Giáo dục Ukraina: Dấu hiệu tích cực qua bảng xếp hạng đại học
Theo truyền thống, vào cuối năm, các bảng xếp hạng quốc tế cập nhật danh sách, dựa trên những thành tựu mới nhất của các trường đại học. Theo các chỉ số này, người ta lập các bảng xếp hạng cho năm sau.
SV Ukraina học trên giảng đường.
Giữa các trường đại học luôn có sự cạnh tranh, bởi vì kiến thức và các phát minh khoa học không có giới hạn. Mong muốn có được một vị trí danh dự trên thế giới, câu chuyện về việc xếp hạng các trường đại học ở Ukraina hiện đang được dư luận trong nước bàn luận sôi nổi.
Thiếu thành tựu khoa học
Ba bảng xếp hạng đại học có uy tín nhất thế giới là Bảng xếp hạng Thượng Hải, Bảng xếp hạng Times Times Higher Education và Bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS). Năm 2021, một số trường đại học Ukraina lọt vào hai bảng xếp hạng trên.
Sự vắng mặt của các trường đại học Ukraine trong bảng xếp hạng Thượng Hải là do thực trạng khoa học của đất nước. Đây là bảng xếp hạng duy nhất đánh giá các trường đại học chỉ dựa vào thành tựu khoa học gồm: Số lượng giảng viên được giải Nobel và các giải thưởng khoa học quốc tế thuộc ngành; chỉ số trích dẫn khoa học của cán bộ nhà trường; số lượng các nhà khoa học được đọc nhiều nhất…
Tiếc thay, hiện nay Ukraina hầu như không có những thành tựu khoa học có thể cạnh tranh trên trường quốc tế. Không một nhà khoa học Ukraina nào nhận được giải Nobel trong thế kỷ này. Điều đó có nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu kinh phí cho khoa học và cơ sở hạ tầng lạc hậu khiến việc nghiên cứu thử nghiệm không thể thực hiện được. Chỉ 2 lần một trường đại học Ukraina có mặt trong bảng xếp hạng các nhà khoa học được đọc nhiều nhất.
Năm 2018 và 2020, Giáo sư Igor Bondarenko ở Học viện Y khoa Dnepr lọt vào danh sách danh giá này.
Tất nhiên, xét về tài năng, các nhà khoa học Ukraina không thua kém các đồng nghiệp nước ngoài, nhưng hầu hết họ thành công ở nước ngoài nhờ điều kiện làm việc tốt hơn. Ví dụ, năm 2020, tiến sĩ Polina Lishko, người Ukraina, đã nhận được học bổng danh giá của Quỹ MacArthur. Các nhà khoa học gọi giải thưởng này là học bổng dành cho các thiên tài, bởi vì nó thực sự có tính cạnh tranh cao. Tiến sĩ Lishko nghiên cứu về sinh lý học tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ).
Tín hiệu tích cực
Trường Đại học Quốc gia Kiev mang tên T. Shevchenko.
Tuy nhiên, các bảng xếp hạng mới cũng mang lại tin tốt lành cho giáo dục đại học Ukraina năm 2020: Có 6 trường đại học – một con số kỷ lục – lọt vào cả 2 bảng xếp hạng Times Higher Education và QS và 3 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng Times Higher Education. Như vậy, có 9 trường đại học Ukraina lọt vào bảng xếp hạng Times Higher Education. Đây là một thành tích rất ấn tượng, vì 5 năm qua, không một trường đại học nào của Ukraina lọt vào bảng xếp hạng này.
Các bảng xếp hạng Times Higher Education và QS có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá các trường, điều này cho phép các trường đại học của Ukraina lọt vào các danh sách này.
Video đang HOT
6 trường đại học Ukraina lọt vào cả hai bảng xếp hạng này gồm: Đại học Quốc gia Kharkov mang tên V.Karazin, Đại học Quốc gia Kiev mang tên T. Shevchenko, Đại học Quốc gia Sumy, Đại học Bách khoa Kharkov, Đại học Bách khoa Kiev mang tên I. Sikorsky, Đại học Bách khoa Lvov.
Ngoài ra, có 3 trường đại học khác của Ukraina lọt vào bảng xếp hạng Times Higher Education: Đại học Vô tuyến điện Quốc gia Kharkov, Đại học Quốc gia Lvov mang tên I. Franko, Đại học Quốc gia Chernovtsi mang tên Yu. Fedkovich.
Các tiêu chí của bảng xếp hạng Times Higher Education và QS cũng khác nhau. QS chủ yếu dựa vào đánh giá của chuyên gia về danh tiếng học thuật của các trường đại học (40%) và đánh giá của người sử dụng lao động (10%). Vị trí của các trường đại học Ukraina tại đây có một chút thay đổi so với các năm trước.
Đại học Quốc gia Kharkov mang tên Karazin đã cải thiện thứ hạng của mình, tăng từ bậc 481 trong bảng xếp hạng năm 2020, lên bậc 477 vào năm 2021. Tuy nhiên, trường này vẫn chưa đạt được kết quả tốt nhất của mình (bậc 386 năm 2016).
Đại học Bách khoa Kharkov cũng cải thiện chút ít thứ hạng của mình, hiện nó nằm trong trong nhóm 651 – 700, trong khi năm 2019 chỉ nằm trong nhóm 701 – 750. Năm nay, Đại học Quốc gia Sumy cũng nằm trong nhóm này, nghĩa là đã vượt kết quả năm ngoái. So với năm trước, Đại học Bách khoa Lvov tụt hạng nhiều nhất. Mất vị trí trong nhóm các trường đại học thuộc nhóm 751 – 800, trường này rơi vào nhóm 801 – 1.000. Đại học Quốc gia Kiev mang tên T. Shevchenko và Đại học Bách khoa Kiev cũng tụt hạng.
Trong khi đó, bảng xếp hạng Times Higher Education chú ý nhiều hơn đến các công trình nghiên cứu và trích dẫn khoa học (60%), cũng như thu nhập từ chuyển giao tri thức mà các trường đại học nhận được do hợp tác với doanh nghiệp (2,5%). Theo các tiêu chí này, các trường đại học Ukraina đã và đang cải thiện kết quả của mình trong ba năm qua. Tỷ lệ trích dẫn các công trình của các nhà khoa học Ukraina đang tăng nhanh, điều này chứng tỏ nhà nước có sự quan tâm đáng kể đến việc phát triển tiềm năng khoa học của các trường đại học của đất nước.
Những chỉ số đáng lưu ý
Ngoài các bảng xếp hạng thế giới, Times Higher Education và QS còn xếp hạng các trường đại học theo các lĩnh vực và khu vực giáo dục. Đại học Quốc gia Kiev nằm trong nhóm 151 – 200 của bảng xếp hạng QS trong lĩnh vực ngôn ngữ hiện đại. Ngoài ra, các trường đại học Ukraina cũng nhận được vị trí cao trong bảng xếp hạng Times Higher Education về lĩnh vực “Khoa học máy tính”. Cụ thể, Đại học Bách khoa Lvov lọt vào nhóm 201 – 250, còn Đại học Vô tuyến điện tử Quốc gia Kharkov lọt vào nhóm 301 – 400.
Trong bảng xếp hạng đại học QS tại khu vực Đông Âu và Trung Á, các trường đại học Ukraina thua kém các trường đại học ở các nước láng giềng. Vị trí cao nhất thuộc về Đại học Quốc gia Kiev (bậc 33), không những sau các trường đại học của các nước thành viên EU, mà thậm chí Đại học Quốc gia Belarus. Các vị trí đầu tiên trong các bảng xếp hạng thế giới thuộc về các trường đại học Mỹ, Vương quốc Anh và Trung Quốc.
Việc xếp hạng các trường đại học thế giới thể hiện sự phức tạp và tính cạnh tranh cao của môi trường giáo dục đại học, tuy nhiên, không một bảng xếp hạng nào bao quát hết toàn bộ hoạt động của các trường. Các bảng xếp hạng giúp ích nhiều cho việc so sánh tiềm năng khoa học của các trường đại học. Chúng cho phép các nhà khoa học, các cơ quan hành chính và các quan chức chính phủ xem xét các kết quả nghiên cứu từ góc độ quốc tế. Thông tin về các thành tựu khoa học cũng hữu ích đối với các nghiên cứu sinh tiến sĩ tương lai, những người dự định hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu.
Thông thường, các thí sinh và bố mẹ của các em sử dụng các bảng xếp hạng đại học để quyết định vào học trường nào. Điều này nhiều khi không mang lại hiệu quả, bởi vì sự quan tâm thái quá đến hoạt động nghiên cứu khoa học có thể đánh mất sự kiểm soát chất lượng giáo dục SV. Xét về phương diện này, bảng xếp hạng Thượng Hải không có ý nghĩa thiết thực. Trong bảng xếp hạng Times Higher Education, phần đánh giá năng lực giảng dạy rất hữu ích, còn trong bảng xếp hạng QS nên chú tới sự đánh giá của các nhà tuyển dụng lao động.
Thần đồng trở thành bác sĩ trẻ nhất thế giới
Thần đồng gốc Ấn Độ Balamurali Krishna Ambati tốt nghiệp ĐH khi mới 13 tuổi. 18 tuổi, ông trở thành bác sĩ trẻ nhất thế giới.
Năm 1989, khi đang làm học sinh trung học năm cuối tại Cao đẳng thành phố Baltimore, Balamurali Krishna Ambati đã vạch sẵn mục tiêu cho cuộc đời mình - "trở thành bác sĩ, giành giải Nobel và giúp đỡ nhân loại". Lúc đó, Balamurali mới 11 tuổi.
Với mục tiêu thứ nhất, anh hoàn thành ngay khi mới 18 tuổi - tức độ tuổi mà người khác mới bắt đầu vào đại học. Chưa kể đến, tại Mỹ, thông thường, sinh viên ngành Y tốt nghiệp khi đã 26 tuổi.
Tốt nghiệp trường Y năm 18 tuổi, Balamurali Krishna Ambati trở thành bác sĩ trẻ nhất thế giới. Ảnh: Getty Images.
Thần đồng liên tục học vượt lớp
Balamurali Krishna Ambati sinh ra tại Telugu, Vellore, Tamil Nadu, Ấn Độ, trong gia đình có bố là kỹ sư điện, mẹ là giáo viên dạy Toán. Năm ông 3 tuổi, gia đình chuyển đến Buffalo, New York, Mỹ, trước khi tiếp tục đến sống tại Orangeburg, South Carolina, rồi Baltimore, Maryland.
Từ nhỏ, vợ chồng nhà Ambati đã thường xuyên đọc sách cho các con nghe, khuyến khích con học hành chăm chỉ. Anh trai của Balamurali, Jayakrishna, cũng là một thần đồng, tốt nghiệp ĐH Johns Hopkins danh tiếng khi mới 17 tuổi. Ông lựa chọn học tiếp ngành Y, trở thành bác sĩ nhãn khoa. Hành trình của Balamurali còn nhanh hơn thế.
Theo New York Times , thần đồng người Ấn thành thạo giải thích khi mới 4 tuổi. Vài tuần sau khi vào lớp 1, ông học vượt lên lớp 2. Từ đó, mỗi năm, Balamurali học xong hai lớp.
Năm 10 tuổi, thần đồng chuyển đến học trung học tại trường Trung học Baltimore Polytechnic Institute. Ông không thích môi trường học tập ở đây và chịu áp lực khi bạn học xung quanh không chú trọng việc học.
Một năm sau, gia đình Ambati cho con chuyển sang Cao đẳng thành phố Baltimore. Diane Lashinsky, giáo viên Sinh học của Balamurali lúc đó, kể cậu học trò người Ấn không quá xuất sắc nhưng lại rất chăm chỉ và có chí hướng. Balamurali thậm chí tranh thủ ngày cuối tuần để nghiên cứu về sự tiến hóa.
Năm 11 tuổi, thần đồng cùng anh trai hoàn thành cuốn sách nghiên cứu và HIV/AIDS.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng thành phố Baltimore, Balamurali Krishna Ambati trúng tuyển ĐH New York. Tốc độ học quá nhanh của Balamurali từng khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, Friedrich Ulfers, Giám đốc chương trình Học bổng Tổng thống, nơi trao học bổng toàn phần cho Balamurali, hài lòng với tốc độ này.
Trước thái độ ngờ vực của mọi người, Friedrich Ulfers chỉ đặt câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nói với Mozart rằng ông ấy phát triển quá nhanh?".
Ông cũng tin tưởng môi trường gia đình tạo cho thần đồng nền tảng học thức vững chắc. Thực tế, Balamurali không phải chỉ có cái mác thần đồng. Ông chỉ mất hai năm để lấy bằng cử nhân Sinh học.
13 tuổi, ông đặt mục tiêu vào trường Y Mount Sinai và tự mô tả mình là "thần đồng có mục tiêu" trong đơn ứng tuyển. Ông muốn trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp trường Y. Đây là mục tiêu ông đặt ra từ năm 8 tuổi sau khi đọc sách Kỷ lục Thế giới Guinness và phát hiện danh hiệu này thuộc về một người Israel, tốt nghiệp ĐH Perugia (Italy) ở tuổi 18.
Thần đồng khẳng định nếu trường Y Mount Sinai nhận ông vào học, ông có thể lập kỷ lục mới khi còn 2 tháng nữa mới tròn 18 tuổi. Cuối cùng, Balamurali thành công thuyết phục ban tuyển sinh.
Hiện tại, Balamurali thực hiện 2 trong số 3 mục tiêu đặt ra từ năm 11 tuổi - trở thành bác sĩ và giúp đỡ nhân loại. Ảnh: YouTube.
Thực hiện 2/3 mục tiêu cuộc đời
Ởchặng đường tiếp đó, Balamurali Krishna Ambati học hành với tốc độ bình thường. Robert Lancaster, giáo viên Hóa hữu cơ của Balamurali, nhận xét thần đồng trưởng thành so với tuổi nhưng còn khá trẻ con khi so với các bạn học cùng khóa.
"Khi mọi thứ trong phòng thí nghiệm không suôn sẻ, Bala (tên thân mật) rất khó chịu. Trong học kỳ đầu tiên, cậu ấy còn khóc. Bala học trên mức trung bình nhưng không đứng đầu lớp. Tôi dành nhiều kiên nhẫn hơn cho cậu ấy so với sinh viên khác", ông Robert Lancaster nhớ lại.
Ông cũng từng lo lắng cậu học trò nhỏ tuổi không chịu nổi áp lực trong trường Y khi phần lớn bạn học đều đã ngoài 22 tuổi còn Balamurali thậm chí chưa thành niên.
Thực tế, nhiều người, trong đó có TS Andrew Frantz, Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh trường Y Columbia, từng gợi ý Balamurali và gia đình nên chờ đến khi thần đồng trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, cha của Balamurali, ông Murati Rao, không muốn chờ đợi. Ông cho rằng con trai đủ chín chắn để theo đuổi con đường trở thành bác sĩ vì đã quan tâm đến ngành y từ năm 3 tuổi.
Cuối cùng, kỳ vọng của gia đình cũng như điều thứ nhất trong 3 mục tiêu thần đồng người Ấn đặt ra năm 11 tuổi trở thành sự thật. Năm 1995, Balamurali Krishna Ambati trở thành bác sĩ trẻ nhất thế giới.
Sau khi tốt nghiệp, Balamurali theo học chương trình bác sĩ nội trú ngành Nhãn khoa tại ĐH Harvard. Tại đây, ông giành chiến thắng tại cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khoa học Westinghouse và Hội chợ Khoa học & Kỹ thuật Quốc tế.
Balamurali học tiếp chương trình nghiên cứu sinh về giác mạc và phẫu thuật khúc xạ tại ĐH Duke rồi gia nhập ĐH Y Georgia trước khi trở thành giáo sư tại ĐH Utah.
Thực tế, Balamurali Krishna Ambati bắt đầu thực hiện mục tiêu thứ 3 - giúp đỡ - nhân loại từ rất sớm. Ông là tình nguyện viên Bệnh viện Mắt ORBIS, thường đến các nước nghèo để dạy và hướng dẫn thực hành phẫu thuật nhãn khoa. Năm 2011, Balamurali hiến một quả thận cho cậu bé 16 tuổi ở Idaho.
Khi đã trở thành giám đốc nghiên cứu giác mạc tại ĐH Utah, Balamurali Krishna Ambati vẫn dành vài tuần mỗi năm để chữa bệnh từ thiện ở Ghana, Panama, Ấn Độ thông qua tổ chức ORBIS.
Trở thành bác sĩ, mục tiêu thứ 2 - giành giải Nobel - không còn là ưu tiên của Balamurali. Ông tập trung nghiên cứu cách giúp con người lấy lại thị giác.
"Dù giành giải thưởng hay không, tôi chỉ muốn giúp đỡ nhiều người nhất có thể. Hàng tuần, khoảnh khắc tôi yêu thích nhất là khi gỡ miếng gạc khỏi mắt ai đó sau ca mổ đục thủy tinh thể và thấy họ mỉm cười. Khoảnh khắc đó khiến mọi thứ trở nên đáng giá", bác sĩ trẻ chia sẻ.
TS Randall Olson, cấp trên của Balamurali, đánh giá ông rất nhạy bén trong lâm sàng và luôn cố gắng thực hiện xuất sắc công việc của mình. Olson tin tưởng trong tương lai gần, cấp dưới sẽ giành giải Nobel.
Tuy nhiên, ông cho rằng bản thân cựu thần đồng cũng phải trả giá cho sự nghiệp thành công nhanh chóng. Balamurali không có tuổi thơ đúng nghĩa nên gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội.
Trong khi đó, Balamurali Krishna Ambati cho biết ông không hối tiếc vì đã đi quá nhanh. Những gì ông đạt được lớn hơn so với những gì mất đi. Hơn nữa, hiện tại, ông học được cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Ông thích xem phim, đi bộ đường dài và theo đuổi sự nghiệp cứu người.
Bất ngờ bảng xếp hạng Đại học khu vực châu Á của QS: Việt Nam tụt hạng Năm nay, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được Tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á. So với bảng xếp hạng năm trước, một số trường đại học bị tụt hạng. Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds) có trụ sở tại...