Giáo dục văn hóa giao thông trong học đường
Từ đầu tháng 11-2022 đến nay, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố tổ chức nhiều hoạt động giáo dục văn hóa giao thông cho đoàn viên, học sinh.
Đại diện Ban ATGT thành phố tặng nón bảo hiểm cho học sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái Răng.
Tại Trường THPT Trần ại Nghĩa, Ban ATGT thành phố phối hợp Công ty TNHH Hồng ức tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2022. Hơn 1.300 học sinh của Trường được thông tin tóm tắt về tình hình trật tự ATGT trên địa bàn thành phố và nghe thông điệp hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.
Nguyễn Phước Lộc, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Trần ại Nghĩa, chia sẻ: “Qua hoạt động, em sẽ tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè chấp hành nghiêm các quy định về ATGT, đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và mọi người”.
Tại quận Thốt Nốt, theo chị Nguyễn Thị Bích Trâm, Phó Bí thư Quận đoàn, tuổi trẻ quận phối hợp triển khai chương trình “ATGT cho nụ cười ngày mai” ở các trường học trên địa bàn. Từ đầu năm học 2022-2023, các cơ sở oàn khối trường học phối hợp các đơn vị liên quan, tuyên truyền kiến thức pháp luật về ATGT cho hơn 5.700 đoàn viên, học sinh. Nhiều công trình, phần việc lồng ghép tuyên truyền văn hóa giao thông học đường, như: vẽ tranh tuyên truyền, công viên giao thông, cổng trường ATGT… Qua đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa giao thông trong học sinh.
Phát triển toàn diện nhân cách học sinh qua bài học giáo dục đạo đức
Là một phần của văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống góp phần hiện thực hóa 'học để làm người' và được các trường tổ chức đa dạng sáng tạo.
Video đang HOT
Giáo dục đạo đức lối sống là một phần quan trọng trong các nhà trường. Ảnh minh họa.
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên trẻ
Thầy giáo Lê Tuấn Anh, Phó Bí thư Đoàn trường THPT Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cho biết: Thành lập từ năm 1962, đến nay, Trường THPT Khoái Châu đã tròn 60 năm tuổi. Trong những năm tháng qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn trường THPT Khoái Châu chính là giáo dục chính trị, tư tưởng.
Nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên, sâu rộng ở tất cả các chi đoàn gắn với các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Từ đó, các hoạt động đã thắp sáng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ trong thời kỳ mới.
Cũng theo thầy Tuấn Anh, hàng năm, nhà trường tổ chức các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức phong phú như giáo dục đạo đức, tác phong, giá trị sống và kỹ năng sống, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn... Không chỉ đa dạng về nội dung, hình thức tổ chức cũng không kém phần phong phú như mít tinh, tọa đàm, gặp mặt truyền thống, hoạt động về nguồn...
Trong đó, nổi bật là các phong trào thi đua học tập của đoàn viên, thanh niên. Ban chấp hành Đoàn trường xác định 3 phong trào: "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc" cùng nhiều chương trình đồng hành với thanh niên như "Đồng hành với thanh niên trong học tập", "Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp", "Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần".
"Với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh nên các phong trào hoạt động đã được Ban chấp hành Đoàn trường cụ thể hóa dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với sở thích, nguyện vọng của đông đảo đoàn viên thanh niên trong trường", Phó Bí thư Đoàn trường THPT Khoái Châu chia sẻ.
Học sinh Trường THPT Khoái Châu tham gia chương trình "Đổi sách lấy cây".
Đơn cử, Ban chấp hành Đoàn trường khuyến khích đoàn viên thanh niên tham gia các cuộc thi như "Thanh niên làm theo lời Bác", "Viết về thầy cô và mái trường", "Sức sống mới từ rác", "Ngày hội STEM", "Giai điệu tuổi hồng"... Hoặc lồng ghép giáo dục đức - trí - thể - mỹ thông qua các các hoạt động Thể dục thể thao, sinh hoạt các Câu lạc bộ: Bóng rổ, Nghệ thuật, Sách và hành động, Truyền thông, Hội họa... qua đó, rèn luyện, nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.
"Để viết tiếp truyền thống vẻ vang của nhà trường 60 năm qua, đoàn viên thanh niên nguyện quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích đã đạt được, xây dựng tập thể đoàn kết, nhiệt tình, sáng tạo, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao", thầy Tuấn Anh bày tỏ.
Học để làm người
Còn tại Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến, xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, song hành cùng giáo dục văn hóa.
Theo cô giáo Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến, hàng năm nhà trường đã thực hiện nhiều phong trào thi đua và đạt hiệu quả như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Dạy tốt - học tốt", "Đền ơn đáp nghĩa"...
"Mỗi phong trào đều có kế hoạch thực hiện, triển khai cụ thể, sâu rộng, thiết thực; có sự kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời", cô Thúy Nga chia sẻ.
Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống luôn gắn liền với tinh thần chất lượng cao về trí dục, chuẩn mực về nền nếp kỉ cương, thân thiện trong ứng xử, sáng tạo nhiệt tình trong công việc, nghiêm túc trong kiểm tra thi cử, hiện đại về cơ sở vật chất.
Theo chia sẻ của cô Thúy Nga, nhà trường luôn đảm bảo kỷ cương, nền nếp; đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, chống tiêu cực trong thi cử. Nhà trường chú trọng tăng cường xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, học sinh, phát huy vai trò tích cực của học sinh.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua nhiều hoạt động sáng tạo.
Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường cũng tích cực thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, của trường.
"Những năm qua, công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nói riêng đã có sự tham gia ngày càng rõ nét và phong phú của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Việc kết hợp ba môi trường giáo dục, bao gồm nhà trường, gia đình và xã hội cũng thêm phần chặt chẽ, hiệu quả, từ đó, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường", cô Thúy Nga chia sẻ.
Theo PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương, văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc, tạo điều kiện môi trường để hiện thực hóa "Học để làm người" của giáo dục.
PGS.TS Đào Duy Quát nhấn mạnh, nhận thức văn hóa học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và các cộng đồng với nhau.
Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ trong các nhà trường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Tâm lý học đường - Giải pháp giảm áp lực học hành Những năm gần đây, tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ em và thanh, thiếu niên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Áp lực học tập khiến tỷ lệ học sinh, sinh viên trầm cảm, lo âu gia tăng. Tham vấn tâm lý học đường được...