Giáo sư Phạm Phụ, người tâm huyết với giáo dục đại học, qua đời ở tuổi 85
GS.TS Phạm Phụ vừa qua đời ở tuổi 85. Ông là một nhà giáo, chuyên gia phản biện mạnh mẽ các chính sách về giáo dục đại học.
Ngày 14-10, thông tin từ Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), GS.TS Phạm Phụ vừa qua đời vào đêm 13-10, hưởng thọ 85 tuổi.
Sự ra đi của ông khiến nhiều thế hệ nhà giáo, chuyên gia và sinh viên, học viên không khỏi bàng hoàng, thương tiếc. Ông là một người giàu tinh thần học tập, một nhà giáo tâm huyết, có những phản biện mạnh mẽ các chính sách về giáo dục đại học.
Giáo sư Phạm Phụ. Ảnh: Phạm Anh
Giáo sư Phạm Phụ sinh ngày 11-12-1937, quê quán tại Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ngành “Công trình trên sông và trạm thủy điện” năm 1960.
Từ năm 1976, ông chuyển vào miền Nam và công tác tại Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM).
Ông có gần 60 năm kinh nghiệm giảng dạy bậc ĐH, chuyên gia về thủy điện. Suốt quá trình công tác, ông đã nhận được các danh hiệu cao quý như giáo viên giỏi cấp Bộ, chiến sĩ thi đua, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng 3…
Ông được PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đánh giá là một người rất tâm huyết với giáo dục, nhất là giáo dục đại học ở Việt Nam. Ông là người có công lớn nhất trong việc hình thành nên ngành Quản lý công nghiệp, hiện giờ là Khoa Quản lý công nghiệp của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Đồng thời có nhiều đóng góp để ngành này ngày càng phát triển về sau.
Ông có rất nhiều công trình tiêu biểu trong lĩnh vực thủy điện. Ngoài ra, ông còn được mời tham gia nhiều hội đồng, hội đoàn uy tín trong và ngoài nước.
Đặc biệt, chỉ trong vòng 8 năm (1994-2002), GS.TS Phạm Phụ đã hướng dẫn khoảng 40 luận án thạc sĩ, đề xuất nhiều giải pháp, nghiên cứu nhiều công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Video đang HOT
Số lượng GS, PGS giảm không phải là 'gam màu xám' đối với giáo dục đại học
Giáo sư Chử Đức Trình cho rằng, các trường cần tạo ra môi trường quốc tế trong hoạt động nghiên cứu cho cán bộ giảng viên, dần dần sẽ tăng số lượng GS, PGS.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31/12/2021 số giảng viên có chức danh giáo sư (đang tham gia giảng dạy) chỉ có 757 người, chiếm tỷ lệ chỉ 0,89%, số giảng viên có chức danh phó giáo sư cũng chỉ chiếm 6,21%. Tỷ lệ này được đánh giá là thấp so với cả nhu cầu trong nước và tương quan khu vực.
Tổng kết năm học 2021-2022, đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, trong khi tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng lên thì số lượng giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư lại giảm.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói rằng, sự sụt giảm số lượng giảng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư là hiện tượng bình thường.
Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Phạm Minh)
Trước đây, khi chưa có Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ "Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; Thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư" thì tiêu chuẩn xét duyệt giáo sư, phó giáo sư dễ dàng hơn.
Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg đã nâng tiêu chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư lên cao hơn, tiếp cận gần hơn đến chuẩn quốc tế; yêu cầu về bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được đặt ra với tất cả các ngành.
Đối với những ngành công nghệ, kỹ thuật hay những ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, việc hợp tác nghiên cứu, xuất bản bài báo khoa học với nước ngoài sẽ thuận tiện hơn những ngành/lĩnh vực khác. Do đó, tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư của nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật những năm gần đây giảm không đáng kể.
"Tuy nhiên, phải nhìn nhận, sự ra đời của Quyết định số 37 cũng là động lực để các trường đại học, các giảng viên đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố bài báo khoa học. Và tôi tin rằng, số lượng giáo sư, phó giáo sư sẽ có xu hướng tăng trong những năm tới.
Một vài năm nay, số lượng này giảm cũng là điều dễ hiểu, đó không phải là câu chuyện mà chúng ta khó đón nhận. Những con số này cũng không phải là "gam màu xám" đối với giáo dục đại học, không thể hiện bức tranh lâu dài, tổng quát của giáo dục Việt Nam", Giáo sư Chử Đức Trình nhận định.
Theo thầy Trình, trong thời gian tới, các trường cần đầu tư cho giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học theo hướng tiếp cận với quốc tế, đúng với tinh thần của Quyết định 37.
Đặc biệt, cần tạo ra môi trường quốc tế trong hoạt động nghiên cứu cho cán bộ giảng viên. Làm được việc này, chắc chắn chúng ta sẽ tăng được số lượng giảng viên học hàm giáo sư, phó giáo sư.
Tất nhiên, việc tăng tỷ lệ giảng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư không chỉ chú trọng về số lượng mà còn phải ưu tiên về chất lượng.
Như vậy, với sự ra đời của Quyết định 37, dù số lượng giáo sư, phó giáo sư có giảm nhưng đây là giai đoạn mà chúng ta có sự chuẩn bị để giáo dục Việt Nam phát triển.
"Đối với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, tiêu chí về số lượng bài báo khoa học như Quyết định 37 không phải quá lớn, thậm chí so với nhiều nước trên thế giới, tiêu chí của chúng ta vẫn còn thấp hơn. Trong nhiều năm nữa, điều kiện, tiêu chuẩn xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư còn phải nâng lên cao hơn nữa", Giáo sư Chử Đức Trình nói.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, tăng chỉ số công bố quốc tế
Giáo sư Chử Đức Trình cho biết, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội là 6 cán bộ (đạt 2,6%), phó giáo sư là 28 cán bộ (12,2%), giảng viên trình độ tiến sĩ có 95 cán bộ (41%), trình độ thạc sĩ là 55 cán bộ (24%). Như vậy, tỷ lệ cán bộ từ tiến sĩ trở lên của nhà trường đạt tỷ lệ 56%. Ngoài ra, nhà trường mời thêm 33 Giáo sư, Phó giáo sư kiêm nhiệm giảng dạy tại trường. Đó là các thầy cô đang công tác tại một số trường đại học uy tín trên thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam,...
Trong những năm gần đây, nhà trường có nhiều chính sách mới nhằm thu hút cán bộ, giảng viên trẻ cũng như cán bộ đầu ngành.
Năm 2021, nhà trường tuyển dụng được 3 phó giáo sư về công tác tại trường. Số lượng nhà khoa học về công tác nhiều hơn so với số lượng nhà khoa học dừng công tác. Hằng năm, trường đều thu hút được một số giảng viên trẻ có chất lượng cao.
Về tổ chức cán bộ, nhà trường có chính sách đầu tư cho từng đối tượng cán bộ. Với cán bộ chưa đạt trình độ tiến sĩ, trường sẽ giao những đề tài nghiên cứu để hỗ trợ các nghiên cứu sinh. Với những giảng viên trình độ tiến sĩ nhưng chưa được phong chức danh phó giáo sư, nhà trường có chính sách cấp đề tài cùng với sự đầu tư kinh phí đến hàng trăm triệu đồng để thúc đẩy các kết quả nghiên cứu khoa học, từ đó hỗ trợ quá trình xét duyệt chức danh phó giáo sư, điều này cũng tiến hành tương tự với việc hỗ trợ các ứng viên muốn nâng chuẩn chức danh từ phó giáo sư lên giáo sư.
Ngoài ra, Trường Đại học Công nghệ có chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho giảng viên toàn trường.
Hằng năm, nhà trường cấp kinh phí và phân cấp trách nhiệm cho các khoa, đơn vị. Lãnh đạo các khoa, viện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển hoạt động khoa học công nghệ ở đơn vị mình. Điều này giúp các đơn vị có sự chủ động và phát huy, đẩy mạnh được định hướng nghiên cứu của mình.
Thực tế, số lượng bài báo khoa học vẫn là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng như chất lượng của nhà trường.
Với những bài báo chất lượng cao, Trường Đại học Công nghệ có chính sách khen thưởng kịp thời đến các cán bộ nghiên cứu.
Bên cạnh đó còn có chính sách hỗ trợ, cứ mỗi bài báo được đăng trên Tạp chí ISI đều được trường hỗ trợ về tài chính, dù bài báo đó được nhận đề tài hỗ trợ ở đâu và đã được nhận giải thưởng, khen thưởng khác rồi. Hoạt động này là sự khích lệ, động viên tinh thần đối với cán bộ giảng viên, đồng thời cũng là chính sách thúc đẩy tăng chỉ số công bố quốc tế.
Số lượng bài báo khoa học được công bố quốc tế năm 2022 của các đơn vị trong Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: chụp màn hình Website nhà trường)
"Mỗi năm nhà trường bỏ ra kinh phí khoảng 10 tỷ đồng để đầu tư cho khoa học công nghệ, đó cũng là sự nỗ lực rất lớn của trường.
Nhờ có những chính sách hỗ trợ cho cán bộ giảng viên, số lượng bài báo khoa học trong những năm gần đây của trường đều tăng lên. Năm 2022, cho đến hết tháng 9, toàn trường đã công bố được 62 bài báo ISI/Scopus", Giáo sư Chử Đức Trình chia sẻ.
Nói về đề xuất giao nhiệm vụ phong chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các trường, Giáo sư Chử Đức Trình cho biết, ở một số quốc gia, việc này đã được giao cho các trường thực hiện.
Song, để nâng cao chất lượng toàn bộ nền giáo dục, khoa học công nghệ của Việt Nam, cần có sự quản trị nhất định từ Nhà nước.
Để các trường tự phong giáo sư, phó giáo sư dựa trên Quyết định 37 cũng là một phương án nhưng chúng ta cần một quy trình rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Việc này cần được tính toán kỹ để đảm bảo chất lượng về đội ngũ, đảm bảo tính bền vững của hệ thống cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên.
Nếu phân cho các trường nhiệm vụ này, có thể thực hiện thí điểm ở một số trường đại học có uy tín, từ đó rút kinh nghiệm rồi mới triển khai rộng hơn.
Không thể triển khai diện rộng ngay được. Số lượng, chất lượng của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư cũng là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của đất nước, nên việc quản lý, quy trình xét duyệt cũng cần được tính toán đảm bảo chặt chẽ, công khai, công bằng.
Một tổ chức kiểm định giáo dục đại học: Nên có ít nhất 10 hay 30 kiểm định viên? Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất 2 phương án về số lượng kiểm định viên trong tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Tại dự thảo Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, Bộ Giáo dục...