Giáo viên chủ nhiệm, đôi vai nặng trĩu
Trong mọi hoạt động thì tôi không bao giờ bỏ rơi bất cứ một học sinh nào và các bạn trong lớp cũng như vậy, thành viên nào cũng đều được quý trọng như nhau.
” Trong xã hội phát triển nhanh như hiện nay thì có 3 môi trường ảnh hưởng đến các con là trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Ngoài xã hội thì biến động, các vấn đề tác động trực tiếp hàng ngày như lối sống, anh chị em, bà con, mạng xã hội. Trong các gia đình xảy ra rất nhiều việc và chỉ có môi trường trong nhà trường là ít biến động nhất.
Giáo viên chủ nhiệm trước đây chỉ quan tâm đến việc học của các con ở trên lớp, nhưng giờ đây mọi chuyện phải khác và giáo dục ở đây không dừng ở mỗi học sinh mà nó còn phải tác động đến phụ huynh, bản thân giáo viên và phụ huynh phải thay đổi cách nhìn để từ đó các con có một môi trường tốt hơn.
Yếu tố quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, định hướng cho các con một góc nhìn đa chiều, đúng đắn về những vấn đề xã hội, làm sao cho các con có bản lĩnh, nhìn nhận, trao đổi chia sẻ trước một sự việc.
Giúp các con xác định được mục tiêu của mình là gì, trong tương lai mình là ai…thì đó mới là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm hiện nay”, cô Phương nêu quan điểm.
Cô Vũ Bích Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 7 A6: Giúp các con xác định được mục tiêu của mình là gì, trong tương lai mình là ai… thì đó mới là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm hiện nay. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Vũ Bích Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 7 A6 trường Trung học cơ sở Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ:
“Với môn sinh học, ngoài kiến thức sách vở ra thì tôi đã cố gắng tìm hiểu rất nhiều tài liệu nước ngoài và áp dụng những kiến thức mới nhất cho bài giảng.
Tôi đặt vị trí của mình vào các con để tìm hiểu xem các con muốn gì, cần gì và bản thân các con nhìn nhận vấn đề đó như thế nào khi được sinh ra ở thành phố.
Tôi luôn cố gắng mở rộng hơn với sách giáo khoa để giúp cho các con có thể nắm bắt những vấn đề cơ bản, ví dụ học về phần hóc môn, sinh sản… tôi liên hệ với những việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống mà chắc chắn các con sẽ gặp phải.
Thậm chí là có phụ huynh gọi điện cho tôi nói rằng ở quê có người bị như vậy, khi nghe thấy cháu nói rằng cô giáo của con bảo thế nên họ đã gọi điện hỏi tôi hỏi cặn kẽ về vấn đề đó.
Tôi vẫn thường nói với các con là học cái gì phải đơn giản, khoa học, kiến thức cô đọng, có vậy mới dễ nhớ. Các con sẽ không học những gì mà các con không thích, vậy mình phải làm sao để tiết học đó gây hứng thú.
Tiết học đầu tiên với lớp mới thì tôi thường dành thời gian để nói chuyện với các con, tôi kể rằng mình là ai, quan điểm dạy học và mong muốn của tôi là gì…nhưng tôi thường nói với giọng điệu và nét mặt hài ước, tạo cảm giác gần gũi.
Đối với cô thì không có học sinh kém, cá biệt hay có tính cách đặc biệt, cô không ngại và không bỏ quên bất cứ một em nào trong lớp, cô luôn luôn đặt niềm tin vào các con trong lớp và đó là quan điểm của cô.
Cô có thể bỏ qua mọi chuyện, nhưng đối với việc tỏ thái độ với giáo viên như ánh mắt, cử chỉ, lời nói vô lễ thì cô không chấp nhận.
Cô và các con là những người bạn đồng hành trong việc học, nên các con không đồng ý, không vừa lòng việc gì ở cô thì các con cứ nói thẳng, cô cũng sẽ như vậy và chúng ta làm việc trên tinh thần tôn trọng nhau”.
Tôi đến từng nhà của phụ huynh có phương pháp dạy con tốt, tìm gặp những giáo viên chủ nhiệm kì cựu trong trường để học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Dạy từ những kỹ năng nhỏ nhất
Tôi luôn quan tâm đến mọi hoạt động của các con trong lớp, ngay như việc mọi người thường hô hào làm việc nhóm, nhưng thế nào là làm việc nhóm thì lại rất ít người hướng dẫn, đâu phải cứ vài em chụm đầu vào bàn bạc là xong.
“Bản thân tôi được tham dự nhiều khóa đào tạo, và với kinh nghiệm đã học được thì tôi thấy các con không hề biết cách làm việc nhóm. Ví dụ trong nhóm 2 người thì phải có 1 người ưu tiên làm trước và 1 người làm sau.
Trong nhóm 4 người, rồi nhóm 8 – 9 người thì phải làm thế nào? Nên chọn một người làm nhóm trưởng, nhóm trưởng phải biết cách phân công nhiệm vụ, chia ra từng vấn đề để cho các bạn cùng tiến hành làm rồi sau đó tập hợp lại đưa ra ý kiến.
Nếu cứ cho học sinh nói quan điểm, cho học sinh cái nhìn đa chiều, được giao việc…rồi thảo luận, nhưng nếu không làm cho các con hiểu như thế nào là thảo luận thì các con sẽ đi chệch hướng và không thu được kiến thức mới.
Video đang HOT
Tôi kiên trì dạy các con một khái niệm: Các con không được sợ sai. Việc sai và thất bại là chuyện bình thường, vấn đề là các con dám thể hiện quan điểm của mình? Cô và các bạn sẽ bổ trợ lại những phần kiến thức còn thiếu hoặc chưa đúng.
Việc rèn kỹ năng cho các con không thể gói gọn trong một tiết học mà nó là cả một quá trình, mỗi giáo viên có một bản sắc riêng nhưng cùng chung mục đích là làm sao để các con có được những kỹ năng và kiến thức mới.
Tôi thường hay áp dụng dạy theo cụm bài, ví dụ 4 bài này cùng liên quan đến một chủ đề thì với tiết đầu tiên tôi thường khơi gợi bằng một câu chuyện, và đó sẽ là điểm nhấn của cả cụm bài đó.
Khi nói về hệ tuần hoàn của máu trong cơ thể người thì tôi thường mở rộng hơn ra, có khi tôi dùng câu chuyện đi hiến máu tình nguyện để các em dễ hình dung.
Khi vào hiến máu các em sẽ phải điền vào một phiếu trắc nghiệm với những câu hỏi như bạn có đi xăm mình trong 2 tuần gần đây không, bạn có uống loại thuốc gì trong 2 tuần gần đây không…?
Khi nghe xong thì các con rất buồn cười vì không hiểu sao lại có những câu hỏi như vậy, tôi sẽ lần lượt giải quyết thắc mắc về những câu hỏi đó của các con trong phần bài giảng, như vậy các con rất hứng thú để học và tìm hiểu”, cô Phương cho biết.
Trong mọi hoạt động thì tôi không bao giờ bỏ rơi bất cứ một học sinh nào và các bạn trong lớp cũng vậy, thành viên nào trong lớp cũng đều đáng quý, coi lớp học như một gia đình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Luôn tìm những phương pháp mới
“Tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi với nhiều giáo viên trong trường để đưa ra những ý tưởng sáng tạo, để dạy cho phù hợp với những đối tượng là học sinh hiện nay, cách dạy phải làm sao cho khoa học, nhẹ nhàng cho các con.
Mày mò tìm những phần mềm mới, phù hợp rồi chia sẻ để mọi người cùng áp dụng, làm sao để bản thân giáo viên không mệt mỏi và các con cũng bớt căng thẳng để học tập hiệu quả hơn.
Tôi đến từng nhà của phụ huynh có phương pháp dạy con tốt, tìm gặp những giáo viên chủ nhiệm kì cựu trong trường để học hỏi kinh nghiệm.
Phương pháp dạy học dự án của tôi là giao một chủ đề hoạt động nào đó, và để làm được việc đó thì phải ứng dụng nhiều môn học, ví dụ như dự án enzin tái chế, trồng cây…các con phải vận dụng kiến thức của rất nhiều môn.
Quan điểm của tôi là làm bạn với các con, nên tôi vẫn thường nói cô tôn trọng tự do cá nhân và học thế nào là việc của các con vì mỗi người có một cách học riêng, các con phải tự giác.
Nói như vậy không phải là tôi bỏ mặc, đó cũng là cách tôi khuyến khích học tập, các con không cảm thấy bị gò bó, áp lực mà ngược lại đều hiểu rõ kiến thức sẽ áp dụng trong cuộc sống, vừa có sự yêu thích, vừa đơn giản, khoa học nên rất hứng thú tìm hiểu.
Trong mọi hoạt động thì tôi không bao giờ bỏ rơi bất cứ một học sinh nào và các bạn trong lớp cũng vậy, thành viên nào trong lớp cũng đều đáng quý, coi lớp học như một gia đình.
Thỉnh thoảng khóa học sinh mới của tôi có những em với tính cách đặc biệt, nếu tôi chỉ vì thành tích và em đó phải xuống phòng y tế ngồi 45 phút, trong khi các bạn khác được tham gia hoạt động thì đó sẽ là một vết thương lòng rất lớn trong cuộc đời học sinh của em, vậy nên đối với cá nhân tôi thì các con đều được tôn trọng, được bình đẳng như nhau.
Các con nếu có thắc mắc hoặc khó khăn gì thì đều có thể trao đổi với tôi và mọi việc đều có hướng giải quyết.
Khi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm thì lúc đó tôi mới cảm nhận được “sức nặng”, thấy được sự kỳ vọng hiện nay cũng như thông cảm với phụ huynh và các con.
Nhiều người nghĩ giáo viên chủ nhiệm dạy 1 tuần vài tiết, rồi sinh hoạt lớp nhắc nhở các con…nhưng thực tế lại nhiều hơn như vậy, cần phải làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt công tác quản lý học sinh thì mọi thứ sẽ tốt theo”, cô Phương, nói.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Mẹ chuyển trường cho con từ Nguyễn Siêu sang Alaska, sau 3 tháng review tường tận ưu nhược điểm của trường
Nhiều người bất ngờ khi chị Lê Hoàng Mai (sống tại Hà Nội) quyết định chuyển con học từ trường Nguyễn Siêu sang Alaska. Sau 3 tháng con theo học, chị Mai đã viết review chương trình dạy cũng như những ưu nhược điểm của trường.
Nhím chuyển sang Alaska từ đầu năm học lớp 2 này (bắt đầu đi học ở Alaska từ 1/7). Từ đó đến nay mẹ Nhím nhận được rất nhiều câu hỏi về lý do vì sao quyết định chuyển con từ Nguyễn Siêu sang Alaska. Vì vậy, mẹ Nhím viết 1 vài cảm nghĩ nho nhỏ về Alaska sau gần 3 tháng Nhím học ở đây.
Trước tiên phải khẳng định rõ Nguyễn Siêu là 1 trường tốt với rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên cũng không phủ nhận Nguyễn Siêu có một vài điểm mà nhà Nhím chưa thực sự hài lòng. Thế nên mẹ Nhím quyết chuyển trường với hi vọng con tìm được một môi trường phù hợp hơn và giúp con phát huy hết khả năng.
Những điểm hài lòng ở Alaska
- Thời khoá biểu/chương trình học toàn diện, tối ưu hoá được việc sử dụng thời gian ở trường của học sinh khi đề cao việc cân bằng văn thể mỹ cũng như cân bằng thời lượng chương trình Việt Nam và chương trình tiếng Anh.
- Sự tương tác thường xuyên và hiệu quả giữa giáo viên và phụ huynh. Tiếng Việt thì chủ nhật hàng tuần cô chủ nhiệm gửi mail nội dung học Toán/tiếng Việt/Kỹ năng sống tuần tới. Còn tiếng Anh thì cứ 6h chiều mỗi ngày cô trợ giảng gửi nhật ký học tập trong ngày cho phụ huynh. Trong đó có chi tiết "lesson plan" các môn hôm đó học, nhật ký cụ thể các hoạt động ở lớp (chi tiết đến mức còn biết được hôm đó trên lớp các con chơi game gì), nhắc nhở chung và riêng từng con (nếu có bạn nào có vấn đề gì), nhắc bài về nhà.
- Cách dạy, giờ học tạo không gian và thời gian mở cho các con tự do ngấm bài theo cách riêng của mỗi bạn. Ví dụ như môn Language Arts, xem vở Nhím sẽ thấy dưới mỗi từ mới sẽ luôn có định nghĩa cô giải thích cho cả lớp và định nghĩa bằng hình vẽ mà Nhím vẽ theo í hiểu của Nhím.
- Chương trình Bookworm - nôm na như 1 cuộc thi đọc sách giữa các bạn: Lớp Nhím 100% học sinh chuyển ngang từ trường khác sang nên mãi gần cuối tháng 9 mới thấy cô chủ nhiệm phát động. Y như rằng các chàng, các nàng trong lớp thi nhau đọc để bố mẹ ký xác nhận và hôm sau mang cho cô đóng dấu khen.
Cuối mỗi tuần tổng kết và bạn nào có thời gian đọc nhiều nhất được gọi lên sân khấu tuyên dương trước toàn trường. Có vẻ hiệu quả lắm! Từ lớp 1 đến lớp 4 đều thấy ôm sách say sưa đọc. Hôm trước thấy một bạn lớp 3 mải mê với quyển Bách khoa tri thức to dày gần bằng người bạn í mà yêu ghê.
- Giờ tự học (4h30-5h chiều): Các con ở lớp và có cô chủ nhiệm, cô trợ giảng tiếng Anh ở lại cùng để hỗ trợ các con làm bài, ôn bài nếu bạn nào cần.
Thời khoá biểu/chương trình học toàn diện, tối ưu hoá được việc sử dụng thời gian ở trường của học sinh.
- Giờ trả muộn (5-6h): Các con được đưa xuống thư viện để đọc sách trong lúc chờ đón. Nhím vốn cũng không phải đứa ham đọc cho lắm nhưng không hiểu các cô thủ thỉ hay dụ dỗ thế nào mà rất thích giờ này. Hôm nào mẹ "lỡ dại" đón sớm tí là nàng cáu "Sao mẹ đón sớm thế, con chưa đọc được gì".
- Đồ ăn ngon, nguồn thực phẩm organic và cách chế biến đa dạng, hầu như không bao giờ có món chiên rán và chủ trương nấu nhạt, hạn chế gia vị. Nhím bảo đồ ăn ở Alaska ngon hơn trường cũ và chắc chắn ngon hơn mẹ nấu.
- Từ cô giáo bộ môn đến cô hiệu trưởng, đều rất cầu thị và "thuộc đội phản ứng nhanh". Phụ huynh đưa ý kiến lên là Ban Giám hiệu sẽ phản hồi lại nhanh chóng. Nếu trường đúng thì Ban Giám hiệu giải thích vì sao làm thế (như vụ đồ ăn "bị" một số bạn chê nhạt nhẽo, khó ăn). Còn nếu trường chưa đúng thì gần như ngay lập tức sẽ cho xử lý ngay (như phun thuốc kiến, tăng vệ sinh lớp học...).
- Nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho.
- Điểm rất không liên quan mà lại cực liên quan là rất thích các bác bảo vệ. Có 2-3 bảo vệ giữ cổng để đảm bảo ra vào, xe ô tô đến bác bảo vệ ra đón, mở cửa cho con vào trường. Cuối ngày thứ 6 bác cười tươi "bye bye" con, chúc cả nhà cuối tuần vui và hẹn thứ 2 gặp lại.
Chương trình học
Thời khoá biểu 50-50 với chương trình Việt Nam buổi sáng (5 tiết) và chương trình tiếng Anh buổi chiều (5 tiết).
- Văn hoá: Trường xây dựng riêng giáo trình Việt Nam dựa trên chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với chương trình toán tư duy Jenny của thầy Lê Anh Vinh (cho môn Toán, tiếng Việt) hay chương trình Ngôn ngữ EQ của cô Diêu Lan Phương (cho môn Văn/tiếng Việt)
- Toán không nặng nề tính toán, không đánh đố, mỗi tuần có tầm 4 phiếu, tổng tầm 15-20 trang A4. Trong đó 80-90% là bài cơ bản chỉ để học sinh nắm vững kiến thức mỗi tuần và 10-20% còn lại là toán tư duy, toán nâng cao (có cô giáo riêng phụ trách mảng toán tư duy/nâng cao này - mỗi tuần một tiết trực tiếp giảng bài cho học sinh).
Các phiếu toán rất nhiều hình ảnh minh hoạ trông vui mắt, bớt khô khan và đặc biệt hấp dẫn với cô nàng cuồng vẽ như Nhím.
Thời khóa biểu lớp 2 của trường.
- Tiếng Việt phiếu bài tập rất nhẹ nhàng. Nhưng mỗi tuần có riêng 2 tiết Đọc sáng tạo và 2 tiết Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ với mục tiêu là khuyến khích học sinh đọc sách và luyện các kỹ năng đọc hiểu, viết Văn (ví dụ như chủ điểm tháng 9 là hoàn thiện kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy).
- Thể dục thể thao: Tuần có 4 ngày có tiết thể dục, trong đó 3 ngày học bóng rổ và 1 ngày nhảy flashmob. Giáo viên bóng rổ là các vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp. Học và tập thực sự chứ không phải tập cho có như các tiết thể dục ở các trường công ngày xưa bố mẹ học (hiện giờ thì không biết). Nhím lười uống nước mà từ khi sang Alaska đòi mẹ mua cho bình nước để mang ra sân bóng rổ vì chạy nhảy nhiều mệt, khát nước.
Bài tập Toán có hình sinh động.
- Nghệ thuật: Tuần có 2 tiết Mỹ thuật và 1 tiết Cảm thụ âm nhạc, cũng theo chương trình riêng của trường. Ngoài ra các tiết tiếng Anh cũng lồng ghép rất nhiều hoạt động đòi hỏi phải vẽ vời, làm crafts...
- Kỹ năng sống: Tuần có 1 tiết học từ những thứ gần gũi nhất như tình yêu gia đình cho đến những nội dung như kỹ năng thoát hiểm. Hôm học về tình yêu gia đình, không hiểu được xem clip gì mà về nàng mắt rơm rớm rồi đề nghị bố mẹ ngồi thẳng nghe nàng tâm sự "Con biết bố mẹ vất vả..." rồi tuyên thệ "Con nhất định sẽ..." như Tổng thống nhậm chức.
- Chương trình tiếng Anh theo hệ Anh - Mỹ: Language Arts (LA) theo bộ sách Wonders áp dụng trong chương trình của học sinh tiểu học ở bang California cùng với sách toán EnVision và sách Science của Macmillan.
- Cá nhân mình đánh giá rất cao bộ Wonders vì tính toàn diện khi bao quát tất cả các nội dung từ đọc, ngữ âm đến ngữ pháp, viết. Mảng đọc, ngữ pháp khá dễ so với trình độ hiện tại của Nhím nhưng ngữ pháp, viết thì lại có nhiều chỗ bạn ấy chưa biết/chưa vững. Sau 3 tháng học thấy khả năng viết của bạn ấy tiến bộ rõ rệt, ngữ pháp chuẩn chỉnh đến tận dấu câu.
- LA yêu cầu nghe và đọc thêm ở nhà khá nhiều (cô gửi link bài đọc/nghe thêm ngoài sách). Bài đọc thêm dài, lượng từ nhiều, luôn có ít nhất 3-5 từ mới mỗi bài.
- Science học sâu (một bài chia thành hàng loạt chapter về các chủ điểm nhỏ liên quan), có thêm các bài đọc ngoài sách học để bổ trợ thêm kiến thức, làm thí nghiệm để mô phỏng.
- LA và Khoa học đều thiên về vẽ tranh, làm mindmap (bản đồ tư duy), sơ đồ Venn, làm mô hình Diorama để tóm tắt nội dung bài trên lớp... nhẹ nhàng mà hiệu quả. Nhím rất thích mà một công đôi việc giúp phát triển khả năng tưởng tượng.
- Math, ngoài làm toán thông thường còn yêu cầu tự nghĩ ra bài toán cho các phép toán cho trước, tự giải thích bằng lời cách giải hoặc vẽ hình mô phỏng cách giải
- Có test sau mỗi chapter/unit của cả 3 môn, ngoài ra mini test (oral test, reading comprehension test, grammar test...) tuỳ giáo viên khi thấy cần thiết. Test không nhằm mục đích lấy điểm hay báo cho học sinh/phụ huynh mà để các thầy cô điều chỉnh tốc độ, cách học phù hợp. Như hiện tại 3 lớp 2 của trường là 3 tốc độ học chương trình tiếng Anh khác nhau do đã được điều chỉnh theo năng lực của từng lớp.
- Tuần có 2 tiết các con làm thí nghiệm thực tế liên quan đến nội dung môn Khoa học đang học và luyện tập thuyết trình cá nhân hoặc theo nhóm. Bố mẹ được yêu cầu đồng hành cùng con khá nhiều khi cùng con chuẩn bị tài liệu thuyết trình ở nhà, quay clip thuyết trình gửi cho thầy cô.
Nhược điểm của trường Alaska
- Trường rất mới: Lớp lớn nhất là lớp 4 nên chưa có khoá nào ra trường rồi để đánh giá chất lượng đầu ra.
- Trường mới chỉ có cấp 1 và hiện tại Ban Giám hiệu chưa có định hướng mở các cấp lớn hơn.
- Học phí, tiền học liệu và các chi phí khác khá "chat", nhất là khi trường mới chính thức mở được 2 năm.
Nhược điểm của trường là học phí khá "chat" và chưa có khoá nào ra trường rồi để đánh giá chất lượng đầu ra.
- Mỗi năm mở rộng thêm 1 chút nên giáo viên tuyển thêm liên tục (các giáo viên cũ khá ổn định). Một số cô giáo khá trẻ nên về mặt kinh nghiệm chắc chắn không thể bằng được các trường lâu đời hơn.
- Bài về nhà khá nhiều, cụ thể là do nhiều môn chứ không phải nhiều bài mỗi môn (ví dụ như ngày nào cũng học LA nên hôm nào cũng có bài tập về nhà, chương trình Việt Nam cũng đòi hỏi phải làm bài ở nhà nhiều hơn do chương trình trên lớp chỉ học trong 1 buổi sáng nên thời gian ít hơn các trường khác.
- Nhà ăn nằm cạnh bếp nấu và ở tầng hầm, không lắp được điều hoà nên khá nóng bức vào mùa hè.
- Lớp có vẻ hơi mất cân bằng giới tính. Như lớp Nhím 22 bạn thì chỉ có 6 nữ. Mẹ Nhím vốn vẫn thích cân bằng nam - nữ hơn một chút (tại luôn tin cân bằng như thế sẽ tạo ra môi trường tốt hơn cho tất cả các bạn).
Vợ chồng chị Lê Hoàng Mai và con gái Nhím.
Theo Helino
Giáo viên chủ nhiệm ngoài chuyên môn thì cần phải giỏi kỹ năng tâm lý Tôi trả lời trước phụ huynh toàn trường rằng: Tôi muốn chọn những giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng tốt tới các con, đặc biệt là trong xu thế giáo dục hiện nay. Trong đội ngũ giáo viên thì bao giờ tôi cũng quan tâm và đầu tư vào giáo viên chủ nhiệm, và phải là người như thế nào thì tôi...