Giáo dục tiến bộ ở tất cả các cấp học; giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận tiến bộ của ngành Giáo dục trong 5 năm qua; Bộ GD-ĐT “chốt” phương án thi tốt nghiệp THPT 2021, lý giải vấn đề xếp hạng đạo đức giáo viên,… được dư luận quan tâm.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh minh họa/ INT
Giáo dục tiến bộ ở tất cả các cấp học
Trong Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Chính phủ (sáng 24/3), Thủ tướng ghi nhận giáo dục có sự tiến bộ ở tất cả các cấp học, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.
Đánh giá giáo dục có sự tiến bộ ở tất cả các cấp học, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, Thủ tướng nhấn mạnh, các giá trị văn hóa dân tộc được củng cố và phát huy, đang ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước.
Theo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, năm học 2019-2020 đã hoàn thành kế hoạch, bảo đảm an toàn sức khỏe của học sinh, sinh viên và giáo viên, tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, tự chủ đại học được đẩy mạnh, việc kiện toàn hội đồng trường được triển khai quyết liệt. Tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sách giáo khoa để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, phát triển giáo dục, văn hóa xã hội là phát huy sức mạnh “nội sinh” của quốc gia. Khi kinh tế càng phát triển thì chúng ta càng chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và chính sự năng động sáng tạo của người dân, doanh nghiệp là nguồn nội lực bền vững cho phát triển. Đó phải chăng là vòng xoay thăng tiến của thịnh vượng, đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân thụ hưởng.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Intertnet)
“Chốt” phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến hội đồng thi, xếp phòng thi; sử dụng thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin và truyền thông; đối tượng, điều kiện dự thi; đề thi và in sao, vận chuyển, bàn giao đề thi; chấm thi, bảo lưu điểm thi, điểm khuyến khích; cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; thanh tra, kiểm tra thi; xử lý thí sinh vi phạm quy chế.
So sánh Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT với Quy chế hiện hành có thể thấy, chỉ có một số thay đổi về kỹ thuật. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cơ bản giữ ổn định.
Bộ GD-ĐT lý giải chuyện ” xếp hạng đạo đức giáo viên ”
Video đang HOT
Đại diện Bộ GD-ĐT đã có lý giải về việc ở từng hạng giáo viên trong chùm thông tư mới về bổ nhiệm, xếp hạng lại có riêng tiêu chí riêng về đạo đức nghề nghiệp.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Intertnet)
Trả lời báo chí, ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã có những lý giải vấn đề này.
“Theo đó, quy định về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo, nhà giáo đã có quy định riêng về đạo đức nhưng nhà giáo ở đây cũng là một viên chức. Do đó, chúng tôi phải có sự kết hợp cả tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp.
Việc ở mỗi hạng đều có tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo thì chúng tôi làm rõ rằng, chùm thông tư phải tuân thủ yêu cầu theo quy định của Luật, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Nội vụ. Cụ thể mỗi hạng chức danh nghề nghiệp ngoài tên hạng phải có 4 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn nhiệm vụ, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chúng tôi chỉ có một quy định về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo thống nhất cho tất cả giáo viên ở các hạng. Nhưng ở các hạng cao hơn, chúng tôi có yêu cầu và mức độ thực hiện khác nhau” – ông Bình nói.
Tất cả giáo viên hạng 2 đều phải thực hiện yêu cầu đạo đức của giáo viên ở hạng 3 nhưng đã phấn đấu lên hạng 2 thì thầy cô đều phải gương mẫu trong thực hiện các quy định này. Ở hạng 1 cũng phải thực hiện tất cả quy định ở hạng 3 nhưng khi đã phấn đấu lên hạng 1 thì thầy cô còn phải có nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp cùng thực hiện tốt các quy định này.
Chẳng hạn, với quần chúng chỉ cần chấp hành tốt nhưng Đảng viên thì phải nêu gương, gương mẫu. Hoặc trong công chức, chuyên viên sẽ phải chấp hành tất cả các quy định chung nhưng chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc những người ở chức danh lãnh đạo thì phải có trách nhiệm nêu gương, nhắc nhở, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện.
Trước đây, trong ngành đã xảy ra một số vụ việc đáng tiếc khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Rõ ràng, đối với giáo viên hạng 2, hạng 1 sẽ phải có trách nhiệm phát hiện những hành vi, biểu hiện để kịp thời hỗ trợ giúp đỡ để đồng nghiệp không dẫn đến hành vi vi phạm khiến xã hội, dư luận lên án.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Intertnet)
Tuyển sinh trường Quân đội năm 2021 thêm 4 quy định riêng
Tuần qua, thông tin với báo chí, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng cho biết, tuyển sinh năm 2021 có một số điều chỉnh như thêm 4 quy định riêng và bỏ 2 ngành học .
Theo đó, năm 2021, không tuyển sinh đào tạo ngành Tài chính tại Học viện Hậu Cần và ngành Quan hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện Khoa học Quân sự như những năm trước đây.
Ban hành một số tiêu chuẩn quy định riêng trong tuyển sinh quân đội với 4 nội dung sau:
Thứ nhất, Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần (chỉ tuyển thí sinh nam)
Về thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,65m trở lên, cân nặng từ 50kg trở lên,
Về mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.
Thứ hai, Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự và Hệ đào tạo Kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân:
Về Thể lực: tuyển thí sinh cao từ 1,63m trở lên, cân nặng từ 50kg trở lên;
Thí sinh nữ: Cao từ 1,54 trở lên, cân nặng từ 48kg trở lên.
Về mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi -ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt điểm 1 (thị lực mắt phải đạt 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên).
Thứ ba , Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể đạt điểm 1 và điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62m trở lên.
Thứ tư, Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người: Được lấy chiều cao từ 1,60m trở lên, các tiêu chuẩn khác được thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.
Đào tạo nhân lực không thể vẫn sử dụng phương pháp cũ, thiếu tương tác
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm - nguyên Phó Tổng Cục trưởng Thường trực Tổng cục GDNN, đào tạo nhân lực không thể vẫn sử dụng phương pháp cũ, thiếu tương tác, thiếu thực tiễn của mô hình sản xuất mới.
Thời đại công nghệ số đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải có bước đột phá để đáp ứng yêu cầu.
Đổi mới thích ứng với "thế giới việc làm đổi thay"
PGS.TS Cao Văn Sâm cho rằng, cần chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu theo "cung" sang đào tạo theo "cầu" của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước. Đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
PGS.TS Cao Văn Sâm chia sẻ: "Theo tôi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ ngành có liên quan, các địa phương cần tích cực chỉ đạo các cơ sở đào tạo nắm vững cơ hội, thách thức. Yêu cầu đổi mới để đào tạo thích ứng, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cho thị trường lao động. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cho thế giới việc làm đổi thay".
Để thực hiện mục tiêu trên, PGS.TS Cao Văn Sâm cho rằng, các cơ sở đào tạo cần tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo với một giải pháp cơ bản.
Cần chú trọng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo. Theo đó, cần xây dựng chương trình trên cơ sở chuẩn đầu ra. Tích hợp các nội dung về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp trong chương trình đào tạo. Đồng thời, đào tạo và đánh giá tin học và tiếng Anh cho người học theo các chuẩn quốc tế. Nhờ đó, người học không phải thi tốt nghiệp cuối khóa khi tích lũy đủ mô-đun, tín chỉ. Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành.
Người học học các chương trình được chuyển giao từ nước ngoài được cấp hai bằng: Bằng của Việt Nam và bằng của nước chuyển giao chương trình. Từ đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, dạy và học.
Đồng thời, mời doanh nghiệp tham gia tất cả các công đoạn trong quá trình tổ chức đào tạo từ xây dựng chương trình, tuyển sinh, đào tạo, thi kiểm tra và giải quyết việc làm cho người học.
Việc đổi mới trong phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý cũng cần quyết liệt. Nhất là thực hiện chuẩn nhà giáo theo các cấp độ quốc gia, hướng tiếp cận với các nước tiên tiến khu vực ASEAN và quốc tế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư, cử nhân về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm trở thành nhà giáo. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo ở các nước phát triển để hình thành đội ngũ giáo viên hạt nhân đạt chuẩn quốc tế có đủ năng lực để đào tạo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Định kỳ đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới cho nhà giáo. Bắt buộc nhà giáo phải định kỳ thực tập tại doanh nghiệp.
Cần ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý Nhà nước các cấp và của cơ sở đào tạo. Muốn phát triển, cần bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng về công nghệ quản lý hiện đại.
Muốn đào tạo nhân lực, cũng cần bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo. Xây dựng các bộ tiêu chuẩn về thiết kế trường, thư viện, xưởng thực hành theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo.
Ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị đào tạo và các bộ định mức tiêu hao vật tư theo từng ngành, nghề và trình độ. Đẩy mạnh việc xây dựng các phần mềm mô phỏng hóa, số hóa bài giảng, phòng học ảo, học trực tuyến cho các nghề trọng điểm quốc gia để giảm bớt đầu tư trang thiết bị thực trong đào tạo.
Cần thiết đổi mới cơ chế chính sách
PGS.TS Cao Văn Sâm cho rằng, cần đổi mới cả về cơ chế, chính sách. Tiến tới giao quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở về nhân sự, tài chính, tổ chức đào tạo. Từng bước chuyển cơ chế cấp kinh phí thường xuyên cho các cơ sở sang cơ chế đặt hàng và đấu thầu đào tạo theo kết quả đầu ra. Muốn làm được điều này, không nên phân biệt trường công lập hay tư thục.
Cần ban hành chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh tốt nghiệp THCS, người dân tộc vào học các cấp trình độ. Quy định danh mục ngành, nghề người lao động bắt buộc phải có văn bằng chứng chỉ theo các trình độ mới được tham gia thị trường lao động. Cần có quy định mức lương tối thiểu theo cấp trình độ đào tạo. Đồng thời, miễn trừ thuế đối với các hoạt động đào tạo do doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình hoặc cho xã hội.
Ngoài ra, muốn đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu việc làm đang đổi thay từng ngày cần đổi mới nhiều yếu tố khác. Phải tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp số liệu về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu đối với vị trí việc làm.
Doanh nghiệp tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo từ việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo đến việc thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp. Có thể thành lập hội đồng ngành trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành.
"Cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin toàn bộ hệ thống trong các hoạt động quản lý Nhà nước, quản trị nhà trường và trong hoạt động dạy và học. Thúc đẩy việc công nhận bằng cấp với các nước trên thế giới. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao năng lực các trung tâm kiểm định chất lượng độc lập.
Đồng thời, tổ chức xây dựng hệ thống quản lý, bảo đảm chất lượng hiện đại theo chuẩn của các nước phát triển. Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin quản lý hiện đại tại các cơ sở. Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng để tăng cường nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội" - PGS.TS Cao Văn Sâm nhấn mạnh.
Quảng Ngãi: Nhiều giáo viên trường nghề là thạc sĩ, tiến sĩ Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với trên 700 giáo viên, trong đó có trên 75% đã được chuẩn hóa theo quy định. Thời gian qua, chất lượng giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được nâng lên đáng kể. Số giáo viên được chuẩn hóa, có...