Giao tiếp lưu loát tiếng Trung có cần đi học chuyên ngành ngôn ngữ Trung?
Theo các nhà giáo dục, giỏi ngoại ngữ không chỉ là giao tiếp tốt mà còn phải biết những kiến thức văn hóa – xã hội, đất nước con người và vốn từ chuyên ngành phục vụ công việc.
Việc làm đa dạng
Chỉ cần vào google gõ từ khóa “Tuyển dụng nhân sự tiếng Trung”, chúng ta có thể nhận được khoảng 110 triệu kết quả tìm kiếm trả về trong vòng 1,03 giây. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động am hiểu tiếng Trung hiện nay rất lớn.
Theo số liệu năm 2020, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ). Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2020. Quan hệ kinh tế – du lịch giữa nhân dân hai nước rất lớn nên nhu cầu giao tiếp, phiên dịch tiếng Trung tại Việt Nam rất cao.
Trả lời một học sinh lớp 12 hỏi về nhu cầu nhân sự học ngành ngôn ngữ Trung Quốc, đại diện trường Cao đẳng Công nghệ & Quản trị Sonadezi cho công nhân, tại địa bàn trường đóng trụ sở (tỉnh Đồng Nai) có rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy do người Trung Quốc đầu tư nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự phiên dịch tiếng Trung rất lớn, tạo lợi thế cho đầu ra của sinh viên ngành này.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự phiên dịch tiếng Trung rất lớn nên ngành Ngôn ngữ Trung thu hút nhiều sinh viên theo học (Ảnh minh họa: HUTECH).
Trên các sàn giao dịch điện tử phổ biến hiện nay, số lượng gian hàng phân phối các sản phẩm gia dụng có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng rất lớn. Các nhà máy ở Trung Quốc trở thành nguồn cung cấp hàng chủ yếu cho các chủ shop thương mại điện tử, nhiều chủ shop thành công là nhờ am hiểu tiếng Trung, chủ động nhập các đơn hàng tốt về để phân phối.
Video đang HOT
Theo thạc sĩ Huỳnh Thị Bảo Trinh – Trưởng khoa Ngoại ngữ Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn, ngành Ngôn ngữ Trung là ngành học có cơ hội xin việc dễ dàng trong những năm gần đây, khi giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát triển.
Ngoài công việc biên dịch, phiên dịch trong các tổ chức, doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp làm việc với đối tác Trung Quốc thì người học ngành này còn có thể làm rất nhiều công việc khác theo chuyên môn ngành học. Cụ thể, có sinh viên thích mảng kinh tế sẽ học tiếng Trung thương mại, có bạn thích khám phá sẽ học tiếng Trung du lịch…
Người học ngành này còn có thể phát triển theo các hướng chuyên môn sâu như làm chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn quốc tế, dạy tiếng Trung…
Chỉ giỏi giao tiếp là chưa đủ
Trao đổi tại một chương trình hướng nghiệp tại Đồng Nai, em Trúc Ngân cho biết mình là người Việt gốc Hoa nên rất giỏi giao tiếp tiếng Trung. Em đặt vấn đề: “Đã giao tiếp tốt thì em có cần học ngành ngôn ngữ Trung Quốc không?”.
Theo cô Nguyễn Thị Phương Thảo (Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu), học một ngoại ngữ không chỉ là học nghe, nói, đọc, viết; không phải giỏi giao tiếp tiếng nước đó rồi là không đi học cao đẳng, đại học ngoại ngữ nữa. Tại trường Cao Đẳng – Đại học, các em còn được học những từ ngữ chuyên ngành thương mại, giảng dạy, phiên dịch…
Bởi khi đi làm thực tế, nhân sự phiên dịch không chỉ biết giao tiếp mà còn phải rành các từ ngữ, kiến thức chuyên ngành liên quan đến công việc cụ thể của mình. Như làm giao dịch thương mại thì phải am hiểu các ngôn ngữ kinh tế và giao thương, làm hướng dẫn viên du lịch phải am hiểu văn hóa – thắng cảnh ở nước đó, làm giáo viên dạy tiếng Trung phải có kỹ năng sư phạm…
Thạc sĩ Huỳnh Thị Bảo Trinh cho biết, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung tại các trường cao đẳng được trang bị những kiến thức ngữ pháp về tiếng Trung gồm Hán tự và khẩu ngữ; các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết bằng tiếng Trung trong giao tiếp; tiếng Trung chuyên ngành thương mại, du lịch, khách sạn, văn phòng…
Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng biên dịch, phiên dịch; kỹ năng làm việc nhóm, thu thập thông tin, thuyết trình phân tích tình huống, xử lý tình huống phát sinh trong công việc và cuộc sống…
Theo cô Nguyễn Thị Phương Thảo, học ngoại ngữ thì giỏi giao tiếp là chưa đủ, vì nghe – nói – đọc – viết chỉ là kỹ năng cơ bản để giao tiếp, các kiến thức và vốn từ chuyên ngành mới là quan trọng để thể hiện bản thân trong công việc cụ thể.
Tố chất cần thiết để học ngành ngôn ngữ Trung Quốc (Ảnh: Tùng Nguyên).
6 bài học giáo viên nhận được khi làm việc trong đại dịch
Covid-19 làm thay đổi nhiều yếu tố của ngành giáo dục. Qua đó, thầy cô nhận được những bài học mới về cách giảng dạy và tiếp cận học sinh.
1 . Giáo dục là lĩnh vực đòi hỏi sự linh hoạt: Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới phải chuyển qua việc dạy học trực tuyến. Trước những tình huống bất ngờ, các nhà giáo dục hiểu rằng họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời ứng phó. Dù trẻ trở lại lớp, giáo viên vẫn phải nhanh chóng thay đổi phương thức nếu phát hiện ca mắc Covid-19 trong trường. Heather Morrison, nhà tư vấn giáo dục tại Mỹ, nhận ra giáo viên không có quyền kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động giáo dục. Thay vào đó, họ cần tư duy linh hoạt để đưa ra nhiều cách khác nhau nhằm giúp học sinh phát huy tốt khả năng trong việc học. Ảnh: Freepik.
2. Giáo viên cần tương tác nhiều hơn với phụ huynh, đồng nghiệp: Đại dịch đã làm thay đổi cách thức tương tác giữa giáo viên với phụ huynh. Trước đây, phụ huynh không có nhiều thời gian gặp gỡ giáo viên vì bận rộn. Nhưng hiện tại, việc tương tác đã thuận lợi hơn vì có Internet và các ứng dụng họp trực tuyến. Qua đó, phụ huynh cũng có thể nắm rõ tình hình học tập và các vấn đề của trẻ. Ngoài ra, các giáo viên có thêm cơ hội giúp đỡ nhau trong đại dịch. Mối quan hệ của họ cũng được cải thiện thông qua các hoạt động trao đổi, chia sẻ mẹo hữu ích khi dạy online. Ảnh: New York State Education Department.
3. Lịch học của trẻ cần được điều chỉnh: Khi chuyển từ việc dạy trực tiếp qua trực tuyến, nhiều trường học vẫn giữ nguyên lịch và thời lượng của tiết học. Thậm chí, thời gian của nhiều tiết học kéo dài gấp đôi so với khi học trực tiếp. Nếu ngồi quá lâu trước màn hình điện thoại, máy tính, trẻ dễ mệt mỏi và khó tiếp thu kiến thức. Vì thế, đại dịch đã đặt ra vấn đề mới về việc điều chỉnh lịch học. Giáo viên và học sinh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thời lượng các tiết học cần được cắt giảm phù hợp. Ảnh: Houston Chronicle.
4. Trẻ cần được tương tác với bạn bè nhiều hơn: Khi học online, cơ hội nói chuyện, tương tác của trẻ bị giảm đi. Các em không còn cơ hội gặp gỡ trực tiếp và tương tác cùng bạn bè. Đối với những trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, học online có thể khiến các quan hệ xã hội bị thu hẹp. Vì thế, khi dạy học, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè nhiều hơn. Tương tự với khi lập nhóm làm bài tập, bạn nên cho trẻ trò chuyện trước với nhau và để các em chủ động chọn bạn cùng nhóm. Ảnh: WeAreTeachers.
5. Nhiều học sinh phát huy tốt hơn khi học online: Việc học qua màn hình máy tính khiến phần lớn trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, nhiều em lại phát huy tốt và cảm thấy thoải mái khi được học trực tuyến. Stacey Robinsmith, giáo viên trung học tại Mỹ, nói với CBC News rằng nhiều học sinh được "hưởng lợi" từ việc học online. Nhiều cơ sở giáo dục đã thành công với mô hình học tập kết hợp. Điều này giúp trẻ làm chủ việc học và trở nên tập trung hơn khi lên lớp. Các em cũng trở nên tự lập, biết cách sắp xếp thời gian phù hợp để cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi. Ảnh: Campus Security & Life Safety.
6. Không nên loại bỏ hoàn toàn việc học online: Những nền tảng trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams cho phép giáo viên và học sinh kết nối với nhau trong giai đoạn dịch bệnh. Dù sau này các trường học khôi phục hoàn toàn việc dạy trực tiếp, chương trình dạy online không nên bị loại bỏ. Tiến sĩ Susan H. Shapiro tại Touro College (Mỹ) khuyên giáo viên và nhà trường nên tận dụng các nền tảng này, thậm chí tích hợp chương trình học để cung cấp cho những học sinh có nhu cầu. Ảnh: ELearning Industry.
Con 31 tháng tuổi nói ngoại ngữ như gió, mẹ Việt chia sẻ loạt kinh nghiệm và tài liệu học tập siêu bổ ích, phụ huynh nào cũng có thể tự dạy con ở nhà Có ba tiêu chí quan trọng để đồng hành cùng con học tiếng Trung. Chị Yên chia sẻ chi tiết kèm các tài liệu cụ thể giúp bố mẹ dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Rất nhiều gia đình muốn cho con mình học một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt nhưng không phải ai cũng làm được điều này, và nhất...