Giáo sư Trung Quốc bị cáo buộc ăn cắp công nghệ Mỹ cho Huawei
Tuy nhiên, người này chỉ nhận một tội danh khá nhẹ và có thể sớm được trở về Trung Quốc.
Ông Bo Mao, Giáo sư ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Xiamen, Trung Quốc vừa nhận tội trong vụ kiện giữa chính phủ Mỹ và ông Mao về tội danh đánh cắp công nghệ của Mỹ.
Theo tài liệu vụ án vào năm 2019, ông Bo Mao bị cáo buộc đã tìm cách lừa đảo công ty CNEX Labs tại Mỹ và có thể chịu hình phạt tới 20 năm tù. Khi bị bắt vào tháng 8/2019, ông Bo đang là Giáo sư thỉnh giảng tại đại học Texas.
Cáo buộc ăn cắp công nghệ cho Huawei
Trong tài liệu vụ án, ông Mao bị cáo buộc đã lên âm mưu “lừa đảo một công ty có trụ sở đặt tại quận Bắc California”, bằng cách mượn những bảng mạch phần cứng của công ty này và chia sẻ thông tin cho một công ty Trung Quốc khác. Theo Reuters, những chi tiết trong tài liệu cho thấy công ty Mỹ là CNEX Labs, một startup có trụ sở tại thung lũng Silicon, còn công ty Trung Quốc là Huawei.
Ông Bo Mao, người bị cáo buộc ăn cắp công nghệ cho Huawei.
CNEX và Huawei đã kiện nhau từ nhiều năm trước. Một trong những nhà sáng lập của công ty này, Yiren Huang, thành lập công ty chỉ vài ngày sau khi rời Huawei.
Video đang HOT
Năm 2017, Huawei kiện ông Huang về hành vi ăn cắp bí mật thương mại. CNEX cũng kiện lại Huawei với cáo buộc tương tự. Vụ kiện đi đến hồi kết vào tháng 6/2019, khi thẩm phán kết luận cả 2 công ty đều bị thiệt hại.
Ông Mao bị cáo buộc đã thuyết phục CNEX gửi cho mình một bảng mạch điều khiển SSD, và hứa sẽ không tìm cách dịch mã ngược bảng mạch này hay chia sẻ thông tin cho bên thứ ba. Tuy nhiên, ông Mao được cho là đã làm điều đó.
Ngoài ông Bo Mao, FBI cho rằng vị giáo sư này còn làm việc với một người được gọi là “Giáo sư 1″ tại một đại học ở Texas để lấy những thiết bị từ công ty bị hại. Nguyên đơn cho rằng “Công ty 1″ đã tặng một món quà trị giá 100.000 USD cho trường đại học này nhằm giúp vị “Giáo sư 1″ có đề tài nghiên cứu ở đây.
Vị “Giáo sư 1″ này được cho là Hong Jiang, người cùng làm nghiên cứu với ông Bo Mao, và là giáo sư tại đại học Texas – Arlington, bởi đề tài nghiên cứu của ông trùng khớp với cáo buộc của FBI. Futurewei – chi nhánh của Huawei tại Mỹ – được liệt kê như nhà tài trợ cho đề tài này.
FBI cũng cho biết đã thu thập được bằng chứng email cho thấy ông Bo Mao và Huawei đã liên lạc thường xuyên khi ông Mao tìm cách giải mã bảng mạch của CNEX.
Án phạt nhẹ với người bị cáo buộc
Ngày 4/12, ông Mao đã nhận tội khai man trong phiên điều trần trước tòa án quận Brooklyn, New York. Các công tố viên đã quyết định không truy tố ông Mao với những cáo buộc nặng hơn như ban đầu. Ông sẽ bị kết án tù theo thời gian đã bị tạm giam trước đó, là 6 ngày sau khi bị bắt vào năm 2019.
Vị giáo sư này có thể được rời khỏi Mỹ vào ngày 16/12.
Tại phiên điều trần, ông Bo Mao thừa nhận ban đầu đã nói dối điều tra viên của FBI rằng ông không quen biết ai làm việc tại đại học ở Texas. Tuy nhiên, khi đó ông thực sự đang có liên lạc với một người làm tại Texas.
Huawei đối mặt nhiều cáo buộc về ăn cắp công nghệ tại Mỹ.
Thẩm phán Sarah Evans cho rằng lời nói dối của ông Mao đã “che giấu đi mức độ” mà ông đã cố gắng để tiếp cận công nghệ cho một công ty không được nêu tên.
Ông Mao bị bắt trước khi công tố viên liên bang bổ sung những cáo buộc về trộm cắp bí mật thương mại trong vụ kiện với Huawei năm 2018. Vụ kiện này đang được thụ lý.
Trong một vụ kiện dân sự tại Texas vào năm 2019, bồi thẩm đoàn đồng ý rằng Huawei chiếm đoạt bí mật của CNEX Labs, song không gây ra thiệt hại. Không bên nào phải bồi thường.
“Tôi nghĩ Huawei đã bị dạy cho một bài học tại Texas. Chúng tôi có thể là một đối thủ dễ đánh bại, nhưng chúng tôi đã rất cố gắng, và đã chiến thắng. Đó là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Huawei”, Alan Armstrong, đồng sáng lập, CEO của CNEX chia sẻ với CNBC sau phán quyết nói trên.
Huawei có thể phải bỏ thị trường smartphone
Chuyên gia Ming-Chi Kuo của TF International Securities cho rằng mảng smartphone của Huawei khó có thể tồn tại dưới áp lực lệnh cấm từ Mỹ.
Chia sẻ với My Fix Guide, Ming-Chi Kuo cho biết khả năng cạnh tranh và thị phần của Huawei trên thị trường smartphone sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, bất kể công ty Trung Quốc có được cung cấp thêm linh kiện sau 15/9 hay không.
"Trường hợp khả dĩ nhất với Huawei là thị phần smartphone của công ty giảm sút, còn tồi tệ nhất là công ty buộc phải từ bỏ thị trường này", Kuo dự đoán. "Apple, Oppo, Vivo và Xiaomi sẽ là những công ty được hưởng lợi".
Huawei đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Ảnh: TechRadar.
Cũng theo Kuo, Huawei đã đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho các thành phần linh kiện bên trong smartphone của mình, trong đó có camera, bộ nhớ, chip 5G. Việc hãng điện tử Trung Quốc giảm quy mô sản xuất có thể kéo theo toàn bộ chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, buộc các nhà cung cấp phải giảm giá linh kiện điện thoại trong năm tới.
Dù gặp nhiều khó khăn, Huawei vẫn bất ngờ vươn lên đứng đầu thị trường smartphone trong quý vừa qua. Hãng phân tích Canalys cho biết, Huawei đã bán 55,8 triệu smartphone trong quý II/2020, cao hơn so với 53,7 triệu của Samsung. 70% smartphone của hãng được bán tại Trung Quốc.
Ngày 17/8, chính phủ Mỹ đã siết chặt lệnh cấm với Huawei, khi đưa thêm 38 chi nhánh của Huawei vào "danh sách đen", đồng thời yêu cầu các công ty và chi nhánh cần giấy phép đặc biệt khi mua bán với hãng, bất kể Huawei là người mua, người nhận hàng, trung gian, hay người dùng cuối. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ 0h ngày 15/9 tới.
Gần đây, MediaTek đã nộp đơn lên chính phủ Mỹ đề nghị được cung cấp chip cho Huawei sau 15/9. Qualcomm cũng được cho là đang vận động chính phủ Mỹ thu hồi lệnh cấm bán linh kiện cho hãng điện tử Trung Quốc này. Theo giới phân tích, nếu Huawei hết linh kiện sản xuất, lượng smartphone của hãng có thể giảm 75% trong năm tới. Một nguồn tin tiết lộ, nguồn cung chip 5G của Huawei còn rất ít, dự kiến sẽ hết vào quý I/2021.
Đòn trừng phạt của Mỹ đối với Huawei tàn phá kinh tế Thâm Quyến và Trung Quốc Mỹ tung đòn trừng phạt nhằm hạ gục gã khổng lồ công nghệ Huawei. Đòn này không chỉ giáng mạnh vào kinh tế thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc. Thành công của tập đoàn Huawei (Hoa Vi) là một nhân tố lớn trong việc chuyển đổi thành phố Thâm Quyến ( Trung Quốc ) từ một làng chài thành một trung tâm...