọc sách theo chủ đề, học sinh sẽ dần học được cách tư duy, chọn lựa sách phù hợp nhu cầu cũng như năng lực của bản thân.
Một số đầu sách hay được giới thiệu tới học sinh vào năm 2018. Ảnh: T.T.
- Theo thầy, hơn 600 đầu sách trong 5 năm học có quá nhiều với cấp tiểu học? Việc hình thành thói quen đọc sách của các em được nhà trường thực hiện như thế nào?
- Thật ra, 600 đầu sách cho 5 cấp học vẫn là không đủ và chưa phủ đều ở toàn bộ phân môn. Vì ban đầu khi phát hành sách, hầu hết đều phục vụ nhu cầu đọc riêng biệt chứ không phải bổ trợ cho từng phân môn.
Điển hình như môn Tiếng Việt, sách bổ trợ cho phân môn Luyện từ và câu khá ít và mỏng, hầu hết chỉ tập trung ở phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn. Thế nên, ở nhiều phân môn, số lượng sách vẫn không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của học sinh.
Chưa kể, 600 đầu sách mang đến nhiều sự chọn lựa, thoải mái hơn cho học sinh khi tìm kiếm tư liệu mà không bị quá hạn chế hay gò bó chỉ trong một vài cuốn sách.
Với tôi, nhìn con số 600 đầu sách có thể rất lớn nhưng khi trải dài trong 5 khối lớp cùng nhiều phân môn thì vẫn chưa đủ. Đây cũng không phải số lượng cuối cùng mà sẽ có sự bổ sung, cập nhật đầu sách mới.
- Việc đưa danh mục sách đến giáo viên, phụ huynh và học sinh sẽ được triển khai thế nào, cụ thể tại trường Chính Nghĩa đã có kế hoạch gì chưa?
- Sau khi có "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học", chúng tôi đã sắp xếp lại nguồn sách của thư viện, sau đó giới thiệu đến học sinh cũng như các bậc phụ huynh về danh mục này.
"Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" giống một nguồn tư liệu dồi dào và sẵn có, được sắp xếp, chọn lọc khoa học.
Thầy Huỳnh Thế Nhã
Trường Chính Nghĩa chú trọng phát triển năng lực đọc sách cho học sinh ở từng khối lớp. Ngay từ khi bước vào lớp 1, các em vẫn chưa biết chữ thì đã tiếp cận thư viện theo cách tìm hiểu về chức năng của khu đọc sách hoặc để các em tiếp cận sách có kênh hình ảnh nhiều hơn. Đây là cách mà các thầy cô tạo cho học sinh thói quen đọc sách.
Các em lớp lớn cũng là một mạng lưới giúp học sinh nhỏ hơn cùng đọc sách hoặc hướng dẫn tìm sách cho phù hợp nhu cầu. Thầy cô thường giúp đỡ học sinh cách tóm tắt nội dung, thông điệp khi các em hoàn thành một quyển sách.
Mỗi tuần, trường có tiết đọc sách hoặc giờ học ngay tại thư viện. Việc này nhằm giúp rèn luyện cho học sinh cách chọn lựa được sách theo chủ đề nhanh chóng hơn.
Chúng tôi không chỉ muốn học sinh đọc sách tại trường, lớp mà còn mong muốn tạo được thói quen đọc cho các em ngay tại gia đình. Việc giới thiệu danh mục sách đến phụ huynh sẽ phần nào giúp cha mẹ thuận tiện trong việc tìm kiếm nguồn sách cho tủ sách gia đình.
Mặt khác, danh mục sách này cũng là nguồn tham khảo, giúp phụ huynh có thể phần nào hỗ trợ hay giúp đỡ con em mình trong quá trình học tập, phát huy năng lực đọc sách ngay tại nhà.
Ra mắt khu trưng bày 'Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học' Đường sách TP.HCM hoạt động trở lại, khu vực trưng bày 'Tủ sách gia đình' và 'Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học' cũng được ra mắt để phục vụ bạn đọc. Ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty Đường sách TP.HCM, cho biết việc hình thành tủ sách và khu trưng bày xuất phát từ thực tế các...