Giáo viên giỏi cách thiết kế giáo án điện tử lôi cuốn
Việc dạy học bằng giáo án điện tử sẽ mang đến những tiết học hấp dẫn, lôi cuốn, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên, đằng sau mỗi tiết dạy bằng giáo án điện tử là rất nhiều tâm sức, những đêm dài thao thức của người giáo viên tâm huyết với nghề.
Cô giáo Trần Thị Thu Hương trong một giờ giảng bằng giáo án điện tử
Khâu quyết định thành bại của giáo án điện tử
Là giáo viên giỏi, từng đoạt giải khuyến khích cấp quốc gia cuộc thi Thiết kế bài giảng e-learning, cô giáo Trần Thị Thu Hương (Trường tiểu học Nguyễn Công Trứ – Quận Lê Chân – TP Hải Phòng) cho biết: Công tác chuẩn bị là khâu vất vả nhất đối với giáo viên và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc soạn giáo án và tiến trình tiết học.
Ưu thế của việc sử dụng giáo án điện tử là chuyển tải dễ dàng, hiệu quả kiến thức. Nhưng để có được một clip phim tư liệu, những hình ảnh sinh động, lược đồ, hình vẽ động là điều không dễ. Nó đòi hỏi giáo viên phải thành thạo kỹ năng tìm kiếm trên internet và khả năng sử dụng thành thạo một số phần mềm hỗ trợ – điều này không phải giáo viên nào cũng tiếp cận được.
“Khi đã có đoạn phim hay hình ảnh rồi thì việc lựa chọn, xử lí, sử dụng như thế nào cũng khiến không ít giáo viên lúng túng. Nhiều giáo viên thậm chí thích đưa tất cả những hình ảnh mình có vào bài giảng. Do tính chất khó khăn của khâu này nên có thầy cô chấp nhận “lấy” giáo án trên mạng về sử dụng hoặc chỉnh sửa, nhưng đa số những giáo án này đều khá sơ sài và không khoa học…” – cô Trần Thị Thu Hương .
Cô Trần Thị Thu Hương nhận Bằng khen trong cuộc thi Thiết kế bài giảng e-learning cấp quốc gia
Làm thế nào để có một giáo án điện tử hấp dẫn
kinh nghiệm, cô Trần Thị Thu Hương cho rằng, để khắc phục những khó khăn nói trên, trước hết người giáo viên phải xác dịnh được trọng tâm nội dung kiến thức cần truyền tải. Sau đó, thiết kế bài giảng trên PowerPoint.
Dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng bình thường nhưng chú ý chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), còn clip và audio thì dùng phần mềm Present để đưa vào sau.
Tiếp theo là phần nội dung các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. Phải tạo những câu hỏi đúng, phù hợp với nội dung bài học (câu hỏi không nhất thiết cứ phải cho điểm). Thiết kế trên PowerPoint thật hoàn thiện với kênh hình và kênh chữ.
Video đang HOT
“Giáo viên viết lời giảng ra giấy thật cẩn thận chi tiết, chuẩn về ngôn ngữ, chuẩn về kiến thức, trọng tâm tránh dài dòng trong từng slide, để sau này có thể ghi được âm thanh và chèn vào từng trang. Cuối cùng là kết hợp tất cả nội dung và đóng gói bài giảng” – cô Trần Thị Thu Hương lưu ý.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tại sao sáng kiến kinh nghiệm lại được ưu ái hơn các phong trào thi đua khác?
Phong trào thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi thì không mấy người chủ động tham gia nhưng sáng kiến kinh nghiệm thì một số giáo viên rất nhiệt tình.
ảnh minh họa
LTS: Đưa ra những quan điểm về việc hiện nay viết sáng kiến kinh nghiệm lại được các thầy cô ưu ái hơn các phong trào thi đua khác, thầy giáo Nguyễn Cao đã có những về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trong bất kể ngành nghề nào thì việc phát động các phong trào thi đua cũng là điều cần thiết nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị.
Ngành giáo dục cũng vậy, dù một số giáo viên có chán các phong trào thi đua của ngành như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận được một thực tế là nếu không thi đua thì chắc chắn sẽ tạo nên một sức ỳ rất lớn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành.
Tuy nhiên, thi đua như thế nào và cách ghi nhận, cách xét thi đua cũng như các văn bản hướng dẫn xét thi đua, đánh giá công, viên chức ra sao thì lại là một vấn đề không phải bao giờ cũng chính xác và phù hợp.
Nếu hướng dẫn xét thi đua, đánh giá cuối năm sát thực tế thì sẽ tạo được động lực phấn đấu cho mọi người, nếu hướng dẫn không sát hoặc chưa phù hợp sẽ tạo ra sự chán nản, thờ ơ cho mọi người.
Thế nhưng, nhìn từ các văn bản hiện nay cũng như thực tế thực hiện của các đơn vị trường học thì chúng tôi vẫn cảm nhận còn nhiều bất cập, hạn chế.
Điều này thể hiện rất rõ trong Nghị định 56 của Chính phủ (đã được sửa đổi bằng Nghị định 88) và Thông tư 35 của Bộ giáo dục về chỉ tiêu và vị trí của việc viết, công nhận sáng kiến kinh nghiệm đối với các đơn vị trường học hiện nay.
Nếu như tại điểm d của điều 25, Nghị định 56 của Chính phủ đã hướng dẫn việc đánh giá cuối năm thì cán bộ, công, viên chức phải:
"Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận" thì mới được xếp loại từ "hoàn thành nhiệm vụ" trở lên.
Khi Nghị định 88 của Chính phủ về sửa đổi một số điều trong Nghị định 56 thì bỏ quy định này đối với 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng, quy định trên vẫn giữ lại cho mức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Vậy là giáo giáo viên nào muốn "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" bắt buộc vẫn phải có 01 sáng kiến kinh nghiệm được "cấp có thẩm quyền công nhận".
Mới đọc qua thì nhiều người nghĩ rằng đây đã là điều phù hợp nhưng thực tế khi áp dụng (từ năm học này) sẽ nảy sinh nhiều bất cập và chưa thể đánh giá chính xác được sự cống hiến của mỗi cá nhân trong từng đơn vị.
Chẳng hạn, nếu giáo viên thi giáo viên giỏi các cấp (trường, huyện, tỉnh) thì đều phải trải qua 3 vòng: lí thuyết (từ 8 điểm trở lên), sáng kiến kinh nghiệm (từ 6 điểm trở lên), thi dạy thực hành (1 tiết giỏi, 1 tiết khá trở lên).
Như vậy, nếu giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi thì sáng kiến kinh nghiệm chỉ là 1 trong 3 điều kiện bắt buộc để đánh giá và xếp loại, công nhận danh hiệu giáo viên giỏi.
Vì thế, ta thấy rất rõ là các điều kiện thi giáo viên giỏi các cấp ngặt nghèo, khắt khe hơn rất nhiều việc thực hiện 1 sáng kiến kinh nghiệm.
Thế nhưng, đỗ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh thì cũng không được xếp loại "xuất sắc" như đạt giải sáng kiến kinh nghiệm...cấp trường.
Tại điểm a, khoản 2, Điều 10 của Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT như sau: "Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; giáo viên trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên" thì mới được quy đổi thành sáng kiến kinh nghiệm để đề nghị xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
Như vậy, rõ ràng là vô cùng phi lí khi quá đề cao sáng kiến kinh nghiệm. Bởi, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở muốn thi giáo viên giỏi cấp huyện thì phải có 2 lần là giáo viên giỏi cấp trường (2 năm), thi cấp tỉnh phải 2 lần là giáo viên giỏi cấp huyện (4 năm) với muôn vàn khó khăn. Nhất là thi thực hành phải thi ở một đơn vị khác, mỗi tiết mỗi khối dạy.
Vào lớp dạy mà không biết đặc điểm, khả năng của học sinh trường bạn nên nhiều khi giảng dạy rất khó được đánh giá cao về tiết dạy thực hành. Nếu học sinh có sự hợp tác với thầy còn đỡ, gặp lớp không muốn hợp tác thì coi như trượt.
Không chỉ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mà ngay cả giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên cũng không được quyền lợi bằng sáng kiến kinh nghiệm là bất công vô cùng.
Mấy năm qua, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt từ giải 3 cấp tỉnh trở lên mới được quy đổi bằng sáng kiến kinh nghiệm.
Nhưng, năm nay nếu áp dụng Nghị định 88 cho việc đánh giá viên chức thì cho dù giáo viên có bồi dưỡng học sinh đạt giải gì đi chăng nữa cũng không được xếp loại viên chức ở mức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Trong khi ôn học sinh giỏi vô cùng vất vả, ròng rã nhiều tháng trời, thậm chí có đơn vị có kế hoạch ôn suốt cả cấp học.
Khó khăn gấp nhiều lần mới đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hoặc có học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên nhưng theo hướng dẫn của Nghị định 88 của Chính phủ thì cũng không được xếp "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" và chỉ được xét đến danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
Trong khi sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần cấp trường công nhận lại được xếp loại viên chức "xuất sắc", được xét đến tất cả các loại danh hiệu thi đua thì thật là oái oăm vô cùng.
Vì thế, Nghị định 88 sửa đổi vẫn chưa thể hiện được sự công bằng và tạo được động lực phấn đấu cho nhiều phong trào khác mà tiếp tục nuôi dưỡng bệnh giả dối, háo danh của một số người khi tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.
Thực ra, xếp loại viên chức cuối năm xuất sắc và hoàn thành tốt trở xuống khác nhau rất nhiều về quyền lợi của mỗi giáo viên.
Bởi khi được xếp loại xuất sắc thì được xét danh hiệu thi đua cao, được đánh giá đảng viên cuối năm cũng ở mức cao và bên công đoàn cũng được ưu ái để xét đề nghị thi đua. Mỗi danh hiệu thi đua đi liền với "khen" và "thưởng".
Vì thế, phong trào thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, bồi dưỡng học sinh giỏi thì không mấy người chủ động tham gia nhưng sáng kiến kinh nghiệm thì một số giáo viên rất nhiệt tình.
Bởi, viết sáng kiến kinh nghiệm bây giờ nhiều giáo viên chỉ cần ngồi "cắt, dán" vài tiếng đồng hồ là thành một đề tài để "đem chuông đi đánh xứ người"...!
Trong khi các phong trào khác phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả tâm huyết mới có thể đạt giải. Thật là phi lí vô cùng...
Theo Giaoduc.net
Hải Phòng đạt kỷ lục tại kì thi học sinh giỏi quốc gia 2018 Với 90 học sinh đoạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2018 trong đó có 11 giải Nhất, Hải Phòng đã lập kỷ lục tại kì thi năm nay. ảnh minh họa Ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Đây là niềm tự hào lớn của học sinh thành phố Cảng,...