Giáo dục trẻ khuyết tật bằng tình yêu thương
Những giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường học luôn phải kiên trì uốn nắn, dạy từng nét chữ để các em biết đọc, biết viết. Sự quan tâm của các thầy, cô giáo dành cho các em là giáo dục bằng cả tình yêu thương.
Giáo viên Trường Tiểu học Tân Thành (Phú Bình) dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập.
“Trường chỉ có 6 học sinh khuyết tật trong diện có hồ sơ giám định của cơ quan y tế đang theo học hòa nhập ở các lớp 3, 4, 5, nhưng mỗi em có tình trạng khuyết tật riêng, đồng nghĩa với việc giáo viên phải chuẩn bị riêng cho mỗi em một giáo án dạy học.
Tan học, lại một cô kèm một trò dạy tăng cường và củng cố kiên thức cho các em. Sau đó mời phụ huynh vào lớp đón và giáo viên chia sẻ quá trình học tập trên lớp của con, hướng dẫn phụ huynh kỹ năng về nhà rèn luyện thêm con học hết bài”. Đó là chia sẻ của cô giáo Đào Thị Lâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Thành (Phú Bình).
Cô Lâm cho biết thêm: Trẻ vào học tiểu học được phát hiện khuyết tật sớm thì sẽ dễ hòa nhập hơn, có thể không bằng các bạn bình thường trong lớp nhưng hết lớp 5 là biết chữ, biết làm toán, biết tương tác, ứng xử chuẩn mực trong môi trường giáo dục, những tật nói lắp, nói ngọng, học trước quên sau… được cải thiện trên 80%. Kết quả đó là cả sự kiên trì từ giáo viên đến phụ huynh.
Cô giáo Dương Thị Thảo trực tiếp dạy lớp 3 có học sinh khuyết tật dạng tăng động tâm sự: “Một lớp học có 35 em học sinh, chỉ có 1 em “đặc biệt” thôi nhưng nếu không theo dõi sát sao là gần như không thể tổ chức cho cả lớp ổn định được. Chính vì vậy, giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn căng thẳng và phải biết tiết chế cảm xúc, dùng tình cảm yêu thương gần gũi với trẻ để giúp các em trở lại trạng thái cân bằng tâm lý”.
Nhưng đó chỉ là diễn biến quá trình giáo dục học sinh khuyết tật theo chiều thuận. Ở chiều ngược lại thì giáo viên, nhà trường chịu áp lực nặng nề hơn những công việc đang làm hàng ngày với các em học sinh này.
Video đang HOT
Cô Đào Thị Lâm cho biết thêm: “Thực tế là một số phụ huynh dù con bị khuyết tật nhưng không muốn thừa nhận vì lo con bị bạn bè kỳ thị, lo ảnh hưởng đến tương lai… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của các em.”
Đồng chí Hà Văn Tâm, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Bình cho biết: Năm học 2021-2022, toàn huyện có 44 học sinh khuyết tật học hòa nhập từ lớp 1 đến lớp 9. Mỗi năm sau khi hết cấp tiểu học và THCS, Ngành đều có đánh giá và gần 90% học sinh khuyết tật đạt yêu cầu, hoàn thành chương trình cấp học.
Cùng quan điểm với giáo viên Trường Tiểu học Tân Thành, cô giáo Dương Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng Xá (Võ Nhai) trăn trở: “Trường có 12 học sinh khuyết tật học hòa nhập nên giáo viên đứng lớp rất vất vả. Ngoài ra còn có 4 em cũng có biểu hiện chậm hoặc tăng động, thậm chí đi học muộn hơn so với tuổi, nhưng gia đình các em đều thiếu hợp tác. Có phụ huynh tỏ thái độ bức xúc với giáo viên vì cho rằng cô giáo đối xử phân biệt… Nhưng chúng tôi luôn kiên trì uốn nắn các em, giúp các em biết đọc, biết viết, biết làm toán đơn giản là vui rồi. Gia đình các em còn nhiều khó khăn, nếu về môi trường giáo dục khuyết tật chuyên biệt khi bệnh trạng chưa quá nặng thì cơ hội hòa nhập cộng đồng cho các em sẽ khó hơn”.
Chúng tôi được biết, toàn ngành Giáo dục huyện Võ Nhai hiện có trên 60 học sinh khuyết tật theo học hòa nhập, bậc tiểu học, học hết lớp 5, hầu hết các em đạt mức độ phổ cập giáo dục tiểu học.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh hàng năm có hơn 1.000 học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các trường từ cấp tiểu học đến THCS. Các trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và học nâng cao, học nghề. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt hơn nữa rất cần sự hợp tác từ phía gia đình, phát hiện sớm để các trường có biện pháp can thiệp kịp thời, tạo môi trường học tập hòa nhập thân thiện, an toàn.
Thái Nguyên: Thầy cô đồng hành, nâng bước học trò khuyết tật
Bằng tình yêu thương và sự tận tâm, nhiều thầy cô giáo đang đồng hành và nâng bước các học trò khuyết tật, giúp các em vơi bớt thiệt thòi, cải thiện bản thân và hòa nhập với bạn bè, trường lớp.
Cô giáo trường Tiểu học Khe Mo (Đồng Hỷ) hỗ trợ thêm ngoài giờ học cho một học sinh khuyết tật
Những khó khăn đặc thù
Hiện nay, trong các trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng trên 1.500 học sinh khuyết tật đang theo học. Không may mắn có được sức khỏe tinh thần và thể trạng bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa, những học sinh khuyết tật gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập cùng mọi người. Thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp phải thực sự thấu hiểu, kiên nhẫn mới có thể giúp các em dần phát triển.
Cô giáo trường Tiểu học Tân Thành (Phú Bình) đang trao đổi riêng để hỗ trợ thêm cho một học sinh chậm phát triển trí tuệ
Quá trình dạy học học sinh khuyết tật, các nhà trường đã gặp không ít khó khăn đặc thù. Đa số phụ huynh đều cảm thấy "khó thừa nhận" việc con cái mình mắc các khuyết tật, dẫn đến tâm lí lo ngại và căng thẳng, thậm chí tìm cách gây áp lực đổi giáo viên, chuyển lớp, chuyển trường.
Nhiều giáo viên phụ trách lớp có học sinh khuyết tật thường phải đến thăm gia đình các em, tìm hiểu hoàn cảnh và tâm tư học trò cũng như người nhà, cùng động viên, chia sẻ những khó khăn trong giáo dục, nên dần dần đã tạo được sự tin cậy và hợp tác tốt của phụ huynh. Sau mỗi kỳ và mỗi năm học, các em biết đọc, biết viết, biết làm toán, không chỉ thầy cô giáo vui mừng, mà gia đình cũng từ đó thêm niềm tin với nhà trường với giáo viên.
"Hằng năm, theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thái Nguyên, chúng tôi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, trang bị chuyên môn nghiệp vụ cho đại diện giáo viên các nhà trường, từ đó củng cố và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật".
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Nhung, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên
Khó khăn nhất là giáo viên phải gần gũi và dành nhiều thời gian nắm bắt diễn biến tâm lý để hỗ trợ học sinh, giúp các em chủ động hòa nhập, theo kịp các hoạt động của bạn bè, không bị đơn độc, xa lánh. Có lẽ chính sự tương tác giữa bạn bè với nhau sẽ tạo nên những động lực tích cực cho học sinh khuyết tật cải thiện nhanh những hạn chế của bản thân.
Mỗi em một dạng khuyết tật, việc dạy học đã khó khăn thì công việc chăm sóc các em còn khó khăn hơn. Nếu như đưa các em về môi trường giáo dục khuyết tật chuyên biệt khi bệnh trạng chưa quá nặng, thì cơ hội hòa nhập cộng đồng cho các em sẽ khó hơn. Chính vì vậy, các trường luôn xác định giáo dục gắn liền với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe học sinh, để các em phải đạt mức độ phổ cập giáo dục tiểu học.
Đồng hành và nâng bước
Trường Tiểu học Tân Thành (Phú Bình) năm học này đang có 6 học sinh khuyết tật, trong đó có thiểu năng trí tuệ, hạn chế vận động, nghe nói. Các gia đình hiểu sự khó khăn của con, sự vất vả của thầy cô, cho nên thường có tâm lí ngại ngần, phải qua sự trao đổi và động viên của nhà trường thì mới đưa con đến lớp. Nhà trường đã chọn giáo viên để bồi dưỡng, tập huấn về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, rồi chia sẻ lại cho các giáo viên từng lớp.
Với trường Tiểu học Khe Mo (Đồng Hỷ), nhà trường đang có 7 học sinh khuyết tật, cả về trí tuệ lẫn vận động, đặc biệt trong đó có học sinh T.A mới vào lớp 1 vừa nghe kém, vừa khó phát âm, trí tuệ lại chậm phát triển. "Giờ ra chơi tôi phải ngồi kèm riêng, giờ ăn cũng phải ngồi cạnh, rất tỉ mỉ. Mừng là sau khoảng hơn một tháng đầu, bây giờ T.A đã biết đưa bút viết, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn bè" - cô giáo Nguyễn Thị Thanh Ngà, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết.
"Giáo viên đứng lớp có thêm nội dung hoạt động riêng cho học sinh khuyết tật, tăng cường lời khen để khích lệ, nội dung hay hoạt động gì cũng cho lặp lại nhiều lần để các em tiếp nhận tốt hơn. Đồng thời, thầy cô cũng thường xuyên nhắc nhở học trò trong lớp không phân biệt, không kì thị, tích cực hỗ trợ các bạn bị thiệt thòi. Chúng tôi thống nhất quan niệm không coi các em bị khuyết tật là học sinh khuyết tật, có như vậy mới giúp các em vượt lên".
Cô giáo Đào Thị Lâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Thành (Phú Bình)
Thực tế cho thấy, các thầy cô giáo gặp khó nhất với trường hợp trẻ bị tăng động, bởi các em này thiếu kiểm soát hành vi, hay nổi loạn, đánh bạn, đập đồ đạc. Mỗi khi phải giải quyết các tình huống không mong muốn, gần như mọi thứ trật tự bị đảo lộn. Chính vì vậy, giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn căng thẳng và phải biết tiết chế cảm xúc, kết hợp các phương pháp giáo dục tâm lý và dùng tình cảm yêu thương gần gũi với trẻ để giúp các em trở lại trạng thái cân bằng tâm lý.
Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng các thầy cô giáo cũng vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy học sinh được hòa nhập, có cơ hội tốt để phát huy năng lực của mình, từ đó rèn luyện thêm để làm cơ sở cải thiện, phát triển bản thân.
Ôtô tải chở đất đè trúng xe Hyundai, một người chết Ôtô tải chở đất đè lên xe Hyundai Tucson tại nút giao ở Phú Bình, Thái Nguyên, khiến nam tài xế tử vong, một người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra lúc 5h sáng 28/9 tại nút giao quốc lộ 37 - tỉnh lộ 287 thuộc xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy xe...