Giáo viên không được bêu tên học sinh trước lớp, trường
Cô Văn Quỳnh Giao quan niệm nhà trường là nơi giáo dục học sinh, không phải tòa án hay nhà tù để đẩy các em đến bước đường cùng, lên án đúng sai rồi trừng trị.
Suốt bao năm gắn bó với nghề giáo, cô Văn Quỳnh Giao, Phó hiệu trưởng trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) luôn tâm niệm lời dặn của cố nhà giáo Văn Như Cương về kỷ luật học sinh.
“Hồi còn sống, bao giờ thầy cũng yêu cầu tất cả giáo viên trong trường việc kỷ luật học sinh hay có vấn đề gì, không bao giờ nêu tên các em trước lớp”, cô Giao nhớ lại.
Việc bêu tên học sinh trước lớp, trường là biện pháp kỷ luật không được cho phép. Ảnh: Getty Images.
Nhà trường không phải tòa án hay nhà tù
Cô Quỳnh Giao cho hay thay vì bêu tên học sinh trước lớp, thầy Văn Như Cương chỉ cho phép nêu hiện tượng, vi phạm của em đó. Giáo viên sẽ nói chuyện riêng với em đó hoặc phụ huynh để phối hợp giáo dục.
Hồi đó, cô Giao hỏi lại thầy Cương tại sao lại không nêu tên người vi phạm để cảnh cáo, răn đe và nhận lại câu trả lời đầy nhân văn.
Theo cô Giao, thầy giải thích việc nêu tên học sinh phạm lỗi trước lớp có thể khiến em đó bị xa lánh vì khi họp phụ huynh xong, một số người có thể cảnh cáo con không được chơi với bạn. Như vậy là phản giáo dục.
Cô nói thêm thầy Cương thường phê bình giáo viên nào bêu tên học sinh trước lớp. Thầy quán triệt rất rõ giáo viên chủ nhiệm cần gặp riêng học sinh, phụ huynh. Nếu các em đã rút kinh nghiệm, tiến bộ, giáo viên không được nhắc lại lỗi đó nữa.
Video đang HOT
Cách làm của nhà giáo Văn Như Cương ảnh hưởng rất lớn đến nhiều thế hệ giáo viên tại trường Lương Thế Vinh. Bản thân cô Văn Quỳnh Giao cũng luôn tâm niệm nhà trường là nơi để giáo dục học sinh, không phải tòa án hay nhà tù để đẩy học sinh đến bước đường cùng, lên án đúng sai rồi trừng trị các em.
“Môi trường giáo dục cần phân tích cho học sinh hiểu đúng – sai, điều nên làm – không nên làm, giáo dục để các em hướng thiện, chứ không bêu rếu cho cả lớp thấy như trường hợp nữ sinh tự tử ở An Giang”, cô Giao nhấn mạnh.
Phó hiệu trưởng Văn Quỳnh Giao nói thêm trường Lương Thế Vinh chú trọng rèn kỷ luật cho học sinh nhưng đảm bảo tính nhân văn, yêu thương học trò để các em trưởng thành thành người tốt. Cô cho rằng người làm giáo dục không nên khiến học trò phải bức xúc, dồn các em đến bước đường cùng.
Việc kỷ luật học sinh cần mang tính nhân văn, với mong muốn tốt cho học sinh. Ảnh: Understood.
Phạt học sinh là điều bất đắc dĩ
Tuy nhiên, cô Văn Quỳnh Giao khẳng định giáo viên vẫn phải phạt học sinh. Song đó là chuyện bất đắc dĩ, không còn cách nào khác, nhà giáo mới áp dụng hình phạt.
Theo cô, khi học trò mắc lỗi, đầu tiên, người thầy cần phân tích để các em hiểu, rút kinh nghiệm. Đây là điều giáo viên mong mỏi nhất. Nhưng với những em bị nhắc nhở vẫn không sửa đổi, thầy cô đành phạt để giáo dục học sinh.
“Nếu bỏ hết, không cho phạt học sinh, tôi nói thật, giáo viên sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, hình phạt không bao giờ được mang tính bạo lực”, cô Quỳnh Giao nêu ý kiến.
Theo cô, khi học sinh phạm lỗi, giáo viên cần xử lý theo trình tự. Ban đầu, họ chỉ nên nhắc nhở học sinh. Đến lần thứ hai, thầy cô có thể gặp để phân tích, hướng dẫn các em rút kinh nghiệm. Đến lần thứ 3, giáo viên nói chuyện với phụ huynh, bàn cách giải quyết. Nếu vẫn không được, giáo viên, nhà trường và cha mẹ học sinh sẽ có biện pháp phù hợp.
Thực tế, suốt bao năm gắn bó với nghề giáo, cô Giao từng gặp những học trò nhắc nhở, phân tích đến 10 lần vẫn không chịu rút kinh nghiệm. Chỉ khi bắt viết bản kiểm điểm, các em mới không tái phạm.
Cũng có trường hợp, nhà trường phải thống nhất trước với phụ huynh rồi mời cả học sinh lên, “dọa” trả học bạ nếu em còn vi phạm. Tất nhiên, cách làm này phải thỏa thuận và nhận được sự đồng ý của phụ huynh.
Cô kể thêm từng có phụ huynh nhờ trường đình chỉ học con mình 3 ngày để gia đình cho con đi làm việc rửa xe. Lúc đó, con tự thấy đi làm vất vả, đi học thích hơn rồi cố gắng sửa sai.
Với quy định mới, Bộ GD&ĐT bỏ hình thức kỷ luật phê bình học sinh trước lớp, trường. Song cô Văn Quỳnh Giao cho rằng nếu học sinh vi phạm, trường có thể nêu hiện tượng đó trước toàn trường và cho biết có thể đưa ra hình thức xử phạt như thế nào để những em khác tránh và tuyệt đối không nêu tên học sinh cụ thể.
Công tác tại trường nổi tiếng trong việc rèn nề nếp, cô Văn Quỳnh Giao khẳng định học sinh cần học tính kỷ luật. Điều này có lợi cho các em khi trưởng thành, đi làm.
“Điều quan trọng, hình thức kỷ luật phải nhân văn, hướng tới mục đích cuối cùng là giáo dục các em”, cô Giao nhắc lại.
Không phê bình học sinh trước lớp: Giáo viên nói gì?
Bỏ quy định phê bình học sinh trước lớp được xem là tích cực, đề cao tính giáo dục.
Không phê bình học sinh trước lớp: Tìm cách răn đe hợp tình, hợp lý hơn. Ảnh minh hoạ: Trung tâm giáo dục phổ thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM.
Theo các thông tư của Bộ GDĐT ban hành về Điều lệ trường Tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học sắp có hiệu lực, sẽ có nhiều thay đổi trong quy định kỷ luật học sinh.
Theo đó, nếu như trước đây, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình.
Thì nay, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, hay thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Điểm mới được đưa ra là giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Nhiều giáo viên cho rằng, quy định này mang tính nhân văn và có thể giúp thay đổi hành vi của học sinh. Việc "nhắc nhở, giúp đỡ, động viên các em khắc phục khuyết điểm" thay vì phê bình trước cả lớp, trước toàn trường giúp học sinh cảm nhận được tình thương và sự quan tâm, tôn trọng các em của thầy cô.
Ông Thiều Quang Thịnh (giáo viên trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM) nhìn nhận, giáo dục không chỉ dạy kiến thức mà còn góp phần hình thành đạo đức và nhân cách cho học sinh. Trong đó, việc tôn trọng nhân phẩm, danh dự các em là một điều cần phải lưu tâm. Vì vậy, việc học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập ở mức độ lần đầu, chưa phải nghiêm trọng không nên phê bình học sinh nơi công cộng.
"Bản thân các giáo viên đều mong muốn học sinh ngoan hiền, dễ dạy nhưng khi các em chưa ngoan thì chắc chắn các em đang có những vướng mắc hoặc trở ngại trong nhận thức và tâm lý. Nếu giáo viên cứ vạch lỗi để phê bình sẽ làm học sinh cảm nhận mình không tốt, không được tôn trọng. Như thế thì càng làm cho tâm lý các em dễ bị tổn thương hơn. Và chắc chắn việc giáo dục, uốn nắn đạo đức các em cũng cần thêm nhiều thời gian hơn" - ông Thịnh nói.
TS Nguyễn Văn Khả (Giám đốc Trung tâm giáo dục phổ thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM) cũng đồng tình với quy định mới mà Bộ GDĐT ban hành.
Ông Khả đánh giá, việc phê bình các em nơi đông người là cách làm phản giáo dục, khiến học sinh ngày càng tự ti hơn. Cần sự thấu hiểu, lắng nghe, chia sẻ để các em nhìn ra điểm sai và từ đó thay đổi.
Trước những học sinh có hành vi sai, ví dụ gây thương tích cho bạn học có tổ chức, ông Khải lựa chọn cách trao đổi trực tiếp với phụ huynh. "Giáo dục còn bao gồm cả sự dạy bảo từ gia đình. Tôi luôn lắng nghe phụ huynh để hiểu thêm tâm lý của học sinh rồi nhà trường và gia đình cùng lựa chọn hướng giáo dục tốt nhất cho các em" - ông Khả cho biết.
Những lần giáo viên nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp học sinh gặp khó sẽ là cầu nối giúp tình cảm thầy trò ngày càng khắng khít, giúp học sinh mắc lỗi đỡ cảm thấy tự ti và dễ bộc lộ những điều chưa dám nói.
Kỷ luật tích cực liệu có rèn luyện được học sinh? Kỷ luật tích cực là làm cho học sinh vào nề nếp trong bầu không khí tích cực, với những biện pháp sư phạm giúp cho học sinh nhận ra được tại sao việc này lại sai. Năm học này ngành Giáo dục đã ban hành một số quy định mới, trong đó có quy định "không phê bình học sinh trước lớp,...