Giáo viên chủ nhiệm, cần lắm sự đam mê và hy sinh
Từ kinh nghiệm làm chủ nhiệm của bản thân và học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy làm giáo viên chủ nhiệm rất cần sự đam mê, sự hy sinh thầm lặng…
Bản thân tôi đã từng làm chủ nhiệm, từng chia sẻ, đồng cảm để hiểu các em học sinh. Từ đó, đưa ra những biện pháp, cách làm có lý có tình nhằm có cách giáo dục, cảm hóa học sinh hiệu quả nhất.
Khi nhận lớp, khâu tìm hiểu hoàn cảnh mỗi học sinh trong lớp là điều quan trọng đầu tiên. Tìm hiểu mới thấy có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, không phải gia đình nào cũng giống nhau đâu! Đúng như lời người xưa có nói “ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh“.
Không biết do đặc trưng dạy bộ môn (tôi dạy môn Ngữ văn) nên tôi thường lưu tâm đến những em có hoàn cảnh gia đình cha mẹ ly hôn.
Đây cũng là vấn đề xã hội trong khoảng mười năm trở lại: hiện tượng ly hôn khá cao! Một lớp có 35 học sinh thì có tới 5, 6 em có hoàn cảnh cha mẹ chia tay nhau!
Bởi vì những học sinh này thường bị mất phương hướng trong cuộc sống và mất cân bằng tâm lý, trở nên trầm cảm, tự ti và tránh tiếp xúc với mọi người, kể cả bạn bè…
Một chuyện nhỏ nhưng không hề nhỏ, đó là tôi luôn ghi rõ sinh nhật của từng học sinh lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm, cần lắm sự đam mê và hy sinh. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Đến sinh nhật, tôi thường tới lớp gửi các em lúc thì hộp bánh, lúc thì một cặp cây viết xanh đỏ; lúc thì một ký trái cây; lúc thì một cuốn sách học làm người…
Một số giáo viên nhìn tôi với sự dò xét, kháo nhau là thầy đó làm vậy chỉ tốn tiền, nó sinh ngày nào kệ nó, hơi đâu mà lo bao đồng…
Video đang HOT
Nhưng chính những việc làm thầm lặng, có ý nghĩa này mà các em trở nên ngoan hơn, chấp hành nội quy tốt hơn và trong lớp luôn đoàn kết với nhau, không hề có phe phái như ở lớp khác.
Cảm hóa học sinh bằng tình thương bởi “lạt mềm thì buộc chặt”. Khi có học sinh vi phạm, bị ghi tên vào “Sổ đầu bài” chẳng hạn; tôi chỉ nói chung, nêu chung trước lớp trong tiết chủ nhiệm cuối tuần.
Sau đó, tôi tìm thời gian thích hợp gặp riêng em và cùng bộc bạch, trao đổi. Bởi các em vi phạm nội quy, dù nhất thời nhưng các em vẫn luôn có lòng tự trọng. Nếu giáo viên nêu tên, “kể tội” trước lớp thì sẽ phản tác dụng vì việc làm ấy phản giáo dục, phản sư phạm!
Nhiều khi mình cũng phải làm gương cho các em như lên lớp đúng giờ; thực hiện “giờ nào việc nấy” hoặc thấy một vỏ chai nước, hộp sữa bên lối đi; không ngần ngại, tôi cúi xuống lượm lên và bỏ vào thùng.
Bởi tôi luôn nghĩ rằng: mình biết cúi xuống tức là mình đã ngẩng cao đầu khi làm việc đúng!
Những buổi liên hoan, những lần dã ngoại; tôi đều chăm sóc các em từ việc nhỏ đến việc lớn, chỉ mong các em trưởng thành từ những cử chỉ ân cần của người làm công tác chủ nhiệm.
Hạnh phúc nhất của giáo viên chủ nhiệm là thấy các em lớn lên về nhận thức, về cách cư xử văn hóa, về ý thức chia sẻ, đồng cảm với người xung quanh…
Khó lắm khi làm chủ nhiệm một lớp nhưng cũng vui lắm khi bước vào lớp với hàng chục đôi mắt mở to, chào đón thầy cô mỗi buổi sinh hoạt cuối tuần…
Sinh viên chuyển ngành học: Câu chuyện về sự can đảm của những người trẻ hiện đại
Thay vì cố chấp hay thiếu can đảm đi theo con đường lỡ chọn không theo sở thích và đam mê, nhiều sinh viên đã mạnh dạn lựa chọn lại để tự quyết định sự nghiệp. Có bạn mới là sinh viên năm nhất, nhưng có bạn đã sắp ra trường vẫn không ngần ngại rẽ lối.
Bài viết dưới đây là câu chuyện về 5 bạn trẻ: Lâm Đức, Thảo Hương, Quách Tuấn, Đình Tùng và Bảo Trân. Tuy khác nhau về lứa tuổi, xuất phát điểm nhưng giờ đây, tất cả các bạn đều tìm được hướng đi riêng tại ngôi trường chung - Arena Multimedia.
"Nếu rẽ hướng để mở ra tương lai thì nên thử một lần"
"Học đại học để ổn định - Chữ "Đại học" trên tấm bằng quan trọng hơn đam mê" đã trở thành suy nghĩ cố hữu và hàng triệu người vẫn đi trên con đường ấy để không bị lệch khỏi quỹ đạo xã hội. Nhưng có những người trẻ năng động nhất vẫn luôn nỗ lực tìm cho mình một hướng đi riêng. Đặc biệt, họ từng là những người dễ dàng chấp nhận đi theo lối mòn. Mỗi người một ngành học, một tính cách nhưng động lực để các bạn dám thử một lần thay đổi đều là niềm tin vào đam mê của chính mình.
4 năm trước, Nguyễn Thảo Hương cũng là một cô nữ sinh cấp 3 mơ ước vào giảng đường đại học. Sau khi trở thành sinh viên ngành Quy hoạch đô thị, Thảo Hương mới nhận ra con đường này không dành cho mình nhưng phải đến tận năm thứ 4, Hương mới đủ can đảm để dừng lại và theo học Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT).
"Mình hoàn toàn không hối hận vì mình muốn làm công việc yêu thích để có nhiều động lực phấn đấu hơn, vậy thôi!". Không chỉ Hương, Huỳnh Trần Bảo Trân cũng có quyết định tương tự dù đã là sinh viên Thiết kế Công nghiệp vì cho rằng đại học không phải là con đường duy nhất để ổn định.
Với Trương Đình Tùng, sau những năm tháng theo đuổi ngành Du lịch, cậu đã có thời gian thấu hiểu bản thân và biết mình là ai, cần gì và muốn gì. Vì vậy, Tùng chuyển hướng sang MTĐPT để thử thách bản thân khi biết đây mới là nghề nghiệp mình muốn gắn bó.
Không cần đợi đến khi học năm cuối, Nguyễn Lâm Đức và Quách Văn Tuấn đã "thức tỉnh" khi mới bước chân vào cảnh cửa đại học. Tuấn chia sẻ: "Việc học ở trường khiến mình thấy khá áp lực vì mình khó tiếp thu được những môn học logic nên cơ hội phát triển sẽ rất thấp".
Trong khi đó, quyết định của Lâm Đức lại đầy hoang mang vì sợ bố mẹ sẽ lo lắng. Nhưng đây cũng vô tình trở thành động lực để chàng trai trẻ chứng minh với gia đình sự lựa chọn của mình là đúng đắn.
"Lựa chọn chỉ đúng đắn khi bạn dám đi đến tận cùng"
Lời nhận định này hoàn toàn chính xác với năm bạn trẻ trong câu chuyện của họ. Dám "bỏ" trường đại học mới chỉ là quyết tâm nhất thời, còn đi với đam mê lại là cả một quá trình. Đây mới là lúc bạn thể hiện cho mọi người thấy quyết định rẽ hướng của mình có chính xác hay không.
Sau khi từ bỏ đại học, Lâm Đức bén duyên với nghề thiết kế nên chọn cách đi làm để chứng minh cho bố mẹ thấy lựa chọn của mình là đúng đắn. Chỉ sau nửa năm vào nghề, Lâm Đức đã đủ tiền mua máy tính và quan trọng hơn, đó là kết nối được với những người cùng chí hướng để chinh phục các mục tiêu xa hơn.
Giống với Lâm Đức, chỉ sau 1 năm tốt nghiệp ngành MTĐPT, Trương Đình Tùng đã có được vị trí 3D Animator tại Plus Studio nhờ nỗ lực không mệt mỏi trong suốt quá trình học.
Khác Đình Tùng, Bảo Trân lại định nghĩa thành công đầu tiên trên con đường hoạch định tương lai cho bản thân là quyết định lựa chọn Arena Multimedia làm bến đỗ học tập - nơi mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và vượt xa kỳ vọng ban đầu của cô gái này. Đặc biệt, Bảo Trân được học tập với đội ngũ các giảng viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, luôn định hướng và giảng dạy một cách tận tâm nhất.
Về phần Quách Văn Tuấn, cậu nhận ra rằng MTĐPT là ngành rất tiềm năng khi sự phát triển của công nghệ - truyền thông và xã hội hiện đại đang song hành. "Mình thấy cơ hội việc làm tương đối cao, ngày càng nhiều công ty tuyển dụng Graphic Designer, Web Designer... nên tỉ lệ cạnh tranh lớn. Bởi vậy, mình sẽ cố gắng học tập và trau dồi những kỹ năng cần thiết để có thể tìm được một công việc phù hợp sau này", Tuấn chia sẻ.
Không chịu an bài theo lối mòn, điểm chung của các bạn là dám lựa chọn rẽ hướng với ngành học MTĐPT. Lựa chọn đó không hề dễ dàng, nhưng Arena Multimedia sẽ luôn đồng hành giúp các bạn trẻ vững tâm với quyết định của mình. Chuyển ngành học không còn đáng sợ khi bạn được trở lại là chính mình, được hỗ trợ tối đa trong môi trường học tập chuyên nghiệp, lộ trình khoa học cùng cơ hội liên thông, việc làm rộng mở.
Đeo mang những hành trang tuổi trẻ bước vào ngưỡng cửa của một thập niên mới, chúng ta nên có gì? Hãy để Arena Multimedia cùng bạn gây dựng nên một môi trường học tập tự do, sáng tạo để mỗi ngày các bạn đi học đều cảm thấy tự tin bung tỏa đam mê, quan điểm nghệ thuật, để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân khi được trang bị đầy đủ hành trang kiến thức, kỹ năng cho tương lai.
Ghi danh tại Arena Multimedia để được tự do khám phá đam mê và phát triển tài năng ngay hôm nay!
Học sinh hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Nên theo đuổi đam mê hay để bố mẹ lo cho? Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đưa ra lời khuyên: Các em phải tự do làm chủ cuộc đời mình, hãy đi theo tiếng nói của bản thân để tìm được đam mê, thành công. Ngày 19/10, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng tập thể thầy và trò trường Trung học Phổ thông Đông Anh (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh,...