Giáo sư nổi tiếng châu Á khuyên cha mẹ cho con tránh xa kiểu lớp học này trước năm 6 tuổi
Khi con còn quá nhỏ, phụ huynh không nên cho con theo học những kiểu lớp sau đây.
Ảnh minh họa
Giáo sư Lý Mai Cẩn hiện đang công tác tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc. Bà giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên và Phó Chủ tịch Chi nhánh quốc gia tâm pháp lý của Hiệp hội Tâm lý học Trung Hoa.
Tuy nhiên, bà được đông đảo mọi người biết tới bởi có nhiều kinh nghiệm, quan điểm hay trong việc nuôi dạy trẻ. Giáo sư Lý Mai Cẩn thường đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bậc phụ huynh, giúp họ nắm bắt tâm lý con và có hướng giáo dục phù hợp.
Trong một buổi hội thảo, giáo sư Lý Mai Cẩn chia sẻ ngày nay, có đến 80% phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ lưỡng đã vội đăng ký cho con theo học các lớp năng khiếu, lớp phụ đạo. Cha mẹ nào cũng mong con trở nên hoàn hảo, phát triển toàn diện về cả trí tuệ, đạo đức lẫn thẩm mỹ, thể chất.
Điều này không sai. Nhưng nếu cha mẹ cho con theo học một cách mù quáng sẽ gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà hiệu quả đem lại không cao. Chính vì thế, giáo sư Lý Mai Cẩn khuyên phụ huynh không nên đăng ký cho con 3 kiểu lớp sau đây, nhất là khi con vẫn còn quá nhỏ, chưa đến tuổi học lớp 1.
Giáo sư Lý Mai Cẩn thẳng thắn khuyên phụ huynh không nên đăng ký cho con 3 kiểu lớp. (Ảnh minh họa)
1. Lớp học thần đồng
Giống như tên gọi, lớp học này được quảng cáo một cách cường điệu, như thể đứa trẻ có thể trở thành thần đồng sau khi đăng ký. Không chỉ vậy, những lớp học này còn có chương trình học tập ôm đồm nhiều thứ, lịch học dày đặc với mong muốn giúp trẻ “hóa rồng hóa phượng” trong thời gian cấp tốc.
Lớp học thần đồng rất phản khoa học, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ hình thành lối suy nghĩ viển vông, hão huyền, dẫn tới chểnh mảng chuyện học tập về sau. Cha mẹ cần đặt niềm tin vào những quan điểm giáo dục khoa học, đúng đắn. Học tập là cả quá trình nỗ lực nhằm tích lũy kiến thức, không thể học trong ngày một ngày hai được.
Video đang HOT
2. Lớp nổi tiếng, trường nổi tiếng
Phụ huynh nào cũng có những kỳ vọng lớn lao đối với con của mình. Họ mong con đỗ đạt cao, đạt nhiều thành tích học tập. Vì thế, ngay từ khi con còn nhỏ họ đã chọn trường chuyên lớp chọn cho con. Họ muốn con học trong những ngôi trường nổi tiếng, có bề dày thành tích học thuật, được nhiều người biết đến để được “nở mày nở mặt”.
Tuy nhiên, khả năng học tập của mỗi trẻ là khác nhau. Cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy về tâm lý cho trẻ: Mệt mỏi, áp lực, chán nản, mặc cảm vì kém hơn bạn bè,… Thậm chí, trẻ có thể dẫn đến hành vi làm hại bản thân vì phải chịu tổn thương nặng nề.
Thay vì chạy theo những ngôi trường nổi tiếng, cha mẹ nên hiểu được khả năng của con để chọn trường phù hợp. Khi học trong một môi trường phù hợp, trẻ mới cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Từ đó mới có thể phát huy tối đa năng lực bản thân.
Cha mẹ đừng vì thích hư danh mà bắt con học ở ngôi trường nổi tiếng, vượt quá khả năng của trẻ. (Ảnh minh họa)
3. Lớp học quá đông học sinh
Khi đưa con đến các lớp học, các phụ huynh thường có chung thắc mắc: “Sĩ số lớp học là bao nhiêu? Nếu lớp quá đông có đảm bảo chất lượng học tập không?”. Và tất nhiên họ đều mong lớp không quá nhiều học viên. Vì như vậy, giáo viên mới có nhiều năng lượng tích cực để chăm sóc, chỉ bảo tận tình cho từng trẻ. Điều này chắc chắn giúp trẻ tiến bộ vượt bậc.
Nếu lớp học quá đông, đương nhiên giáo viên khó có thể bao quát lớp. Họ không thể chỉ bảo chi tiết, tỉ mỉ cho từng học sinh. Về phía trẻ sẽ có ít cơ hội tương tác với giáo viên, kiến thức nhận được không nhiều, không phát triển theo đúng lộ trình đã đề ra. Vì vậy, đừng đăng ký cho con học ở những lớp quá đông học sinh.
Thay vì bắt con tham gia những lớp phản khoa học, tại sao cha mẹ không cho con học theo sở thích, để con tự khám phá những điều mới lạ. Dưới đây là những lớp học tốt cho sự phát triển sau này của con.
Khóa học Tiếng Anh: Nếu con đam mê ngôn ngữ Anh, thường xuyên xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Anh thì cha mẹ nên đăng ký cho con một khóa học. Học giỏi Tiếng Anh đem lại rất nhiều lợi ích cho tương lai, mở ra cơ hội việc làm tốt.
Khóa học bơi: Bất kể sau này trẻ có tham gia thi đấu hay không thì cha mẹ vẫn nên cho con học kỹ năng bơi lội, kỹ năng cứu người bị đuối nước. Đây là khóa học đem lại nhiều lợi ích như: Rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất, hạn chế nguy cơ đuối nước,…
Khóa học võ thuật: Nếu con là người tràn đầy năng lượng thì cha mẹ có thể đăng ký cho con học lớp võ thuật. Khi tham gia khóa học, con sẽ nâng cao tự tin, được rèn luyện sức khỏe, biết cách bảo vệ bản thân và giúp đỡ người yếu thế.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đăng ký các lớp năng khiếu tùy theo sở thích của con như: Đánh đàn, khiêu vũ, nhảy hiện đại, cờ vua,… Đây đều là những bộ môn lành mạnh, giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và nâng cao nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên đăng ký quá nhiều khóa học một lúc, cần xem xét năng lực của con và khả năng tài chính của gia đình.
Vượt qua trầm cảm học đường: Cần tạo ra kháng thể cho trẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng, giáo dục gia đình rất quan trọng trong việc giảm trầm cảm ở học sinh. Cần tổ chức những lớp học bắt buộc cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con ở từng cấp học.
Theo chuyên gia, cần tạo ra kháng thể cho trẻ vượt qua các áp lực dẫn đến trầm cảm. Ảnh minh họa
"Nó giả vờ đấy"
Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cho rằng, trong mùa dịch, học sinh bị "nhốt" trong nhà học online một thời gian rất dài. Các em bị giảm tương tác với mọi người xung quanh, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đảo lộn.
Tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, kể từ năm 2020 trở lại đây, khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài những lo ngại về chất lượng dạy và học online, thì điều nhà trường trăn trở hơn nữa là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Theo đó, trường tạo ra các "vitamin hạnh phúc" để giáo viên trao cho học sinh và học sinh tặng cho thầy cô, những bạn bè xung quanh.
Bên cạnh đó, các em còn gửi "vitamin hạnh phúc" đến cho các y, bác sĩ chống dịch, đến bố mẹ, người thân bằng những bức thư tay, những món quà nhỏ tự làm. Thậm chí, trường còn tạo ra một cuộc thi đua để nhân lên những niềm vui, cùng lan tỏa chia sẻ cho nhau.
Để giảm áp lực cho học sinh trong mùa dịch, nhà trường cũng thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá, giảm tải kiến thức khi học trực tuyến. "Sau khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chúng tôi thấy rõ những ảnh hưởng của dịch bệnh. Giáo viên khi quay lại trường không còn chuyên nghiệp như trước, trí nhớ giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mệt mỏi, học sinh cũng vậy.
Chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp tại trường, nói một cách nhẹ nhàng thì thầy cô "choáng", còn nặng hơn là "sốc" với kết quả học tập của học sinh sau 2 năm Covid-19. Dù đã giảm bớt các yêu cầu trong bài kiểm tra, nhưng kết quả học tập của các em không còn tốt như thời điểm chưa có dịch và được học trực tiếp", cô Thu Anh nói.
"Chúng tôi nói rằng, kết quả học tập của học sinh và cộng hưởng kết quả dạy của giáo viên và việc học của các em, là sự hỗ trợ của gia đình. Như vậy, nếu học sinh học chưa tốt thì trước tiên giáo viên, gia đình phải viết bản kiểm điểm trước khi bắt các em làm điều đó", cô Thu Anh nói.
Cũng theo Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp đề xuất phương án hỗ trợ học sinh. Trong đó có các giải pháp đã và đang được đưa vào áp dụng như cử học sinh tốt hơn hỗ trợ những bạn học kém hơn. Cùng với đó là giáo viên kèm riêng cho những học sinh kém hay phối hợp giữa gia đình và nhà trường ra sao. Song bên cạnh đó cũng có những ý kiến đề xuất yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm và bản cam kết nếu đạt kết quả kém.
Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm, cần tăng cường tính chịu trách nhiệm với mỗi thành viên của trường. Người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất, song lại chưa thực sự chú trọng đến sức khỏe tinh thần.
Cô Thu Anh dẫn chứng một trường hợp cụ thể về học sinh khi được bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị về tâm lý. Nhưng chính bố của em đó lại cho rằng con đang giả vờ, bởi vì "nó vẫn ăn hai bát cơm, nó vẫn xem phim hàng tiếng, nhưng chỉ khi học mới kêu mệt".
Cần tạo ra kháng thể
Xã hội càng phát triển càng tạo ra nhiều mâu thuẫn xung đột, vấn đề là từ bé cần phải tạo ra kháng thể, phải phát huy được năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người mới giúp học sinh thích ứng vượt qua. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng, cần làm sao để phát triển con người.
Theo ông Lâm, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay đổi khá nhiều, phát triển phẩm chất năng lực, giảm đi lý thuyết hàn lâm và đưa thực hành vào cuộc sống. Nhưng liệu đã tôn trọng phát triển trẻ em từng lứa tuổi? Nhiều giai đoạn, chúng ta tập trung cho THPT, đại học. Đây là điều cần thiết cho phát triển nguồn nhân lực, nhưng những lứa tuổi dưới lại là nền tảng cần phải làm thật tốt, thật vững chắc.
Theo thầy Tùng Lâm, hiện nay, nhắc đến giáo dục, chúng ta thường nghĩ tới giáo dục nhà trường mà chưa chú ý tới giáo dục gia đình. Đây là vấn đề cần tập trung, coi đó là thước đo phát triển xã hội mới giải quyết được nạn bạo lực trong gia đình.
Ông đề nghị Bộ GD&ĐT cùng các ban, ngành phải có chương trình cho việc huấn luyện cha mẹ học sinh theo từng lứa tuổi. Thay vì việc họp phụ huynh là phổ biến với nộp tiền.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, vấn đề giáo dục trong gia đình cần được đề cao. Chúng ta cần tổ chức những lớp học bắt buộc cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con trong từng cấp học để giúp cha mẹ có thể nắm bắt được dấu hiệu tâm thần của con ngay từ đầu, kể cả cấp học mầm non.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, xã hội càng phát triển thì sẽ càng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột. Đó là quy luật tất yếu. Cha mẹ không hoàn toàn gây áp lực cho các em. Bởi trong một thế giới phát triển không ngừng, ai cũng tự phải trải qua những áp lực trong học tập để phát triển.
Nếu chúng ta không tạo cho trẻ khả năng thích ứng, khả năng giải quyết thì làm sao trẻ em trưởng thành, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, làm sao thích ứng và vượt qua được những áp lực khác sau này. Chúng ta không thể đổ lỗi cho áp lực, chỉ cần nó đừng vượt quá giới hạn cho phép.
"Chúng ta cũng cần tập trung đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên. Điều băn khoăn hiện nay rất nhiều, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ bàn bạc chứ chưa có cách giải quyết. Hiện nay, cán bộ tham vấn tâm lý học đường tại các trường từ mầm non đến THPT có vai trò rất quan trọng nhưng chúng ta vẫn chưa có biên chế cho đội ngũ này. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ cần phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Quốc hội cũng cần sớm có kiến nghị để giải quyết bất cập này", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Nhiều giải pháp phát triển văn hóa đọc Đề xuất thành lập Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc, đầu tư cho các thư viện, đưa tiết đọc sách vào chương trình học là một số giải pháp thúc đẩy thói quen đọc sách. Theo số liệu của Hội Xuất bản các quốc gia châu Á, ở Indonesia, học sinh đọc sách 15 phút mỗi ngày trước giờ học...