Giáo viên ‘dở khóc dở cười’ vì phụ huynh
Tôi là giáo viên lớp 2. Có những hôm 11h đêm nhưng điện thoại vẫn réo vang. Phụ huynh gọi điện chỉ với câu hỏi: ‘Tại sao sách vở và đồ dùng học tập của con tôi lại thiếu?’.
Nhiều hôm buổi sáng điện thoại nhận được vô số tin nhắn với nội dung: “Cô ơi, bé T. nhà tôi mặc áo khoác, cô cởi giúp con”, “Cháu nhà tôi sao lại không được ngồi bàn đầu? Cháu ngồi xa bảng nhỡ hư mắt thì sao?”, “Ở nhà chúng tôi vẫn phải đút cơm cho con ăn nên…”, “Cô dạy dỗ thế nào mà chữ của con tôi như gà bới thế? Cô dạy thế này tôi sẽ lên gặp hiệu trưởng, tôi sẽ xin chuyển lớp khác cho con”…
Một đồng nghiệp của tôi còn bị phụ huynh dọa: “Cô đừng hòng đụng vào người con tôi, nếu không tôi sẽ cho cô… sáng nhất Facebook”. Một phụ huynh khác còn “ném” thẳng vào mặt cô giáo những lời chì chiết: “Tôi mong cô không lấy được chồng”.
Có hôm, một ông bố người xăm trổ vào trường để hỏi chuyện giáo viên. Ông bố ấy trợn mắt quát cô giáo trước mặt mấy chục học sinh: “Tại sao cô bắt con tôi đứng giữa trời mưa để con tôi về ốm suốt?”.
Sau khi trích camera, dù chỉ phạt học sinh đứng ở ngoài hành lang chứ không phải đứng giữa trời mưa nhưng ông bố ấy vẫn cương quyết: “Tôi không cần biết, chỉ cần phạt con tôi thì cô sẽ bị trả giá”.
Nhớ ngày đầu năm nhận lớp vừa qua, có phụ huynh muốn biết địa chỉ nhà của cô giáo. Tôi xin phép chỉ gặp gỡ phụ huynh ở trường và trao đổi qua điện thoại, Zalo của lớp thôi. Thế mà phụ huynh vào thẳng phòng hiệu trưởng để tố “cô giáo lớp con tôi chảnh quá”.
Video đang HOT
Ngày 20-11, bên cạnh tấm thiệp chúc mừng cô giáo là vô số “yêu cầu” của phụ huynh kèm theo: “Tôi muốn con tôi làm lớp trưởng”, “Cháu H. rất thích làm cán bộ lớp”, “Sao con chị lại ngồi bàn thứ 3?”, “Tôi muốn con phải trong top 3 của lớp”, “Con chị thích vào đội múa”…
Đọc những tấm thiệp của phụ huynh mà tôi cảm thấy buồn, lạc lõng, tủi thân. Khi tôi trả lại số tiền 200.000 đồng kèm theo tấm thiệp, phụ huynh bĩu môi: “Đã nghèo lại còn sĩ diện”. Tôi không nhận bởi tôi muốn có sự công bằng giữa các thành viên trong lớp, bởi tôi muốn mỗi ngày đến lớp không bị thao túng bởi đồng tiền và vì tôi muốn mình được tôn trọng.
Giờ ra chơi, các con chạy nhảy ngoài sân trường bị xước một chút ở chân, phụ huynh mắng: “Chị gọi điện chị nhắc nhở em, tại sao con chị ở trường lại để cháu bị trầy xước ở chân?”.
Phụ huynh muốn giờ ra chơi các con chơi ở sân trường, ngoài việc dặn dò các con chơi sao cho an toàn còn phải canh chừng các con. Làm sao tôi có thể canh chừng được 45 học sinh trong cả giờ ra chơi?
Nhưng một phụ huynh cho rằng: “Tôi không biết, con tôi ở trong trường này từ mấy giờ đến mấy giờ thì cô giáo chủ nhiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, tôi sẽ đưa lên hội đồng trường”.
Cứ như vậy, tự khi nào tôi cảm thấy rất ngộp thở, áp lực với mỗi ngày mới khi phải đối mặt với phụ huynh. Tôi sợ những lời đe nẹt của phụ huynh, sợ “niêu cơm” của nhà mình bị đe dọa. Bởi tôi biết dù đúng dù sai, chỉ cần phụ huynh lên gặp hiệu trưởng, giáo viên như chúng tôi sẽ nhận hết tội lỗi về mình để làm vừa lòng phụ huynh, để nhà trường không mất mặt.
Lâu dần người cầm phấn chẳng khác gì “con chim sợ cành cong”, luôn lo sợ mọi động thái của phụ huynh. Và tự khi nào, chúng tôi không chỉ lo làm tròn vai của một giáo viên trong giáo dục trẻ, trong chuyên môn mà còn phải lo đối phó với phụ huynh, làm vừa lòng phụ huynh để không gây rắc rối cho nhà trường (nếu lỡ phụ huynh lên gặp hiệu trưởng).
Tôi chỉ mong sao mỗi ngày đến lớp được dạy bằng tình yêu với trẻ chứ không phải cho xong nghĩa vụ. Tôi mong phụ huynh hãy đặt mình vào vị trí của người thầy để hiểu, thông cảm, chia sẻ trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục trẻ.
Tôi mong phụ huynh đừng xem chúng tôi như người làm thuê, đừng biến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là thương vụ được đo đếm bởi đồng tiền.
Mầm non phường Hòa Mạc Hà Nam: Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
Trẻ em - Thế hệ mầm non tương lai của đất nước phải được nuôi dưỡng học hành để trở thành người con ưu tú mai sau xây dựng đất nước ngày một phát triển.
Trường mầm non phường Hòa Mạc, Thị xã Duy Tiên đặt việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà trường hướng tới để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trường mầm non là lớp học vỡ lòng của trẻ, ở giai đoạn này trẻ rất hiếu động và khả năng tư duy bắt đầu phát triển nhanh vì thế phải tạo được môi trường học tập sinh động, sáng tạo cho trẻ tích cực phát triển khả năng. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi nhà trường cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên cần phải có quyết tâm, nhiệt huyết trong hoạt động tổ chức giáo dục, chăm sóc cho trẻ.
Ngay từ đầu mỗi năm học, Ban lãnh đạo nhà trường đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường đến các cán bộ, giáo viên. Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đến trường vui chơi và học tập.
Để nâng cao chất lượng giáo dục phía lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho đôi ngũ cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ; tổ chức hội thảo, tổ chức hội thi " giáo viên dạy giỏi" cấp trường, sau thi kết quả có 39/39 giáo viên đạt 100%, tham gia thi giáo viên giỏi câp thị xã có 2/2 giáo viên đạt giỏi( Cô Trần Thị Mai Lan đạt giải nhất, cô Lê Thị Phương đạt giải nhì, trường xếp thứ 1/17 trường mầm non trong thị xã.).
Cùng với công tác nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường luôn chú trọng đến chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ. Trường đã tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn đồng thời giám sát việc giao nhận thực phẩm và chế biến thức ăn của trẻ đảm bảo đủ định lượng ăn trong ngày cho trẻ.
Chủ động phối hợp với trạm y tế phường trong việc chăm sóc sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (tháng 10/2020), quản lý tiêm chủng, phòng dịch bệnh trong nhà trường. Giữ gìn môi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ để phòng một số bệnh do vi rút dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ : Rèn thói quen vệ sinh cá nhân, các thói quen nếp sống văn minh, phòng chống các bệnh về mắt, răng miệng.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Với chương trình đổi mới này nhà trường đã phát huy có hiệu quả chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", giúp giáo viên hiểu và tích cực trong công tác tạo môi trường học tập hướng đến lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ đến trường đều được học tập, trải nghiệm với môi trường tích hợp được giáo viên bố trí trong các hoạt động hằng ngày, từ đó trẻ đã có một số kỹ năng cơ bản trong việc thực hiện các nội dung tích hợp trong năm học.
Kết quả quá trình thực hiện đổi mới chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trường đạt được một số thành tích xuất sắc như: Tập thể trường được UBND thị xã tặng giấy khen xuất sắc, 02 cá nhân đươc tặng giấy khen của UBND thị xã Duy Tiên, tập thể trường và 01 cá nhân được Sở giáo dục Hà Nam tặng giấy khen xuất sắc trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020.
Đặc biệt, nhà trường đã hoàn thành tốt việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn lực đầu tư, tu bổ, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giáo dục và chỉ đạo các nhóm lớp phát huy những thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.. Trong học kỳ I nhà trường được Sở GD Hà Nam về kiểm tra, đánh giá công tác kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia, nhà trường tiếp tục công nhận chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng cấp độ 3 sau 5 năm.
Những thành tích trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ tại Trường mầm non phường Hòa Mạc là kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà trường cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên trong sự nghiệp nuôi dưỡng chủ nhân tương lai của đất nước.
Hơn 300.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đi học trở lại Ngày 1/3, hơn 300.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đi học trở lại sau đúng 1 tháng nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ học phòng dịch Covid-19. Học sinh trường THPT Hưng Yên vệ sinh trường lớp Theo ghi nhận, học sinh đều rất hào hứng khi đến trường. Biện pháp phòng dịch được các nhà trường triển khai bài...