Giao giáo dục cho người biết làm giáo dục
Để chỉ ra con đường sớm đưa những học sinh hôm nay thành người thiết kế của xã hội tương lai thì đây là công việc hoàn toàn thuộc về chuyên môn của các chuyên gia giáo dục.
Câu chuyện lùm xùm giữa trưởng phòng GD-ĐT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Trần Minh Điệp với Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đoàn Dụng vừa xảy ra một lần nữa cho thấy sự bất cập của công tác quản lý nhà nước trong ngành giáo dục.
Trong kỳ thi viên chức ngành giáo dục huyện Trà Bồng năm 2017, ông Điệp nhận được tin nhắn của ông Dụng “gửi gắm” một thí sinh. Ông Điệp đã từ chối để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi. Sau vụ “gửi gắm” không thành, Sở Nội vụ chỉ đạo thanh tra hội đồng thi huyện Trà Bồng và bản thân ông Dụng có công văn yêu cầu xử lý kỷ luật từ hình thức giáng chức đến cách chức, không bố trí công tác khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục đối với ông Điệp.
Ngày 20-12-2018, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Điệp, thuyên chuyển qua làm phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Bồng. Được biết ông Điệp là cán bộ công tác lâu năm và có kinh nghiệm trong ngành giáo dục.
Câu chuyện cho thấy công tác quản lý nhân sự giáo dục cấp huyện hoàn toàn không do ngành giáo dục quyết định. Vai trò của ngành nội vụ và địa phương trong trường hợp này là rất lớn.
Video đang HOT
Cũng vì ngành giáo dục không có thẩm quyền quyết định nhân sự nên đã xảy ra nhiều trường hợp dở cười dở khóc. Một trưởng phòng GD-ĐT huyện đang làm tốt công việc, được đồng nghiệp, giáo viên tín nhiệm thì đùng một cái nhận được quyết định về làm bí thư xã. Còn bí thư xã thì về làm trưởng phòng giáo dục huyện. Hệ quả là ngành giáo dục sẽ như thế nào có lẽ ai cũng biết!
Qua câu chuyện bố trí cán bộ giáo dục cũng cho thấy nhiều địa phương còn coi nhẹ công tác giáo giáo dục hoặc không hiểu biết về tính đặc thù của công tác giáo dục.
Đã có không ít địa phương sau khi bố trí cán bộ còn thừa bèn phân về làm giáo dục. Với những vị cán bộ lãnh đạo giáo dục thiếu chuyên môn nghiệp vụ, không đảm bảo về đạo đức đã “nổ” ra những câu chuyện không hay, không đẹp, thậm chí làm hoen ố và xúc phạm những người làm giáo dục chân chính.
Nhưng đáng lo ngại hơn, chính những cán bộ “tay ngang” về làm giáo dục đã đưa ra những chủ trương đi ngược lại với nỗ lực của toàn ngành giáo dục. Nó làm cho những thành tựu xây dựng trong nhiều năm có thể phá sản trong phút chốc. Nó làm cho nhà trường quay như chong chóng vì những chủ trương thay đổi xoành xoạch.
Chẳng hạn, trong khi ngành giáo dục ban hành nhiều chỉ thị cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường thì có địa phương ra văn bản cho dạy thêm, học thêm “tự nguyện” để lách luật; trong khi Chính phủ đã thống nhất miễn phí tới bậc THCS thì có thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu mở rộng “nâng cao mức tự chủ tài chính” trong các trường công lập…
Theo nhà giáo dục John Dewey (Mỹ), thoạt nhìn người ta thấy giáo dục là một công việc chung của nhiều người. Nhưng cũng cần nhớ rằng giáo dục chính là bệ phóng để phát triển đất nước. Để chỉ ra con đường sớm đưa những học sinh hôm nay trở thành người thiết kế của xã hội tương lai thì đây là công việc hoàn toàn thuộc về chuyên môn của các chuyên gia giáo dục.
Các nhà giáo nhấn mạnh, GD-ĐT là lĩnh vực hoạt động mang tính đặc thù. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động cũng cần chú ý đến yếu tố đặc thù, từ nhân sự, tài chính đến các nội dung khác. Có vậy ngành GD mới có thể phát huy được sứ mệnh cao quý của mình.
Theo PLo
Xin điều động một Phó hiệu trưởng vì tâm lý không ổn định sau kỷ luật
Ngày 26/1, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, UBND TP Cà Mau vừa có báo cáo xin ý kiến Sở Nội vụ tỉnh này về việc điều động một Phó hiệu trưởng trường THCS.
Báo cáo của UBND TP Cà Mau cho biết, hiện nay, trường THCS Phan Bội Châu đang thừa một Phó hiệu trưởng. Do trước đó vào ngày 13/12/2017, bà Tạ Thị Huế (Hiệu trưởng trường THCS Phan Bội Châu) đã bị kỷ luật với hình thức giáng chức xuống Phó hiệu trưởng.
Theo UBND TP Cà Mau, đến nay, bà Tạ Thị Huế đã thi hành xong quyết định kỷ luật; tình hình nội bộ tại trường THCS Phan Bội Châu không tốt, thiếu sự đồng thuận trong công việc do đơn vị mất đoàn kết nội bộ kéo dài. Trong khi đó, tâm lý cá nhân bà Huế chưa ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả trong công việc.
UBND TP Cà Mau cho biết, qua rà soát, trường THCS Huỳnh Thúc Kháng đang khuyết Phó hiệu trưởng do được điều động sang trường khác nhận nhiệm vụ mới.
Từ cơ sở trên, UBND TP Cà Mau báo cáo và xin ý kiến Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau về trường hợp trong thời gian này có thể điều động bà Tạ Thị Huế (Phó hiệu trưởng trường THCS Phan Bội Châu) sang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng trường THCS Huỳnh Thúc Kháng có đảm bảo đúng quy định hay không.
Trường THCS Phan Bội Châu (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau), nơi có Hiệu trưởng từng bị giáng chức vì sai phạm. (Ảnh: CTV)
Như Dân trí đã từng đưa tin, qua thanh tra tại trường THCS Phan Bội Châu (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) từ 2013-2017, cơ quan chức năng phát hiện bà Tạ Thị Huế (Hiệu trưởng) với vai trò là lãnh đạo trường đã có nhiều sai phạm trong việc quản lý, điều hành tại trường, trong đó có thu chi sai quy định về dạy thêm, học thêm của UBND tỉnh Cà Mau.
Sau đó, bà Tạ Thị Huế bị Chủ tịch UBND TP Cà Mau ra quyết định kỷ luật với hình thức giáng chức.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Sai phạm trong thi tuyển giáo viên: Nhiều cá nhân xin rút kinh nghiệm Hội đồng thi tuyển giáo viên huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có hàng loạt sai phạm trong quá trình tổ chức kỳ thi, tuy nhiên những cá nhân liên quan chỉ xin kiểm điểm rút kinh nghiệm. Qua kiểm tra, đoàn liên ngành của UBND tỉnh Quảng Ngãi phát hiện Hội đồng thi tuyển giáo viên huyện Lý Sơn năm học 2017...