Giáo dục từ xa đưa ra thử thách cho cả giáo viên và người học
Trước sự lây lan của covid-19, người học và giáo viên các cấp phải chuyển sang học trực tuyến. Thế nhưng phương pháp này không phải tất cả môn học đều được tiến hành một cách suôn sẻ.
Theo chia sẻ của Jordyn Wade – sinh viên thiết kế thời trang tại ĐH Virginia Commonwealth ở Richmond (Mỹ) cho biết: “Tôi nghĩ chúng tôi gặp phải một số khó khăn khi học trực tuyến, nhưng chúng tôi cũng biết rằng các giáo sư đang làm tất cả những điều có thể trong một tình huống chưa từng thấy này.”
Wade nói thêm cô và các bạn cùng lớp bây giờ gặp gỡ từ xa thông qua Zoom – một nền tảng hội nghị từ xa. Zoom cho phép mọi người gặp gỡ nhau trong khoảng thời gian không thể gặp mặt trực tiếp, tuy nhiên, việc học từ xa đưa ra thử thách cho các khóa học cần nhiều hơn 1 giáo viên như các lớp học nghệ thuật và lớp học khoa học ở trong phòng thí nghiệm. Những sinh viên như Wade chủ yếu làm việc với các thiết bị công nghiệp.
Ảnh minh họa.
Wade nói: “Chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào trường học về các vật tư như máy may và các thiết bị công nghiệp có giá trị hàng ngàn đô la. Bây giờ chúng tôi chỉ có thể nhìn nhau và tự hỏi bây giờ chúng ta có thể làm gì? Liệu chúng ta có thể may toàn bộ áo khoác bằng tay vào trước cuối tháng không?”
Wade nói rằng một trong những khía cạnh khó chịu nhất của việc học từ xa là không nhận được phản hồi trực tiếp từ các giáo sư. Wade nói thêm: “Chúng tôi không thể hỏi giáo sư về các lỗi sai ở quần áo đang làm, chúng tôi chỉ có thể gửi ảnh cho họ và hy vọng rằng họ có thể tìm thấy các lỗi ấy từ xa.”
Video đang HOT
Còn theo Chloe Palak – sinh viên học chương trình nghệ thuật của ĐH Virginia Commonwealth cho biết nhiều dự án của cô vẫn được chấm điểm dù chúng đã được hoàn thành hay chưa.
Palak nói: “Để có lấy được điểm cho bài tập, bạn chỉ có cách là làm nó. Điều này thực sự làm mất đi động lực đối với mong muốn làm nghệ thuật và đây không chỉ là vấn đề hoàn thành bài tập hay không.”
Các lớp học thực hiện trong phòng thí nghiệm ví dụ như lớp khoa học cũng đối mặt với thử thách khi các lớp học chuyển sang online. Griffin Erney – sinh viên chuyên ngành nghiên cứu môi trường tại ĐH Virginia Commonwealth nói rằng học từ xa không cho phép sinh viên tiếp cận với các tài liệu phòng thí nghiệm thường được dùng trên lớp.
Erney nói: “Trước khi lớp học chuyển sang online, chúng tôi được làm các hoạt động khác nhau và được cung cấp tài liệu. Thí nghiệm online thực sự khó khăn hơn tất cả những công việc khác.”
Vào thứ hai, thống đốc Ralph Northam của Virginia đã ban hành lệnh đóng cửa tất cả các trường học từ lớp 1 đến lớp 12 trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
Davide D’Urbino – giáo viên hóa học tại trường trung học Clover Hill ở Chesterfield County (Mỹ) nói rằng ông có kế hoạch sử dụng các ứng dụng trên máy tính để bổ sung cho các bài thí nghiệm không thể hoàn thành trên lớp. Bộ phận nhà trường yêu cầu các giáo viên ngừng giới thiệu tài liệu học tập mới.
D’Urbino nói rằng giáo viên không được phép dạy tài liệu mới online vì một số sinh viên có thể không thể truy cập internet. Ông hiểu rằng vì sao trường học lại đưa ra những hạn chế này nhưng nói rằng điều này hơi “kỳ quặc”. Các giáo viên hiện cũng đang tìm cách để hướng dẫn cho học sinh thiếu công cụ để truy cập internet.
Janice Barton – giáo viên dạy lớp 5 môn khoa học ở trường tiểu học Honaker ở Russell County (Mỹ) cho biết một nửa trong số 60 học sinh của cô có thể truy cập internet. Trường này hiện đang sử dụng Google Classroom – một nền tảng cho phép giáo viên chia sẻ các file với học sinh thông qua internet. Đối với những học sinh không thể truy cập internet, các giáo viên tạo ra các gói nội dung học tập.
Cô Barton cho biết trường gọi điện thoại, gửi email và sử dụng app Remind để gửi tin nhắn cho học sinh và giữ liên lạc với phụ huynh và học sinh.
Thảo Vân
Miễn phí toàn bộ cước phí dạy và học từ xa của ngành Giáo dục trong thời điểm dịch Covid-19
Thông tin được đưa ra tại buổi lễ công bố cam kết đồng hành, hỗ trợ của ngành Thông tin và Truyền thông với ngành Giáo dục và Đào tạo trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, diễn ra sáng 26/3.
Theo tin từ Bộ GDĐT, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh sinh viên phải nghỉ học kéo dài, nhằm ủng hộ và thúc đẩy mạnh mẽ phương châm chỉ đạo "tạm dừng đến trường, không dừng việc học" của Bộ GDĐT, các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành TTTT đã có những cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
Theo đó, các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành TTTT sẽ hỗ trợ phát sóng miễn phí các bài giảng đã được Bộ GDĐT thẩm định lên truyền hình; miễn phí toàn bộ cước phí truy cập dữ liệu cho học sinh, sinh viên và giáo viên liên quan đến các chương trình học từ xa của ngành giáo dục và đào tạo.
Hỗ trợ miễn phí sử dụng giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học. Các doanh nghiệp viễn thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh về các thông báo quan trọng của Bộ GDĐT.
Hình ảnh tại buổi lễ (ảnh: Bộ GDĐT)
Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mạnh mẽ để hướng đến mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao, mỗi người dân một máy điện thoại thông minh kết nối 4G/5G.
Giá trị của gói hỗ trợ này, theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi tháng. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT Việt Nam cho ngành giáo dục. Tiếp theo sẽ là những nền tảng khác nữa, các ứng dụng khác nữa để phục vụ cho ngành giáo dục nước nhà. "Sự hợp tác giữa ngành TTTT và ngành GDDT sẽ là liên tục và mãi mãi" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Bộ TTTT và Bộ GDĐT cũng sẽ hợp tác chặt chẽ để đưa ra các tiêu chuẩn về dạy học từ xa, công nghệ thông tin và an toàn thông tin nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục từ xa, tính mở của các nền tảng, tính kết nối liên thông với các lĩnh vực khác, đảm bảo các ứng dụng sẽ được phát triển bởi mọi doanh nghiệp khác. Đảm bảo không có tình trạng độc quyền hoặc vi phạm các quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu cá nhân.
K.V
Nghỉ học dài ngày, 'lo' đến đâu? Đến nay đã có hơn 50 tỉnh thành có quyết định cho học sinh nghỉ thêm một tuần. Rất nhiều nhà trường đã tính đến giải pháp tình thế là "học từ xa". Cô Đặng Thanh Mai - giáo viên môn hóa Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) - livestream giảng bài cho học sinh lớp 12 - Ảnh: NHƯ HÙNG Tuy nhiên,...