Giao thương với Trung Quốc cải thiện, dân kinh doanh sôi động trở lại
Sau một thời gian cấm biên do ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, tình hình giao thương với Trung Quốc đã dần được cải thiện. Hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở liên tục tăng, giúp hoạt động kinh doanh trong nước dần sôi động trở lại.
Thông quan hàng hóa biên giới được cải thiện
Trong ngày 8/3 chỉ riêng tại tỉnh Lạng Sơn đã có 580 xe được thông quan xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tại cửa khẩu Hữu Nghị, xuất 75 xe phần lớn là nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử và máy móc.
Tại cửa khẩu này, Việt Nam nhập 264 xe hàng hóa các loại gồm linh kiện điện tử, máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô… Đây được xem là nguồn hàng bổ sung đáng kể cho thị trường trong nước trong giai đoạn nhiều công ty, đơn vị sản xuất, kinh doanh đang bắt đầu gặp khó khăn về nguồn cung hàng hóa đầu vào. Cửa khẩu Hữu Nghị chỉ còn tồn 160 xe chờ xuất khẩu gồm các mặt hàng nông sản và linh kiện điện tử.
Giá nhiều mặt hàng nông sản trong nước đã bắt đầu tăng khi tình hình giao thương với Trung Quốc được cải thiện
Ở Cửa khẩu Tân Thanh, xuất 108 xe nông sản, hoa quả bao gồm dưa hấu, thanh long, chuối, xoài, mít, tinh bột sắn, đỗ đỏ, lá tre , lạc…. Cùng với đó, Việt Nam cũng nhập 27 xe nông sản gồm hành tây, tỏi, hành củ, nấm, dưa vàng,…. Cửa khẩu Tân Thanh còn tồn 327 xe nông sản, hoa quả đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.
Tại cửa khẩu Cốc Nam tiến hành làm thủ tục xuất khẩu 72 xe nông sản, hoa quả, cửa khẩu này chỉ còn tồn 11 xe chờ xuất khẩu là lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm, cá basa đông lạnh. Tại cửa khẩu Chi Ma tiến hành xuất 29 xe hạt tiêu, tinh bột sắn, long nhãn và nhập 5 xe hàng dệt kim, tạp hóa. Tai đây đang tồn 32 xe chờ xuất khẩu.
Ở tỉnh Lào Cai, trong ngày 8/3 tổng giá trị xuất nhập khẩu trên địa bàn cũng đạt 397 xe, trị giá 1,4 triệu USD. Trong đó làm thủ tục xuât khâu 219 xe, trị giá 0,99 triệu USD; nhâp khâu 178 xe, trị giá 0,41 triệu USD.
Video đang HOT
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai gồm 1.016 tấn Thanh Long giá trị 0,7 triệu USD; 880 tấn dưa hấu trị giá 0,2 triệu USD; 30 tấn chuối trị giá 0,003 triệu USD; 122 tấn gỗ ván trị giá 0,015 triệu USD.
Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm 1.046 tấn phân bón các loại trị giá 0,15 triệu USD; 536 tấn rau củ quả các loại, trị giá 0,09 triệu USD. Hiện ở cửa khẩu còn khoảng 200 xe chờ xuất khẩu.
Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành xuất khẩu 09 xe (sợi cotton), trị giá 14,9 tỷ đồng, nâng tổng số xe xuất khẩu tại đây lên 272 xe. Hiện tại, vẫn còn 422 container gồm 377 container hàng thực phẩm đông lạnh và 45 container hàng khô các loại chờ xuất khẩu.
Tại lối mở Km3 4 tiến hành làm thủ tục xuất khẩu với 18 xe tinh bột sắn, thanh long, hải sản tươi sống, trị giá 5,1 tỷ đồng. Đến ngày 8/3 tại lối mở này đã tiến hành xuất khẩu tổng cộng 199 xe hàng các loại. Tại cửa khẩu chính Hoành Mô, cũng đã làm thủ tục nhập khẩu 11 xe gồm vải may mặc, dép nhựa…
Tỉnh Hà Giang tiến hành xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy 31 xe, 653 tấn hàng hóa gồm Thanh long, ván, nhãn, ớt, tinh bột săn, dưa hấu, trị giá 0,2 triệu USD.
Tại cửa khẩu Ma Lù Thàng của tỉnh Lai Châu tiến hành xuất khẩu 14 xe chuối, số lượng 140 tấn. Lũy kế tại đây đã tiến hành xuất khẩu 134 xe chuối với khối lượng 1.280 tấn; 07 xe nông sản, số lượng 130 tấn.
Hoạt động kinh doanh sôi động trở lại
Để tạo thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới, ngày 9/3, Giám đốc sở Công Thương, Phùng Quang Hội đã chỉ đạo các cán bộ phòng quản lý xuất nhập khẩu của tỉnh tiếp tục chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan, nắm bắt tình hình, quản lý, hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, các thay đổi về chính sách, điều hành của hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới của Trung Quốc.
Tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện các quy định về tạm nhập, tái xuất và công bố thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp làm tốt nhiệm vụ thông tin liên lạc, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình các cửa khẩu để kịp thời tổng hợp, tham mưu cho Lãnh đạo Sở báo cáo Bộ Công thương, UBND tỉnh và khuyến cáo tới các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp.
Cùng với đó, các cán bộ có nhiệm vụ chuẩn bị và tham dự Hội nghị trực tuyến của ngành Công Thương về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trước tác động của dịch Covid-19.
Với việc hoạt động giao thương tại các cửa khẩu với Trung Quốc đang dần được cải thiện giúp cho giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng tăng.
Đến nay gần như không còn cảnh người dân trong nước kêu gọi giải cứu các mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long, sầu riêng, tôm hùm,… Thậm chí, thời điểm hiện tại những mặt hàng này trong nước đã bắt đầu tăng giá do các thương nhân tập trung cho việc xuất khẩu.
Cùng với đó, nhiều mặt hàng nông sản và tiêu dùng của Trung Quốc đã về lại các kho hàng, chợ đầu mối trong nước. Do số lượng hàng hóa Trung Quốc nhập về khá ổn định nên giá cả không biến động thậm chí có mặt hàng giảm nhẹ.
Theo khảo sát tại các chợ đầu mối, nấm kim châm 45.000 đồng/kg; Súp lơ trắng còn 22.000 đồng/kg, quýt còn 15.000 đồng/kg, táo còn 25.000 đồng/kg, lê 20.000 đồng/kg…
Với các tiểu thương và dân buôn hàng online, việc giao thương với Trung Quốc dần ổn định trở lại cũng giúp họ có được nguồn hàng ổn định để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Chị Hương (ở Đống Đa – Hà Nội) cho biết trong tháng 2 nhiều đầu mối nhập hàng Trung Quốc ở trong nước luôn trong tình trạng cháy hàng. Nên những người bán hàng online như chị không dám nhận đặt hàng của khách. Trong khi đó, tại nhiều chợ đầu mối của Việt Nam như Ninh Hiệp, Đồng Xuân,… nhiều tiểu thương cũng phải đóng cửa sạp bởi không có hàng để bán.
Tuy nhiên, những ngày gần đây lượng hàng được các đầu mối nhập về đã nhiều hơn. Do đó, chị đã bắt đầu nhận các đơn hàng để trả cho khách. Hoạt động kinh doanh ở các chợ đầu mối cũng đã dần nhộn nhịp trở lại.
Chị Hương chia sẻ, dù chỉ là công việc làm thêm nhưng công việc kinh doanh online cũng giúp mình cải thiện đáng kể thu nhập của gia đình để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Theo Dân Việt
5 nhà máy Canon phải tạm đóng cửa vì COVID-19
Không có nguyên liệu cần thiết từ đại lục, Canon không còn cách nào để duy trì sản xuất tại Nhật Bản.
Dịch COVID-19 khiến giao thương hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước xung quanh khó khăn, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo tin tức của báo Nikkei, tập đoàn Canon của Nhật Bản cũng không tránh khỏi bị liên lụy. Hãng vừa đưa ra thông báo sẽ tạm thời đóng cửa 5 nhà máy tại đảo Kyushu do nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc bị thiếu hụt.
Nhà máy Canon bị thiếu nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc
Các nhà máy nằm tại tỉnh Oita, Miyazaki và Nagasaki, chuyên sản xuất máy ảnh gương lật ống kính rời, ống kính, camera giám sát an ninh. Việc đóng cửa sẽ kéo dài từ ngày 2/3 đến 13/3. Công việc trong quãng thời gian bị bỏ trống này sẽ được sắp xếp vào một thời điểm thích hợp, khi Canon đảm bảo được nguồn cung ổn định hơn.
Việc gián đoạn trong khoảng hai tuần này khiến PetaPixel lo ngại có thể ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm của Canon ra thị trường. Phía Canon chưa lên tiếng về ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng sức khỏe các công nhân làm việc ở nhà máy vẫn được đảm bảo. Tại Nhật Bản, hiện đang có hơn 1.000 ca nhiễm COVID-19.
Theo VN Review
Hồng Đà Lạt chỉ 1.000 đồng/bông: Chị em hưởng ứng "giải cứu", hoa tươi ngập nhà Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong nhiều ngày nay hoa hồng Đà Lạt rớt giá thảm. Trước tình cảnh này, nhiều hội chị em đã đồng loạt hưởng ứng "giải cứu" hoa hồng. Dịch Covid-19 xuất hiện và lan rộng trên phạm vi nhiều quốc gia, khiến cho việc giao thương, mua sắm và vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng. Tại...