Giáo viên được thoải mái sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp?
So với Điều lệ trường Tiểu học tại Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, Điều lệ mới đã bỏ nội dung cấm giáo viên sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ mới của trường tiểu học ngày 04/9/2020 tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ 20/10/2020, đã dấy lên ý kiến: Giáo viên được thoải mái sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
Tại sao lại xuất hiện luồng ý kiến này?
Điều 37 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT có viết: Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm.
Điều 38. Các hành vi giáo viên không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.[1]
Không còn quy định cấm giáo viên sử dụng điện thoại trong giờ dạy nữa. (Ảnh minh họa: AN)
Video đang HOT
Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học và Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/ 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sửa đổi, bổ sung Điều 40, bổ sung thêm Điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học.
Nội dung Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có ghi:
“Điều 31. Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên
1. Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật, trong đó cần chú ý:
a) Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
b) Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
c) Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
d) Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
đ) Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
2. Nhân viên không cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và các công việc khác của nhà trường”.
So với Điều lệ trường Tiểu học tại Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, Điều lệ mới đã bỏ nội dung cấm giáo viên sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.[2]
Vậy có phải giáo viên được thoải mái sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp?
Điện thoại di động không còn đơn giản là phương tiện liên lạc mà còn trở thành phương tiện kiếm tiền, giải trí… của người dùng.
Với một số giáo viên tâm huyết, yêu nghề, yêu công nghệ, điện thoại di động còn là công cụ hữu hiệu để áp dụng phương pháp dạy học mới, đưa học sinh vươn ra thế giới.
Vì thế, Điều lệ Trường tiểu học bỏ nội dung cấm giáo viên sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp là phù hợp.
Thực tế hiện nay gần như 99.99% giáo viên có điện thoại di động. Nếu đang giảng bài, chuông điện thoại reo, mạch kiến thức giáo viên bị gãy, mức độ tập trung chú ý của cả thầy và trò bị giảm, mất hứng thú.
Không ít giáo viên hiện nay có nghề “tay phải” bán hàng online, điện thoại luôn ở chế độ… sẵn sàng. Giáo viên vừa dạy, vừa trả lời đơn hàng,vừa bán hàng online,… thì tiết học liệu còn đạt yêu cầu?
Vì vậy sử dụng điện thoại di động như thế nào trong giờ dạy phản ánh văn hóa, lòng tự trọng, tôn trọng nghề nghiệp và học trò của nhà giáo.
Sinh thời Giáo sư Văn Như Cương đã từng chia sẻ/: “Có những cuộc họp, người ta yêu cầu tắt điện thoại di động để tôn trọng người khác. Vì vậy giáo viên cũng không được dùng di động khi đang giảng bài.
Kể cả giáo viên đó cần chờ một cuộc điện thoại quan trọng như có người ốm hoặc có việc gấp gia đình, cũng không được nghe máy khi đang giảng vì như thế là không tôn trọng học sinh. Nếu giáo viên đang giảng, lại ra ngoài nghe máy 5-10 phút, giờ học sẽ ra sao?”.[3]
Vì vậy nội quy nhà trường cần có thêm nội dung: Giáo viên không được sử dụng điện thoại di động làm việc riêng khi đang giảng dạy trên lớp.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-41-2010-TT-BGDDT-Dieu-le-Truong-tieu-hoc-116657.aspx
[2] https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-28-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-tieu-hoc-190610-d1.html
[3] https://www.giaoduc.edu.vn/co-nen-dung-dien-thoai-di-dong-trong-truong-hoc.htm
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Những tiết học không biên giới
Quy định học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ mục đích học tập, dưới sự đồng ý của giáo viên đã nhận được sự đồng tình của giáo viên và chuyên gia.
Những tiết học không biên giới qua chiếc điện thoại. Ảnh có tính chất minh họa/internet
Theo thầy Nông Ngọc Trọng - giáo viên ngữ Văn (Trường THPT An Mỹ, Bình Dương), quy định này mở ra cho học sinh nhiều cơ hội học tập mới. Ngoài phấn trắng, bảng đen, sách vở; học sinh có thể học qua điện thoại - thiết bị công nghệ tiện ích cho mọi người.
Thời đại 4.0, thế giới nằm trong bàn tay của chúng ta, vì thế không nên cấm đoán học sinh sử dụng điện thoại trong học tập.
"Vì thế, tôi đồng ý với quy định cho phép học sinh mang điện thoại vào lớp phục vụ cho học tập nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên. Bản thân chúng tôi cũng phải nhờ vào công nghệ, trong đó có điện thoại để tra cứu, cập nhật kiến thức mới nhằm bổ sung vào bài giảng của mình.
Do vậy tại sao không để học sinh cùng tương tác, cùng khám phá kiến thức ngay trong giờ học qua điện thoại. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo ra những tiết học không biên giới.
Chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh, học sinh có thể tìm hiểu kiến thức khắp năm châu và có thể làm quen, kết nối với bạn bè quốc tế. Như vậy chúng ta đang từng bước giúp các em trở thành những công dân toàn cầu" - thầy Trọng đặt vấn đề.
Thầy trọng viện dẫn, đơn cử như dịch Covid-19 vừa rồi, nếu không có điện thoại thì rất khó để giáo viên và học sinh dạy - học trực tuyến. Việc quản lý học sinh cũng nhờ vào điện thoại.
Đặc biệt, với giáo viên vùng khó, có điện thoại sẽ góp phần vào việc quản lý học tập của học sinh thuận lợi hơn. Chẳng hạn như: Giao bài tập hoặc nhiệm vụ học tập cho học trò. Hoặc thầy - trò có thể trao đổi bài học qua điện thoại.
Tuy nhiên, theo thầy Trọng, để học sinh sử dụng điện thoại hiệu quả, đúng mục đích, cần có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể hơn của Sở GD&ĐT và của nhà trường; đặc biệt là cần sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Khẳng định, đây là quy định tốt, có hướng mở, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng trao đổi, cần phân định rõ: học sinh chỉ được dùng điện thoại trong giờ học nếu được giáo viên cho phép, đặc biệt phải dùng điện thoại vào mục đích học tập. Nếu học sinh lợi dụng để làm việc khác là vi phạm nội quy và vi phạm kỷ luật.
"Tôi hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã rất cởi mở khi đưa ra quy định này. Điều này cũng phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới" - TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:
Hiện nay, sách giáo khoa không phải là phương tiện duy nhất để thầy - trò dạy -học. Học sinh có thể học tập thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Vậy tại sao chúng ta lại cấm học trò sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ vào mục đích học tập.
Nếu là điện thoại thông minh có kết nối internet thì bổ trợ rất nhiều cho học sinh trong học tập. Chẳng hạn như: Giáo viên có thể hướng dẫn sử dụng các phần mềm về đồ họa, hình học; hoặc các phần mềm học tiếng Anh... Thông qua đó, các em có thể kết nối với nhiều bạn bè trong và ngoài nước để cùng nhau trao đổi trong học tập, phát triển năng lực cá nhân.
Từ phân tích nêu trên, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, chúng ta không nên cấm tuyệt đối học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học trò, vẫn cần có sự giám sát của giáo viên và gia đình. Vì thế cần có quy định, nếu học sinh làm trái mục đích thì sẽ bị kỷ luật.
"Đặc biệt phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường trong giáo dục con cái. Hãy cùng với giáo viên để tạo ra những tiết học không biên giới cho con em mình" - TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại? Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập. Từ ngày 1.11.2020, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại di động trong giờ học để phục vụ học tập (ảnh minh họa). Ảnh: DLV Bộ...