Giáo viên lớp 1 nhiều khi phải “ăn bớt” các môn khác để dạy Tiếng Việt
Trẻ phải đi học trước tuổi sẽ đánh mất tuổi thơ nhưng chương trình học mỗi ngày một khó, liệu không đi học thêm có tiếp thu kiến thức kịp không?
Phụ huynh than vãn
Suốt cả tuần nay, cô em họ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết gia đình mình thường hay bất đồng cũng chỉ vì chuyện học và thi của cậu con trai đang học lớp 1.
Việc cho trẻ học thêm từ khi còn 4 tuổi là nhu cầu của nhiều phụ huynh hiện nay. (Hình biếm họa về dạy thêm học thêm của Satế)
Sau bữa ăn bữa chiều là hai mẹ con vào bàn ngồi học. Nhưng chỉ ít phút sau, tiếng quát nạt, la hét của mẹ kèm tiếng khóc rấm rức, tức tưởi của con lại vang lên.
Ngày nào cũng thế, đôi lúc không chịu được cảnh ồn ào, anh chồng lên tiếng vì thương con, thế là hai vợ chồng quay qua to tiếng cãi vã với nhau.
Chị Lan Chi cho biết, ngoài việc phải cho con đọc lại các âm vần, từ và câu đã học còn phải rèn đọc cả bài văn dài gần trang sách.
Nhiều tiếng, từ cậu bé còn đánh vần thì lấy đâu mà đọc cả một văn bản dài hàng trăm tiếng? Đâu chỉ đọc không, còn phải trả lời câu hỏi theo nội dung bài mà nhiều người thường nói đó là đọc hiểu. Đọc chưa thông thì chẳng có cách gì hiểu được nội dung của văn bản muốn nói gì.
Học sinh lớp 1 mà phải đọc cả văn bản dài thế này là quá sức (Ảnh: Thảo Ly)
Video đang HOT
Lượng kiến thức mỗi ngày học khá nhiều nên phần đông trẻ học trước quên sau. Nay, ôn lại để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra nhiều bài chị phát hiện con mình không nhớ mặt chữ.
Không riêng gia đình em họ tôi, một người bạn ở Bình Thuận có con học lớp 1 năm học này cũng trong hoàn cảnh ấy. Anh Hùng cho biết, đứa lớn học lớp 2, đứa nhỏ học lớp 1.
Thế nhưng, đứa lớn học có vẻ nhàn hơn vì những bài tập đọc có độ dài vừa phải nhưng đứa bé học lớp 1 lại vất vả hơn nhiều vì đọc viết chưa thông nhưng bài học lại quá dài.
Mới học đến tuần 15 con đã phải nghe viết một đoạn chính tả. Viết tiếng, từ còn chưa rành nên khi đọc chính tả con không thể viết đúng được.
Nói rồi, anh Hùng than vãn ngỡ đổi sách giáo khoa, thay mới chương trình học sinh sẽ được giảm tải việc học. Ai dè kiến thức nặng hơn nhiều sách giáo khoa cũ.
Giáo viên cũng đánh vật với trò
Cả tuần nay, cô giáo Hằng nói rằng để chuẩn bị cho đợt kiểm tra học kỳ sắp tới cô cùng học sinh đánh vật với bài vở nhưng vẫn còn nhiều em rất khó khăn khi phải đọc trơn những văn bản dài.
Các em buộc phải nghe viết một đoạn chính tả chứ không được nhìn bảng chép như trước đây. Vì thế, một lớp cũng chỉ mươi em đọc đúng, viết đúng yêu cầu.
Khi dạy, các cô ưu tiên dạy môn tiếng Việt nhiều nhất. Có cô còn “ăn bớt” thời gian của những môn học khác mà đầu tư cho tiếng Việt với mong mỏi học sinh đọc tốt hơn, viết đúng hơn.
Nhiều giờ ra chơi, các cô cũng phải nán lại để kèm thêm cho một số học sinh còn chậm nhưng xem chừng cũng chưa có tiến bộ nhiều.
Một số cô giáo cũng cho biết, trong lớp những em học tốt, tiếp thu bài nhanh phần lớn đã biết chữ trước khi vào lớp 1. Với nội dung kiến thức nặng như thế nếu trẻ không đi học trước sẽ rất khó đọc thông viết thạo theo yêu cầu của bài.
Phụ huynh tìm thầy dạy thêm
Lo cho con vào lớp 1 năm học 2021-2022 cũng khó theo kịp chương trình, nhiều phụ huynh vùng quê tôi đã tìm thầy cho con khi các bé đang là học sinh mẫu giáo. Tội cho những đứa trẻ mới lên 5 đang tuổi ăn tuổi chơi phải gò lưng luyện viết và luyện đọc.
Giáo viên nhận dạy đa phần là giáo viên mẫu giáo sau giờ tan trường đã chở luôn các em về nhà để dạy chữ.
Chúng ta cứ hô hào chấm dứt dạy thêm, trẻ phải đi học trước tuổi sẽ đánh mất tuổi thơ nhưng kiến thức học mỗi ngày một khó, liệu không đi học trước có theo kịp hay không?
Giáo viên phải ứng biến linh hoạt
Ngành GD-ĐT đã thực hiện nhiêu giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai chương trình SGK lớp 1 mới, giúp GV chủ động trong năm đầu thực hiện chương trình.
Một tiết học của HS lớp 1 tại Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (TX. Phú Mỹ).
CÒN NHIỀU BĂN KHOĂN
Bà Nguyễn Thị Mộng Thu, Phó trưởng Phòng Mầm non-Tiểu học (Sở GD-ĐT) cho biết, qua dự giờ, trao đổi, có thể thấy một bộ phận GV chưa chủ động, linh hoạt trong giảng dạy SGK mới. Đơn cử như với môn Toán, trong SGK vẽ minh họa phép tính với viên sỏi, trái bóng, chong chóng..., một số GV suy nghĩ rập khuôn rằng, phải có những đồ dùng tương tự như SGK thì mới tổ chức dạy được.
Hay trong bài học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, có GV còn cứng nhắc yêu cầu HS sắp xếp các khối hộp giống hệt như minh họa trong SGK. Bên cạnh đó, môt sô GV còn lúng túng cách hướng dẫn HS nhận biết khối hộp chữ nhật, lập phương. Có GV lại băn khoăn về viêc co nên yêu cầu HS học thuộc lòng bảng phép tính cộng, trừ hay không; dạy HS phép tính theo cột ngang hay cột dọc...
Ở bộ môn Tiếng Việt, nhiều hình ảnh trong SGK không thể hiện được bản chất của từ ứng dụng mà sách đưa ra, khiến GV gặp khó khăn khi giải thích nghĩa của từ cho HS. GV cũng cho rằng yêu cầu của chương trình mới khá cao khiến GV lo lắng về việc học trò bị "hụt hơi".
Cô Lê Thị Kim Nhung, GV Trường TH Trần Phú (huyện Xuyên Mộc) chia sẻ: "SGK môn Tiếng Việt có khá nhiều bài có những đoạn văn dài. Điển hình trong cuốn SGK Tiếng Việt 1 tập 2 (bộ Chân trời sáng tạo) có bài Bông hoa niềm vui, trong đó có đoạn văn dài 118 tư. Viết lên bảng thì quá dài mà không viết thì trẻ khó tập trung. Với những văn bản đọc có dung lượng dài như vậy, GV nên giải quyết như thế nào để việc luyện đọc, luyện viết cho HS đạt hiệu quả?".
SGK KHÔNG PHẢI LÀ "PHÁP LỆNH"
Tại hội thảo giải đáp, hướng dẫn các hình thức tổ chức, giảng dạy môn Toán, Tiếng Việt đối với lớp 1 do Sở GD-ĐT tổ chức cuôi tuân trươc, PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, bộ sách Chân trời sáng tạo) cho biết, văn bản trong tất cả các cuốn SGK Tiếng Việt 1 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều có dung lượng dài hơn SGK cũ do khả năng đọc-viết-nói-nghe của HS hiên nay đã nâng cao hơn so với 20 năm trước.
GV có thể linh hoạt dùng máy chiếu, bảng tương tác hoặc ghi lên bảng đoạn cần luyện đọc. Tuy nhiên, GV cũng có thể khuyến khích HS sử dụng SGK vì đọc sách, sử dụng sách là một ky năng cần hình thành và rèn luyện cho HS ngay từ lớp 1. Với các bài đọc dài, GV nên cho HS đọc nối tiếp trong các nhóm nhỏ để tăng lượt đọc cho các em.
Điểm nổi bật của SGK Tiếng Việt 1 (bộ Chân trời sáng tạo) là sắp xếp bài học theo chủ đề ngay từ tuần đầu tiên. Việc sắp xếp bài học âm chữ, vần theo chủ đề giúp HS ghi nhớ kiến thức mới và truy xuất kiến thức đã có tốt hơn, giúp HS phát triển ngôn ngữ tôt hơn. Mặt khác, việc sắp xếp theo một chủ đề với tất cả các mạch kiến thức có liên quan đến nhau ngay trong từng bài học và giữa các bài học trong tuần sẽ giúp HS không bị gián đoạn mạch tiếp thu, suy nghĩ và tư duy trong khi học.
"Với dụng ý như trên, khi gặp các từ ứng dụng không có hình ảnh minh họa cụ thể, GV có thể gợi mở cho HS "truy xuất" kiến thức trong những bài học trước đó để hiểu được ý nghĩa của từ đưa ra. Ngoài ra, GV nên chủ động, sáng tạo đưa ra những cách khác nhau để HS tiếp cận từ mới", PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha cho hay. Theo ba, SGK và cả sách hướng dẫn cho GV đều không phải là pháp lệnh mà chỉ là phương án dạy học. Vì vậy, GV cần căn cứ vào tình hình thực tế để đê ra giải pháp. GV tuyệt đối không bắt HS học thuộc lòng các bài đọc, chỉ cần các em nhận biết và đọc được các chữ trong bài.
ĐỪNG DẠY THEO LỐI NGHĨ CỦA NGƯỜI LỚN
Đồng quan điểm, PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên môn Toán lớp 1, bộ SGK Cánh diều) cho rằng không nên buộc HS phải ngay lập tức học thuộc các phép tính trong bảng cộng trừ mà có thể cho các em tra cứu trong những trường hợp quên phép tính.
Mỗi lần tra cứu, GV lại nhắc HS cách ghi nhớ bảng, cách nhẩm để tìm kết quả phép tính. "Mỗi GV phải là kỹ sư thiết kế bài giảng, không lệ thuộc vào SGK, vở bài tập hay sách hướng dẫn, phải chủ động nắm bắt nội dung, yêu cầu của bài học một cách hệ thống để xây dựng kế hoạch giảng dạy, đồng thời chia bài học thành tưng chăng để HS làm quen dần với các phép tính", PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt giai thich thêm.
GS.TS. Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên môn Toán, bộ SGK Cánh diều) cho hay, yêu cầu đặt ra với HS lớp 1 chỉ đơn giản là sau khi hoàn thành chương trình, các em biết tính toán và nhận diện hình khối nên GV và phụ huynh không nên đặt ra áp lực quá lớn để "làm khổ" trẻ. Trong SGK môn Toán của bộ sách này, cách tìm kết quả của các phép tính được hình thành dựa trên thao tác thêm, bớt với sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan như que tính, chấm tròn, ngón tay...
Để HS nắm được cách tìm kết quả phép tính, GV cần tổ chức cho HS hoạt động theo các chặng như: cho HS thao tác trên vật thật (hoặc đồ dùng trực quan) để tìm kết quả phép tính; thao tác trên mô hình; thực hiện trên con số và phép đếm... Khi HS đã thành thạo cách tìm kết quả phép tính trên vật thật và trên mô hình, GV từng bước hướng dẫn HS thực hiện trừ trên số và phép đếm. Tùy vào tình hình thực tế của HS, GV tổ chức dạy cách trừ với các chặng cho phù hợp.
"Với quan điểm dạy đâu chắc đó, học đâu chắc đó, GV tổ chức các hoạt động để HS nắm chắc từng chặng. Có thể chọn phân bổ thời gian hướng dẫn từng chặng linh hoạt với HS", GS Thái nói. GV có thể có nhiều cách tổ chức dạy học linh hoạt, chẳng hạn như tổ chức cho HS hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm bốn, tổ chức trò chơi đố bạn...
Với nội dung nhận diện hình khối, ở lớp 1, GV hướng dẫn các em bước đầu nhận diện bằng trực quan sinh động (nhìn, cầm, nắm), không dạy các em nhận diện bằng kiến thức về cạnh, góc, bởi đó là "nhiệm vụ" của chương trình lớp 5. "Điểm mấu chốt là GV phải dạy học trên cơ sở hiểu trẻ, theo tiến trình nhận thức của trẻ, đừng dạy học theo lối nghĩ của người lớn", GS Đỗ Đức Thái nhấn mạnh.
CTGDPT mới: Giáo viên chủ động linh hoạt, gia đình đồng hành sẽ thành công Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã bước vào triển khai CT và SGK lớp 1 hơn 2 tháng. Xác định đổi mới là hành trình cần có thời gian và không dễ dàng nên nhà trường, GV đã chuẩn bị tâm thế vững vàng để "nhập cuộc" . Bước qua bỡ ngỡ Sau hơn 2 tháng triển khai CT, SGK lớp 1, cơ bản...