Giáo sư tim mạch giải thích tác dụng bất ngờ của 30 phút thể dục trong đại dịch COVID-19
Ngay cả một buổi tập cũng giúp tăng cường một chất chống oxy hóa, được cho là có thể giảm nguy cơ suy hô hấp cấp tính (ARDS).
Bạn đã trang bị cho mình những kiến thức nào để bảo vệ bản thân khỏi virus corona? Giãn cách xã hội, rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay lên mặt và tất nhiên là đeo khẩu trang nữa là những điều tất cả chúng ta đều biết.
Nhưng một nhà nghiên cứu tại Đại học Y Virginia đang đề xuất thêm một hành vi quan trọng cần phải được thêm vào danh sách: tập thể dục. Tập thể dục không những có thể cải thiện tâm trạng cho bạn trong những ngày cách ly xã hội, mà nó còn trực tiếp cải thiện sức khỏe cho phổi và hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại COVID-19.
Giáo sư y học tim mạch Zhen Yan, người điều hành phòng thí nghiệm sinh lý học phân tử tại Đại học Y Virginia cho biết tập thể dục còn giúp cơ thể bạn tăng sản xuất một chất chống oxy hóa được gọi là “ superoxide effutase“, hay EcSOD.
Chất chống oxy hóa này có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh phổi, cụ thể là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), đang gây ảnh hưởng tới 85% bệnh nhân COVID-19 phải chăm sóc tích cực trong ICU.
Tỷ lệ tử vong một khi đã tiến triển tới ARDS là 45%. Và do đó, giáo sư Yan nhấn mạnh rằng tập thể dục (trong khi vẫn giữ khoảng cách an toàn với người khác) là một chiến lược quan trọng để bảo vệ bạn chống lại các biến chứng nghiêm trọng, nếu không may mắc phải COVID-19.
“ Chúng ta không thể cách ly xã hội vĩnh viễn“, ông nói trong một thông cáo báo chí. “Tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với những gì chúng ta biết. Và tác dụng bảo vệ chống lại ARDS này chỉ là một trong số nhiều ví dụ”.
Đề xuất tập thể dục trong đại dịch COVID-19
Để đưa ra khuyến cáo tập thể dục trong mùa dịch COVID-19, giáo sư Yan và một đồng nghiệp của mình đã khảo sát qua 120 nghiên cứu trên động vật và trên người trước đây từng nói về EcSOD. Một số nghiên cứu được chính ông thực hiện trong phòng thí nghiệm của mình trước đây.
Mục đích của giáo sư Yan là muốn xem xem ở cấp độ phân tử, hiệu ứng tăng tiết EcSOD sau khi tập thể dục có tác động bảo vệ mô khỏi các căng thẳng oxy hóa – một yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh tật – như thế nào?
Họ đã tập trung đặc biệt vào EcSOD cơ xương, chất chống oxy hóa được cơ thể tiết ra tự nhiên, nhưng sẽ được tăng cường với các bài tập cardio. Tập thể dục cũng được biết đến với tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, đưa EcSOD tới được các mô đang gặp vấn đề trong cơ thể do bệnh tật.
Qua những kết quả mà giáo sư Yan tổng hợp được, ông cho biết tập thể dục đúng là có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là làm giảm mức độ nghiêm trọng của hội chứng suy hô hấp cấp ARDS. Và theo ông, ngay cả một buổi tập duy nhất cũng đã có thể thúc đẩy cơ thể tiếp ra nhiều EcSOD hơn.
Giáo sư Yan nói với Business Insider rằng các bài tập cardio là cách tốt nhất để kích thích EcSOD. Nhưng bạn cũng đừng bỏ qua các bài tập tạ, bởi chúng giúp thúc đẩy cơ bắp phát triển. Các nghiên cứu cho thấy khi có “ nhiều cơ bắp hơn, EcSOD sẽ được tiết ra nhiều hơn, do đó có nhiều lợi ích hơn”, giáo sư Yan nói.
Để tăng cường được lợi ích này, ông đề nghị nếu bạn vẫn đang khỏe mạnh và chưa bị nhiễm COVID-19, hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những người đã bị nhiễm bệnh nên cố gắng hoạt động vừa phải, ông nói, vì nghỉ ngơi trên giường trong thời gian dài cũng có thể làm trầm trọng thêm nhiễm trùng phổi hoặc gây ra các biến chứng khác.
Nhận định về khuyến cáo của giáo sư Yan, Helen Kollias, giám đốc khoa học của Precision Nutrition cho biết nghiên cứu của ông cần được đánh giá một cách thận trọng. Trong khi cô đồng ý rằng người khỏe mạnh nên tập thể dục vì những lợi ích không thể chối bỏ, nhưng việc bạn có nên tập thể dục khi đang mắc COVID-19 hay không là điều chúng ta chưa thể biết.
Kollias cho biết kết luận của giáo sư Yan chỉ được suy ra từ các nghiên cứu trước đây, chứ không phải nghiên cứu trên bệnh nhân COVID-19.
Ngoài ra, làm thế nào EcSOD và chất chống oxy hóa ảnh hưởng đến viêm nhiễm và bệnh tật vẫn còn là một chủ đề gây “tranh cãi trong nhiều thập kỷ”, tiến sĩ Craig Weinert, một bác sĩ phổi tại Đại học Minnesota, nói với Business Insider.
“ Tôi muốn nói rằng có rất ít bằng chứng hỗ trợ kết luận tập thể dục như một yếu tố phòng ngừa sự phát triển hoặc thúc đẩy hồi phục với ARDS“, ông nói.
Những người dân tại Ý tập thể dục khi phải cách ly tại nhà.
Nhưng tập thể dục rõ ràng là một cách quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ cho chức năng phổi của bạn khỏe mạnh
Bất kể tác dụng của tập thể dục đối với bệnh nhân COVID-19 như thế nao, rõ ràng việc duy trì vận động sẽ giữ cho phổi và hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh, điều này đặc biệt quan trọng trong đại dịch.
Tiến sĩ Jebidiah Ballard, một bác sĩ cấp cứu đang phục vụ trong Lực lượng Kiểm lâm Quân đội Hoa Kỳ cho biết điều quan trọng là bạn phải có những bài tập phù hợp với thể trạng của mình. Tập dưới sức hay quá sức đều không giúp bạn đạt tới một “ điểm ngọt ngào“, mà ở đó hệ miễn dịch được tăng cường nhất, anh nói.
Bí quyết của Ballard là hãy tự hỏi bản thân mình hai câu hỏi sau mỗi buổi tập: “ Bạn cảm thấy mình phấn chấn lên và có nhiều năng lượng hơn? Hay bạn cảm thấy mình bị kiệt sức?“. Đây không phải là khoảng thời gian để bạn thử thách giới hạn của bản thân mình hay tập luyện cho một cuộc đua marathon, tiến sĩ Ballard nói.
Và bạn cũng đừng quá kì vọng vào việc tập thể dục, Kollias cho biết thêm. Mặc dù vận động thể chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính làm cho COVID-19 trở nên tồi tệ hơn, “ bạn không thể tập thể dục trong một tuần và hy vọng sẽ thấy bất kỳ sự đảo ngược nào của bất kỳ căn bệnh nào”, cô nói. “ Sẽ mất vài tuần để thấy được sự cải thiện”.
Kollias khuyến cáo những người đang mắc các bệnh nền như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch nên tập thể dục ở những không gian đủ an toàn, chẳng hạn như tại nhà. Những người khỏe mạnh tốt nhất cũng vậy, đây rõ ràng không phải thời gian để đến phòng gym hay tập thể dục ở nơi công cộng có quá nhiều người vây quanh.
Nói tóm lại, tập thể dục không phải là một cơ chế diệu kỳ giúp bạn không thể bị nhiễm COVID-19. Nhưng nó là một thói quen lành mạnh mà bạn nên tập cho mình để có một hệ miễn dịch và lá phổi khỏe mạnh hơn.
zknight
Giảm mỡ dưới da
Mỡ dưới da là lớp mỡ tích tụ dưới da, khác với mỡ nội tạng vốn tích tụ sau cơ bụng và bao quanh các cơ quan nội tạng, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Thừa mỡ dưới da tuy không nguy hiểm cho sức khỏe bằng thừa mỡ nội tạng, song đây là dấu hiệu đáng tin cậy giúp cảnh báo rằng cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ nội tạng, cần có biện pháp ngăn chặn.
Nguyên nhân gây tích tụ mỡ dưới da
Bác sĩ Jeffrey E. Wonoprabowo tại Đại học Y tế Loma Linda (Mỹ) cho biết, tích mỡ dưới da là cách để cơ thể chúng ta dự trữ năng lượng nhằm đảm bảo các cơ quan quan trọng vẫn hoạt động trong trường hợp không có sẵn thức ăn. Cơ chế đằng sau đó là "cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các hợp chất có thể được dùng làm nhiên liệu hoạt động.
Khi nguồn năng lượng này dôi dư, chúng được chuyển đổi thành triglyceride và được tích trữ dưới dạng mỡ. Do đó, nếu bạn có một chế độ ăn thiếu hợp lý hoặc ít vận động thì rất dễ tích nhiều mỡ dưới da, bởi vì lượng calorie được tiêu thụ nhiều hơn lượng calorie được đốt cháy.
Kết hợp bài tập sức mạnh và cardio giúp giảm mỡ dưới da hiệu quả.
Khi nào chúng ta biết mỡ dưới da là quá nhiều?
Một trong những cách phổ biến nhất để xác định mỡ cơ thể là dùng thước kẹp để đo độ dày của lớp da mà bạn dùng tay kéo ra ở bụng. Sau đó, bạn có thể đối chiếu với bảng quy chiếu của Hội đồng Thể thao Mỹ (được dựa trên số đo thước kẹp tại nếp gấp da ở vùng đùi, ngực và cơ bụng), để ước tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của mình. Ví dụ, tỷ lệ mỡ cơ thể trong phạm vi chấp nhận được ở nữ giới là 25-31% và ở nam giới là 18-24%, còn vượt trên mức này được coi là béo phì.
Song, chuyên gia Wonoprabowo cho biết bất lợi của cách đo này là nó có thể cho kết quả chênh lệch tới 10% hoặc hơn so với những phương pháp đo mỡ cơ thể chính xác hơn - chẳng hạn như cách đo vòng eo và tỷ lệ vòng eo/hông hoặc thông qua xét nghiệm DXA (phương pháp sử dụng công nghệ X-quang để đánh giá kết cấu cơ thể).
Cách giảm mỡ dưới da an toàn
Tuy quá trình giảm mỡ dưới da với mỡ nội tạng ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng Wonoprabowo nhận định cách giảm cân tốt nhất là có một lối sống bền vững - trong đó kết hợp một chế độ ăn kiêng lành mạnh và tập luyện, cũng như giải quyết bất kỳ rào cản sức khỏe và tâm lý nào đối với việc giảm cân. Ví dụ, nếu cho rằng bản thân bị rối loạn ăn uống, thì bạn nên giải quyết vấn đề đó trước khi cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Về vấn đề vận động giảm cân, phương pháp tốt nhất để giảm mỡ dưới da là kết hợp các bài tập rèn sức mạnh và các bài tập cardio, giúp làm tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng lưu thông máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người thừa cân/béo phì cần tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần - tức khoảng 21 phút/ngày, hoặc tập luyện cách ngày nếu thời gian vận động mỗi lần lâu hơn.
Dùng thước kẹp để xác định mỡ cơ thể. đo độ dày của lớp da
Còn về chế độ ăn, nên giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn vặt, tránh thêm đường và hạn chế dùng chất béo bão hòa. Việc bạn lựa chọn chế độ ăn kiêng nào để theo đuổi cũng không quan trọng bằng tính bền vững của chế độ ăn kiêng đó, hay nói cách khác là chế độ ăn đó phải có lợi cho sức khỏe và có thể áp dụng lâu dài để đạt được mục đích giảm cân.
Nhìn chung, thay đổi tích cực trong lối sống sẽ giúp bạn vừa giảm mỡ dưới da vừa giảm mỡ nội tạng. Theo một nghiên cứu qui mô lớn công bố trên Tạp chí Béo phì Quốc tế, giảm mỡ nội tạng có liên quan đến giảm mỡ dưới da. Và điều quan trọng hơn là nỗ lực thay đổi để có được một cơ thể săn gọn cũng giúp giảm nhiều nguy cơ sức khỏe do thừa cân, như bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ và tử vong sớm.
AN NHIÊN
Vì sao bệnh nhân Covid-19 nặng được lật sấp? Người nhiễm nCoV suy hô hấp cấp tính, nếu được nằm sấp, sẽ giảm áp lực lên phổi và giúp oxy đi vào cơ thể dễ dàng hơn. Ngày 11/4, bác sĩ Mangala Narasimhan, giám đốc về chăm sóc tích cực tại Dịch vụ Sức khỏe Northwell Health, nhận được cuộc gọi khẩn cấp. Một bệnh nhân nCoV 40 tuổi đang ở trong...