Giáo viên cũng cần được tập huấn về sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành khiến nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên quan tâm, đặc biệt là sách giáo khoa.
GS Đinh Quang Báo – Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ với độc giả báo Giáo dục và Thời đại về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề Sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông mới, GS. Đinh Quang Báo – Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Về nguyên tắc, sách giáo khoa là cụ thể hóa chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.
Vậy, nếu chương trình giáo dục phổ thông mới khác với chương trình giáo dục trước đây thì sách giáo khoa cũng có những đổi mới. Điểm khác nhau là: Chương trình trước đây theo tiếp cận nội dung, mục tiêu và yêu cầu cần đạt chủ yếu là hướng tới tổ chức học sinh “lĩnh hội” được càng nhiều kiến thức thì càng tốt và đánh giá kết quả dựa vào khối lượng kiến thức mà các em lĩnh hội được.
Với đặc điểm đó, sách giáo khoa từ trước tới nay đang nặng về cung cấp thông tin về kiến thức môn học, mà chưa thực sự chú ý đến tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn đời sống.
Chương trình mới được phát triển theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, nghĩa là, mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình hướng vào hình thành ở học sinh năng lực “làm” được gì.
Theo đó, Sách giáo khoa phải chú ý cả hai chức năng là Cung cấp thông tin; Tổ chức học sinh gia công trí tuệ thông tin đó để giải quyết các vấn đề xảy ra trong tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cũng lo ngại rằng, bồi dưỡng giáo viên nhưng lại chưa có sách giáo khoa về Chương trình GDPT mới thì sẽ khó đạt hiệu quả. Chia sẻ với Báo GD&TĐ, GS Đinh Quang Báo cho biết: “Đúng là nếu có sách giáo khoa sẵn thì thuận lợi hơn cho người biên soạn chương trình và tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới. Lần đổi mới chương trình này khác trước ở chỗ là thiết kế một chương trình đảm bảo tường minh, để mọi người khi sử dụng chương trình đều cùng một cách hiểu, hay nói cách khác là đơn trị trong cách hiểu và đó chính là yêu cầu của một chương trình đảm bảo cho thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa.
Như vậy, mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình là cái bắt buộc, còn sách giáo khoa có thể có nhiều sáng tạo linh hoạt khác nhau để đáp ứng được yêu cầu cần đạt đó”.
GS Đinh Quang Báo cũng cho biết thêm, những người được giao nhiệm vụ biên soạn tài liệu tổ chức tập huấn cho giáo viên phải thực hiện hai công việc:
Một là, tổ chức giáo viên và cán bộ quản lý và người biên soạn sách giáo khoa, phân tích một cách tường minh để quán triệt đầy đủ yêu cầu cần đạt của chương trình. (Nghĩa là, giúp cho họ phải đọc được bản thiết kế)
Hai là, người biên soạn chương trình phải làm mẫu, lựa chọn thông tin liên quan đến môn học để nội dung đó vừa là một yếu tố cấu thành phẩm chất và năng lực học sinh, vừa là phương tiện để tổ chức học sinh khám phá, tìm hiểu. Qua đó, vừa lĩnh hội được kiến thức môn học, vừa phát triển được phẩm chất, năng lực chung và đặc thù. Cách lựa chọn nội dung đó có nhiều phương án khác nhau, miễn là đạt được yêu cầu về phẩm chất năng lực mà chương trình quy định.
Tới đây, giáo viên cũng phải được tập huấn để có thể sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung thông tin và tổ chức học sinh gia công xử lý thông tin. Thậm chí, họ có thể không dựa vào cuốn sách giáo khoa nào hoặc có thể dựa vào nhiều sách giáo khoa để lựa chọn thông tin.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai
Thẩm định sách giáo khoa: Băn khoăn về cách làm của Bộ
Trên các diễn đàn về giáo dục, nhiều giáo viên bày tỏ lo ngại việc thẩm định sách giáo khoa (SGK) khó đạt chuẩn khi quỹ thời gian không đủ, nhưng phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói "có cách hay" để hóa giải lo lắng này.
Tham khảo sách giáo khoa tại cửa hàng trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Hải Linh
Giáo viên hoang mang
Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT soạn sẽ "đáo hạn" góp ý vào 30/1/2020. Có nghĩa, ít nhất từ tháng 2, các giáo viên, hội đồng thẩm định mới chính thức tham gia chọn sách. Nhiều người lo ngại quỹ thời gian không đủ để trải nghiệm, làm quen, thậm chí là "đọc cho xong 5 bộ sách".
Ngày 10/12, thầy T.V.T. - giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã chia sẻ những lo lắng của mình trên một diễn đàn chuyên môn có vài chục nghìn thành viên rằng, thời gian quá ngắn để thẩm thấu 5 bộ SGK do Bộ GD&ĐT công bố. "Chưa kịp tìm hiểu kỹ đã phải chọn rồi. Chọn rồi thì không được chọn lại, có vẻ căng như dây đàn". Đồng tình với ý kiến này, nhiều thầy cô cũng bày tỏ những lo lắng tương tự.
Thông tư mới sẽ quan tâm tính kế thừa
Trao đổi về nội dung Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK sắp ban hành sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi văn bản ngay sau đó - khi Luật Giáo dục có hiệu lực vào tháng 7/2020, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, phía Ban Soạn thảo cố gắng tư duy khi ban hành thông tư thay thế sẽ không có nhiều thay đổi, tập trung đến yếu tố kế thừa. Riêng phần thành viên và thẩm quyền lựa chọn là có chút thay đổi khi sắp tới, cơ sở giáo dục sẽ tham gia lựa chọn SGK và sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực, thẩm quyền này thuộc về UBND cấp tỉnh.
Thậm chí, một số giáo viên tự thừa nhận bản thân đang "lơ tơ mơ" trong câu chuyện thẩm định, lựa chọn SGK và lo ngại phụ huynh mua sách sớm, không đúng chương trình sẽ gây lãng phí lớn.
Tại các trường học Hà Nội, nhiều thầy cô cũng mong muốn sớm được tổ chức tập huấn về công tác lựa chọn SGK. "Đến thời điểm này, giáo viên vẫn chưa có sách trong tay, trong khi vài tháng tới đã chốt SGK. Nếu không được nghiên cứu, lựa chọn kỹ nhằm tìm được bộ sách phù hợp, thì giáo viên và học sinh sẽ cùng vất vả, công tác dạy học không đạt được hiệu quả như mong muốn" - cô Nguyễn Phương Lan - giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bày tỏ.
Lãnh đạo ngành trấn an
Cũng trong ngày 10/12, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, quan trọng là phương pháp tiếp cận.
Ông Thành phân tích: "Khi thành lập hội đồng thẩm định, giáo viên chỉ phải tiếp cận 5, 6 cuốn mỗi môn. Các thành viên hội đồng không phải tiếp cận lần lượt từ đầu tới cuối cuốn sách, mà chỉ xem xét đến cấu trúc, tính khái quát của từng cuốn, tính phù hợp với từng địa phương của từng bộ sách. Qua đó, tiến hành lựa chọn bộ sách theo hướng dẫn".
Ông Thành so sánh tiếp: "Đơn cử trong một bài giảng, có các chữ, các hình. Giáo viên căn cứ vào chữ, vào hình đó, sẽ hình dung ra lối tư duy, lối phát triển năng lực theo hệ thống, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề của cuốn sách mang lại. Qua đó, sẽ nắm bắt được mạch xuyên suốt cuốn sách và sẽ có quyết định lựa chọn cuốn sách nào".
Cũng theo chia sẻ từ ông Nguyễn Xuân Thành, giáo viên không nhất thiết phải đọc lần lượt đủ cả 5 bộ sách: "Chỉ cần đặt 5 cuốn sách cho cùng một bài giảng gần nhau, từ đó, các thành viên hội đồng thẩm định sẽ làm phép so sánh 5 cuốn sách này. Sau khi phân tích, tổng hợp, hội đồng sẽ đưa ra được sự chọn lựa cho mình khi nhận thấy cuốn sách nào đó nổi bật, dễ tiếp cận, phù hợp với địa phương hơn".
Trao đổi về quỹ thời gian, với nhiều lo ngại từ phía giáo viên khi cho rằng không đủ để trải nghiệm, thẩm thấu các cuốn SGK mới, ông Thành cho rằng: "Trước khi các bộ sách đến với giáo viên, tác giả đã tổ chức dạy thử. Còn với các thầy, cô, nếu có thời gian dạy thử được thì tốt, không thì cũng không nhất thiết. Bởi lẽ, các SGK mới đã thay đổi căn bản phương pháp tiếp cận, hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc cảm nhận cuốn sách cũng như bài giảng, họ sẽ nhanh chóng nhận ra thông điệp của cuốn sách để truyền tải đến học trò của mình".
Theo kinhtedothi
Sự lãng phí và nghèo nàn của một số thư viện chuẩn quốc gia Thư viện toàn sách giáo khoa, sách mẫu, sách bài tập, một số tờ báo kén người đọc thì ai còn hứng thú để bước vào thư viện nhà trường nữa? Những năm gần đây, nhiều trường học phổ thông đã chú trọng để đầu tư, phát triển văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh với nhiều hình thức khác nhau....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
Hậu trường phim
2 giờ trước
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
2 giờ trước
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
2 giờ trước
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
2 giờ trước
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
3 giờ trước
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
3 giờ trước
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
3 giờ trước
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
3 giờ trước
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
4 giờ trước
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
4 giờ trước