Giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Theo dự thảo sửa đổi chùm thông tư 01-04, chỉ giáo viên hạng III ở các cấp học mầm non đến trung học phổ thông yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Ngày 20/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp luôn được giáo viên đặc biệt quan tâm.
Người viết xin làm rõ quy định về đối tượng nào cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong dự thảo trên.
Ảnh minh họa – VOV
Chỉ quy định giáo viên hạng III mới cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Điểm mới ở dự thảo quy định giáo viên chỉ còn duy nhất chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo Nghị định 89/2021/NĐ-CP.
Tại khoản 2 Điều 1, khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4 của dự thảo sửa đổi, bổ sung chùm Thông tư 01-04 quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non, phổ thông công lập hạng III có yêu cầu phải có “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.”
Tại khoản 13 Điều 1, khoản 12 Điều 2, khoản 13 Điều 3, khoản 8 Điều 4 của dự thảo có quy định bãi bỏ quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở hạng I, II.
Video đang HOT
Như vậy, theo hiểu biết của người viết, giáo viên ở hạng I, II cũ sẽ được bổ nhiệm sang hạng I, II mới nếu đủ thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề không cần minh chứng có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Nếu giáo viên hạng I, II cũ không đủ thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề thì được giữ nguyên mã số, hệ số lương đang hưởng, khi đủ thời gian giữ hạng thì được bổ nhiệm hạng I, II mới cũng không cần minh chứng có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên nào cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Như đã trình bày ở trên, chỉ giáo viên hạng III ở các cấp học mầm non đến trung học phổ thông trong quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 5 Điều khoản thi hành của dự thảo có quy định:
“Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với cấp học đang giảng dạy trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng.
Giáo viên đã được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và hiện đang giảng dạy nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của cấp học đang giảng dạy hoặc chứng chỉ tương đương thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Khi đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với cấp học đang giảng dạy hoặc chứng chỉ tương đương.”
Như vậy, với quy định này thì giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gồm các trường hợp sau:
Thứ nhất, giáo viên mới ra trường
Đối tượng giáo viên mới ra trường ở các cấp học, bậc học bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, kết thúc tập sự để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III, giáo viên trên phải nộp kèm chứng chỉ trên.
Trường hợp giáo viên tuyển dụng mới không qua tập sự thì trong vòng 01 năm, giáo viên phải nộp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Thứ hai, giáo viên đang giảng dạy
Giáo viên đang giảng dạy đã được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong vòng 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Thứ ba, giáo viên đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
Giáo viên đang ở hạng II, III muốn dự thi hoặc xét thăng hạng bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, chỉ còn duy nhất các trường hợp các giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục mới nếu không thuộc đối tượng nâng chuẩn, hoặc giáo viên sắp nghỉ hưu, không cần thi xét, thăng hạng, hoặc giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng không có nhu cầu bổ nhiệm hạng mới sẽ không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Các trường hợp giáo viên đang giảng dạy ở các hạng I, II, III yêu cầu phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong thời hạn 03 năm nhưng chưa có quy định cụ thể nếu giáo viên quá hạn nộp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp sẽ xử lý ra sao.
Vì trong tất cả các quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định nào giáo viên chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp phải xuống hạng, xuống hệ số lương hiện hưởng.
Về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới theo quy định tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP thời gian bồi dưỡng tối đa 06 tuần.
Tại dự thảo cũng quy định, giáo viên đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp các hạng trước đây được xem như là đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới, không cần bồi dưỡng thêm.
Trên đây là những gợi ý về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong dự thảo sửa đổi, bổ sung chùm Thông tư 01-04, giáo viên nên biết để học đúng đối tượng, tránh mất tiền oan.
Từ ngày 19/4 việc bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương GV chỉ cần 1 chứng chỉ
Từ ngày 19/4, giảng viên chỉ cần duy nhất một loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm, xếp lương, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định mới tại Thông tư 04/2022 (sửa đổi Thông tư 35/2020; Thông tư 40/2020) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng (giảng viên hạng I,II,III) như hiện hành.
Từ ngày 19/4/2022, mỗi giảng viên chỉ cần duy nhất một loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm đối với tất cả các hạng (I, II, III): không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng, mà quy định chung cho các hạng là phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Ảnh minh họa: Báo Thái Nguyên.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đối với tất cả các hạng (I, II, III): viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại thông tư này.
Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Đồng thời, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học quy định tại thông tư này.
Mỗi giáo viên sẽ chỉ còn một chứng chỉ bồi dưỡng Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, điều chỉnh các thông tư về chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên. Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy. Phát biểu tại hội thảo "Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ nhà...