Giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương cho học sinh vùng cao
Thời gian qua, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh (HS) các cấp trên địa bàn đặc biệt là HS vùng cao, góp phần giúp các em hiểu hơn, thêm yêu hơn về biển, đảo quê hương.
Trong sân Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, thuộc huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng mô hình biển, đảo quê hương, gồm bản đồ Việt Nam, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Em Hồ Tấn Vũ (SN 2010, HS lớp 5) chia sẻ với chúng tôi rằng, từ khi có mô hình này, em và các bạn HS của trường được biết rõ về biển, đảo của Tổ quốc thông qua phương pháp trực quan, sinh động. Từ đó, các em càng thấy yêu biển, đảo quê hương hơn.
Còn em Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 2010), nói rằng, em và các bạn chưa một lần được về biển, nhưng thông qua mô hình biển, đảo quê hương của nhà trường và qua lời dạy của các thầy cô, em biết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam…
Cô giáo Lưu Thị Nghĩa, Phó Hiệu trưởng, cho biết, ngoài trường chính, nhà trường có thêm 10 điểm trường ở các thôn trên địa bàn xã, với tổng số 474 em HS đều là người Ca Dong.
Mô hình biển, đảo quê hương được nhà trường xây dựng vào tháng 5/2020 để phục vụ cho các tiết học ngoại khóa, góp phần nâng cao nhận thức các em HS về biển, đảo của Tổ quốc, từ đó giúp các em biết yêu hơn biển, đảo quê mình.
Video đang HOT
Trước khi thực tế tại mô hình biển, đảo quê hương, các em HS được xem clip, xem tư liệu về biển, đảo, nhờ đó nên HS rất hào hứng mỗi khi đến giờ học ngoại khóa nói về biển, đảo quê hương.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập học ngoại khóa tại mô hình biển, đảo quê hương của trường.
Ông Đặng Văn Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My nói rằng, Phòng đã chỉ đạo cho các trường trên địa bàn tăng cường công tác giáo dục cho HS về tình yêu quê hương đất nước, qua đó giúp HS hiểu hơn về chủ quyền biển, đảo của nước Việt Nam. Một số trường trên địa bàn huyện Nam Trà My đã triển khai mô hình biển, đảo quê hương như các trường học tại xã Trà Tập, Trà Mai, Trà Don.
Ngoài ra, trong nhà truyền thống của các trường cũng có những bản đồ Việt Nam lớn, những khẩu hiệu, panô tuyên truyền về biển, đảo để HS học tập ngoại khóa ngoài giờ học Lịch sử – Địa lý chính khóa…
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đều triển khai rất tốt việc giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trong đó có nhiều trường đã xây dựng được mô hình biển, đảo quê hương.
Dự kiến, vào đầu năm học mới sắp tới, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa tại các trường học trên địa bàn tỉnh.
Nhiều xúc cảm trong ngày đầu trở lại trường của HS Nam Trà My
Ngày 22/2, HS, SV Quảng Nam đến trường trở lại sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài để phòng, chống dịch Covid - 19 với tâm trạng háo hức, phấn chấn; công tác phòng dịch được coi trọng.
Học sinh Nam Trà My đeo khẩu trang y té trong ngày đầu tiên đến trường trở lại
Ông Võ Đăng Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết: "Trong ngày học đầu tiên, rải rác tại các trường học đều có những HS chưa ra lớp. Tuy nhiên, so với những năm trước, số HS vắng ít hơn nhiều. Trước ngày HS đi học trở lại, BGH các trường học đã nhờ các trưởng thôn vận động, nhắc nhở HS đến trường đầy đủ sau kỳ nghỉ Tết dài.
Với những HS có nguy cơ nghỉ học, từ hai ngày trước đó, giáo viên đã đến tận nhà để nhắc nhở. Do địa phương có số lượng GV là người đến từ các địa phương khác đến dạy học khá đông nên từ trước Tết, Phòng GD&ĐT đã quán triệt đến tất cả BGH các trường học tuyên truyền, vận động GV và HS không đến vùng dịch, đảm bảo tuyệt đối an toàn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Nếu GV có tiếp xúc gần với người tự vùng dịch trở về thì cần khai báo y tế để có hướng dẫn kịp thời".
Trong ngày hôm nay, cán bộ y tế các xã đã đến các trường học để ghi nhận thông tin với các trường hợp cần khai báo y tế. "HS ở các xã hầu như không di chuyển nhiều trong dịp tết. Tuy nhiên, ở khu vực trung tâm huyện, số HS theo ba mẹ từ dưới xuôi lên trên này làm ăn, sinh sống. Trong dịp Tết, các em về quê đón Tết, có di chuyển và tiếp xúc nhiều nên cần phải tiến hành khai báo y tế để chủ động trong các tình huống" - ông Thuận khẳng định.
Niềm vui của HS điểm trường Tắk Pổ khi nhận được lì xì trong buổi học đầu tiên sau Tết Nguyên đán
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng (huyện Nam Trà My) có 16 HS nghỉ học trong ngày đầu tiên đến trường trở lại. Thầy Bùi Quang Ngọc - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Thông thường ngày đầu tuần, có một số em đến trường muộn do nhà xa, đường sá đi lại khó khăn".
Nhà trường tổ chức bán trú ngay trong ngày học đầu tiên. Trong chiều nay, HS sẽ học liên tục, không có giờ ra chơi để dành thời gian vệ sinh lại lớp học và nơi ăn, ở, dù trước đó việc này đã do GV, NV nhà trường đảm nhiệm. "Khâu vệ sinh, phòng dịch phải được đảm bảo. Dự kiến, hàng tuần, nhà trường sẽ triển khai tổng vệ sinh 2 lần/tuần để đảm bảo phong quang trường lớp" - thầy Ngọc cho biết.
Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết: "Các trường học đã được hướng dẫn tổ chức buổi sinh hoạt đầu tuần tại các lớp học. GVCN phổ biến cho HS thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid - 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của tỉnh, trong đó lưu ý thực hiện tốt thông điệp 5 K. Lập danh sách HS có tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về trong thời gian nghỉ Tết để thường xuyên theo dõi về tình hình diễn biến sức khỏe của các em. Đối với những HS có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải thông tin kịp thời với phụ huynh để đưa các em đến cơ sở y tế khám sàng lọc và xử lý khi nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm bệnh. HS được khuyến khích tự trang bị bình, ly uống nước cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc từ nhà đến trường, từ trường về nhà và nơi công cộng".
Trong ngày đầu tiên đi học trở lại, 4.300 HS Tiểu học của huyện Nam Trà My đã được nhận bao lì xì với mệnh giá 5.000 đồng/HS. Đây là kết quả của sự vận động của thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ - GV trường Tiểu học Kim Đồng (Nam Trà My) để HS người dân tộc biết được một nét đẹp trong phong tục đón Tết cổ truyền. Đây cũng là cách tạo niềm vui cho HS khi các em thêm một tuổi mới, đến trường trở lại sau kỳ nghỉ Tết.
"Thầy Vỹ khùng" 20 năm miệt mài cõng chữ lên non Tôi muốn xóa sổ tất cả điểm trường tạm, tôi đã hứa với các thầy cô sẽ cố gắng giúp đỡ, cải thiện điều kiện học tập của các em. Tình yêu thương cảm hóa người thầy Tháng 10, tháng 11 vừa qua, vùng đất Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) phải gồng mình vật lộn để vượt qua những tang thương từ...