Giáo sư Trung Quốc bị đuổi việc vì hút thuốc lá trong giờ giảng bài
Dù đã công khai xin lỗi vì hút thuốc lá trước mặt sinh viên, một giáo sư thỉnh giảng ở Trung Quốc vẫn phải nghỉ việc.
South China Morning Post đưa tin việc Wang Meng, giáo sư thỉnh giảng tại ĐH Truyền thông Trung Quốc ở Bắc Kinh, hút thuốc trong giờ giảng, ngay trước mặt sinh viên, gây ra cuộc tranh cãi.
Sự việc xảy ra ngày 9/12, thu hút sự chú ý của cư dân mạng khi video ghi lại cảnh ông ngồi trên bục giảng, phì phèo điếu thuốc lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Hình ảnh giáo sư phì phèo điếu thuốc trên bục giảng bị nhiều người dùng mạng ở Trung Quốc chỉ trích. Ảnh cắt từ clip.
Trong video, ông tuyên bố bàn làm việc của mình là “khu vực được phép hút thuốc”, những sinh viên khác muốn hút thuốc có thể cùng hút với giảng viên.
Ông Wang cũng nói đùa về tỷ lệ hút thuốc cao ở Trung Quốc – nơi được cho là hơn một nửa đàn ông hút thuốc.
Trong khi nhiều người chỉ trích vị giáo sư vì hút thuốc là hành vi bị cấm tại nhiều nơi công cộng ở Trung Quốc, không ít sinh viên lên tiếng giải thích hộ ông.
Một sinh viên cho biết ông Wang phải hút thuốc để lấy cảm hứng truyền thụ kiến thức cho người học. Những người khác thông tin thêm trong vòng 30 đến 40 phút, ông chỉ hút một điếu thuốc.
“Thầy nói rõ bàn dạy học của mình là biên giới, phía thầy là khu vực được hút thuốc, phía của chúng tôi là khu vực cấm hút thuốc”, một sinh viên ĐH Truyền thông lên tiếng.
Một ngày sau khi video đăng tải, GS Wang Meng đăng lời xin lỗi lên Weibo cá nhân. Ông thừa nhận hành vi hút thuốc nơi công cộng là sai trái. Việc ông hút thuốc trong phòng học càng tệ hại hơn.
“Tôi đã không quan tâm đến cảm xúc của sinh viên, cũng không xem xét việc các em bị ảnh hưởng do hút thuốc thụ động”, ông viết.
Ông Wang, đồng thời là nhân viên đài CCTV, tuyên bố sẽ bỏ hút thuốc. Bài đăng giúp ông nhận được sự thông cảm từ cộng đồng mạng, cũng như sinh viên của mình.
Tuy nhiên, cùng ngày, ĐH Truyền thống Trung Quốc đưa ra thông báo chính thức về hành vi của GS Wang Meng. Theo đó, ông bị yêu cầu dừng công việc tại trường.
“Lớp học là nơi nghiêm túc. Hành vi của ông Wang vi phạm luật kiểm soát hút thuốc của Bắc Kinh và quy định về đạo đức nhà giáo”, trường đăng trên Weibo.
Nhiều thành phố của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Tây An cấm người dân hút thuốc tại nơi công cộng.
Hiện tại, nước này có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất thế giới, ước tính khoảng 350 triệu trong tổng số 1,3 tỷ người dân tiêu thục khoảng 1/3 sản lượng thuốc lá toàn thế giới mỗi năm. Hàng năm, hơn một triệu người ở Trung Quốc chết vì các bệnh liên quan thuốc lá.
Những năm gần đây, nhiều chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng được phát động để cảnh báo tác hại từ việc hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc thụ động.
Theo Zing
Cảm động phụ huynh thay giáo viên thử áp lực nghề giáo
"Để chuẩn bị cho một tiết dạy, tôi đã mất cả tuần nay. Quả thực, đây là nghề rất nhiều áp lực, nếu không đủ nhiệt tình, niềm say mê và cả sức khỏe, tôi nghĩ các thầy cô không bám trụ với nghề được".
Trên đây là chia sẻ của một phụ huynh sau một giờ trải nghiệm đứng lớp như một giáo viên trong "ngày đồng cảm" - khi phụ huynh đứng trên bục giảng". Sự kiện do Trường phổ thông liên cấp Tuệ Đức (Hà Nội) tổ chức giúp cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ với nghề dạy học nhằm tri ân thầy cô nhân ngày 20/11.
Nghề giáo quả áp lực
Giờ học hôm nay ở trường khác hẳn mọi ngày. Thay vì cô giáo lên lớp giảng bài, nay bác Hà Châu, mẹ của một bạn trong lớp 2A1 lên bục giảng làm cô giáo của giờ học Đạo đức.
Cả lớp òa ra như ong vỡ tổ, vui vẻ, phấn khích khi "cô giáo Hà Châu" yêu cầu lớp chia bàn, lập thành 4 nhóm để học.
Chị Trần Thị An, Hội trưởng Hội phụ huynh của trường, với giờ dạy làm thủ công cho học sinh lớp 2.
Một clip xúc động, nói về một cụ bà bán rau muống, được "cô" chiếu vèo vèo trên bảng. "Ôi, clip mới thú vị làm sao. Lại còn có cả hình ảnh nữa, các con thích lắm ạ", một học sinh lớp 2A1 nhận xét.
Chị Hà Châu chia sẻ: "Giờ học kết thúc rồi nhưng tôi vẫn còn rất run. Thậm chí tối qua, tôi đã rất hồi hộp. Tôi từng quen làm việc với người lớn, nói hiểu ngay. Nhưng ở lứa tuổi mới lớp 2, có nhiều điều để truyền đạt được cho các con, quả thật không phải dễ.
Trước đến nay nhiều phụ huynh rất khó tính, yêu cầu cao ở giáo viên. Bản thân tôi cũng là phụ huynh của hai con, chúng tôi hiểu, nghề giáo rất áp lực.
Hôm nay, khi đứng lớp, tôi thực sự cảm thông hơn với các giáo viên. Áp lực đó không chỉ từ phía phụ huynh, từ phía nhà trường mà chính từ phía các con còn quá bé, sĩ số lớp quá đông khiến các cô nhiều khi căng thẳng là điều dễ hiểu".
Chị Hà Châu với tiết học Đạo đức cho học sinh lớp 2A1.
Có đồng hành mới có cảm thông
Trải nghiệm thử cảm giác của giáo viên trong giờ học Môi trường, chị Đào Thu Hường (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, để chuẩn bị cho tiết dạy này, chị đã mất cả tuần để soạn tài liệu, làm việc với giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu về cách thức cũng như lựa chọn kiến thức phù hợp với học sinh lớp 3.
"Chỉ 45 phút đứng trên bục giảng nhưng tôi thực sự cảm động và thông cảm với nghề này. Các thầy cô giáo đã chạm đến trái tim của các con bởi nhiều kiến thức rất khô nhưng bằng cách này hay cách khác, họ đã giúp các em yêu mến và thích thú học tập", chị Hường cho biết.
Học sinh được phụ huynh dạy cách sơ cứu.
Chị Võ Thị Ngọc Hoa, mẹ của một học sinh đang học lớp 8 của trường cho biết, hiện nay nhiều cạm bẫy ảnh hưởng và lôi kéo học sinh. Đến lớp, nhiều khi các con không chú tâm vào việc học. Tuy nhiên, nhiều gia đình đang phó thác việc học hoàn toàn cho nhà trường, khiến gánh nặng trên vai giáo viên ngày càng nặng nề hơn.
Được biết, ngoài các tiết học văn hóa, trong sáng nay, một số phụ huynh khác đăng kí các giờ dạy Thủ công, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, làm bánh, trồng rau...
Theo lãnh đạo nhà trường, việc để phụ huynh trải nghiệm một tiết dạy nhằm giúp cha mẹ thấu hiểu và đồng cảm với nghề dạy học.
Phụ huynh dạy học sinh làm đồ thủ công
"Có đồng hành mới có cảm thông
Có thấu hiểu mới yêu thương thực sự"
Thông qua sự kiện, phụ huyh có thể truyền đạt cho học sinh các kiến thức mà mình am hiểu. Học sinh học được nhiều kĩ năng, kiến thức đa dạng mà nhà trường chưa có được.
Đây cũng là một trong những hoạt động để gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường, giúp học sinh thấy được vai trò, công ơn của cha mẹ dành cho mình trong việc học tập.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Ngày 20/11: Chia sẻ đặc biệt của nam giáo viên dạy... " đi bay"! 12 năm gắn bó với công tác đào tạo, Tiếp viên trưởng (TVT) - giáo viên dịch vụ Nguyễn Hoàng Quốc Bảo đã có những trải lòng về công việc của một "giáo viên bay", đào tạo ra nhiều thế hệ tiếp viên, nhiều học viên nay đã là các tiếp viên trưởng, giáo viên, đứng cùng nhau trên bục giảng. Nam giáo...