Giáo dục Thủ đô quyết tâm đổi mới

Theo dõi VGT trên

Hôm nay, 10-11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Đây còn là dịp để những nhà giáo Thủ đô nhìn lại chặng đường đã qua, thêm tự hào, tin tưởng, chung sức, quyết tâm đưa ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tiên phong trên chặng đường đổi mới.

Giáo dục Thủ đô quyết tâm đổi mới - Hình 1

Đội ngũ nhà giáo Thủ đô từng bước hoàn thiện mình về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong ảnh: Một tiết học của cô và trò Trường Tiểu học Yên Viên (huyện Gia Lâm). Ảnh: Đỗ Tâm.

Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020), hôm nay, 10-11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Đây còn là dịp để những nhà giáo Thủ đô nhìn lại chặng đường đã qua, thêm tự hào, tin tưởng, chung sức, quyết tâm đưa Giáo dục Thủ đô tiên phong trên chặng đường đổi mới.

Bảo đảm vững chắc chất lượng

Năm học 2019-2020, ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới trong năm học 2020-2021.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, năm học 2019-2020, quy mô giáo dục Thủ đô liên tục được mở rộng và không ngừng phát triển, đứng đầu cả nước với gần 2.800 trường mầm non, phổ thông, hơn 2,1 triệu học sinh. Sự chuyển biến tích cực của ngành Giáo dục Thủ đô diễn ra toàn diện, đều khắp ở các cấp học, nhà trường, cả công lập và ngoài công lập. Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo được gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, các cấp, ngành, tập trung coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học, hướng tới xây dựng xã hội học tập.

Một trong những kết quả đáng chú ý của thầy, trò ngành Giáo dục Thủ đô là đã chủ động ứng phó, vượt qua nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 để bảo đảm tiến độ chương trình và chất lượng giáo dục. Với tinh thần tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học tập, Hà Nội đã kịp thời triển khai việc dạy – học trên truyền hình, dạy học và kiểm tra trực tuyến. Hình ảnh những thầy, cô giáo miệt mài tương tác với học trò qua máy tính không kể giờ giấc đã lan tỏa, tạo hiệu ứng tốt đẹp trong toàn xã hội.

Những nỗ lực ấy đã góp sức tạo nên kết quả năm học 2019-2020 với những điểm nhấn đáng tự hào. Hà Nội duy trì vị trí dẫn đầu cả nước trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia với 144 giải; ngoài ra, học sinh thành phố còn đoạt 338 giải và huy chương tại các kỳ thi quốc tế.

Nỗ lực đáp ứng yêu cầu đổi mới

Những kết quả đạt được có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ gần 120 nghìn cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục Thủ đô. Bằng sự nỗ lực và niềm tin, năm học 2020-2021, mỗi nhà giáo, từng đơn vị, trường học ở Thủ đô quyết tâm phát huy kết quả, khắc phục khó khăn để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.

Thầy giáo Nguyễn Đức Trường – nhà giáo khuyết tật giảng dạy môn toán của Trường Trung học cơ sở Đa Tốn (huyện Gia Lâm) là một trong những nhà giáo Thủ đô luôn nỗ lực vượt khó, miệt mài tìm ra các phương pháp dạy học hiệu quả, với mong muốn giúp học trò không chỉ hiểu bài, mà còn truyền lửa đam mê việc học tập, rèn luyện. Vinh dự được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2020, thầy giáo Nguyễn Đức Trường chia sẻ: “Phần thưởng lớn nhất của người thầy là thấy từng học trò tiến bộ. Vì vậy, tôi sẽ cùng các đồng nghiệp nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm để cùng nhân rộng những bài giảng hay, giúp học trò dễ học, dễ nhớ, dễ ứng dụng”.

Là đơn vị được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm học 2019-2020″, 6 năm liên tiếp dẫn đầu thành phố, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho biết, sự kiện Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân – trường trung học cơ sở công lập đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức Khảo thí và Giáo dục quốc tế Cambridge công nhận là trường thành viên vào tháng 10 vừa qua đã khẳng định hướng đi đúng, hiệu quả của ngành Giáo dục quận Thanh Xuân. Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục quận Thanh Xuân quyết tâm phát huy kết quả đạt được, xây dựng đội ngũ nhà giáo ngày càng hoàn thiện về mọi mặt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế.

Đây là một trong những điển hình cá nhân, tập thể của ngành Giáo dục Thủ đô đã, đang quyết tâm khắc phục khó khăn trong mọi hoàn cảnh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành. Nhân ngày lễ trọng của ngành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng phát động toàn ngành hưởng ứng phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” giai đoạn 2020-2025, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong mỗi cá nhân, ở mỗi đơn vị, trường học về mọi mặt.

“Mỗi nhà giáo Thủ đô hãy phát huy phẩm chất tốt đẹp, nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy, cùng quyết tâm, thống nhất hành động để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng đầy vinh quang”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng kêu gọi.

Đổi mới chương trình, "quả bóng trách nhiệm" được đẩy về cho các thầy cô giáo?

Thử đặt vấn đề, nếu không xảy ra sự cố sách Cánh Diều thì liệu có ai cho phép các thầy cô giáo được tự do lựa chọn ngữ liệu khác như thế không?

LTS: Xung quanh câu chuyện về chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới, nhà giáo Nguyễn Trọng Bình từ Cần Thơ tiếp tục gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết phân tích vấn đề này theo góc nhìn của ông. Để đảm bảo thông tin đến bạn đọc được khách quan, đa chiều, ngõ hầu làm sáng tỏ các vấn đề thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Tòa soạn trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài viết này. Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Video đang HOT

Những pha "chuyền bóng" điệu nghệ

Năm học 2020-2021 là năm chính thức áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo tinh thần "đổi mới căn bản và toàn diện" nền giáo dục.

Tuy nhiên, chỉ sau khoảng hơn 1 tháng triển khai, nhiều thầy cô giáo cho rằng chương trình lớp 1 quá nặng, học sinh theo không kịp nhất là các cháu vì tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà "không học chữ" trước.

Trước những ý kiến than phiền này, ngay lập tức các "chuyên gia" xây dựng chương trình giáo dục và biên soạn sách giáo khoa cùng những người có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng thanh minh, cho rằng chương trình không nặng.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này, theo họ là do các thầy cô giáo không hiểu, không nắm vững chương trình giáo dục phổ thông mới; đang có sự "nhầm lẫn", không phân biệt giữa chương trình với sách giáo khoa nói chung...

Đổi mới chương trình, quả bóng trách nhiệm được đẩy về cho các thầy cô giáo? - Hình 1

Giáo viên Hải Phòng dạy tập huấn theo sách giáo khoa lớp 1 mới. (Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Đặc biệt, từ sau khi sự cố sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh Diều xảy ra đến nay, quan điểm trên rất thường xuyên mang ra để làm "bùa hộ mệnh".

Song song đó là sự khẳng định, "chương trình giáo dục" mới có tính "pháp lệnh" còn sách giáo khoa chỉ đóng vai trò như liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình dạy học.

Tiện đà, một số "chuyên gia" và các nhà quản lý còn "chuyền" luôn quá bóng trách nhiệm sang các thầy cô giáo.

Không ít người còn tự ý "ban quyền" cho các thầy cô giáo trong việc chủ động chọn ngữ liệu, văn liệu liên quan đến những hạt sạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh Diều trong khi chờ nhóm tác giả này chỉnh sửa và Hội đồng thẩm định lại (chỉ là không biết đến bao giờ công việc chỉnh sửa này mới xong) như cách ông Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khánh đã phát biểu mới đây:

"Nội dung bài học nặng hay nhẹ là hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên, bởi giáo viên có quyền tổ chức phương án, hoạt động dạy học sao cho phù hợp với năng lực học sinh cũng như điều kiện của trường lớp.

Giáo viên được quyền lựa chọn tài liệu dạy học, có thể chọn dạy học trong sách giáo khoa, các tài liệu bên ngoài và cả những bộ sách khác.

Trên thực tế, sách giáo khoa chỉ là một trong những phương án dạy học. Nếu nội dung bài học trong sách giáo khoa chưa phù hợp, giáo viên có thể tìm tư liệu dạy học ở những nguồn tài liệu khác nhau. Giáo viên có quyền phân bố nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi lớp, mỗi trường, mỗi địa phương..." [1]

Bao biện, nói lấy được, đặt giáo viên vào sự đã rồi...

Chân thành và nghiêm túc mà nói, phát biểu trên của ông Nguyễn Văn Khánh không hẳn đã sai.

Tuy vậy, tại sao tôi cho rằng phát biểu này của ông Khánh và một số vị khác trong thời điểm hiện nay là sự bao biện, nói lấy được, nhất đặt các thầy cô giáo phổ thông vào chuyện đã rồi hơn là vì trách nhiệm của bản thân trước chủ trương lớn của đất nước?

Hay nói khác đi, những gì ông Khánh nói tuy đúng nhưng tiếc thay lại không "trúng".

Có mấy vấn đề sau đây:

Thứ nhất, trong 2 năm qua kể từ khi chương trình giáo dục phổ thông mới được chính thức thông qua thì các vị đã làm gì nhất là công tác tập huấn cho giáo viên các cấp trên toàn quốc? Và công tác này được triển khai như thế nào? Kết quả ra sao để hôm nay bảo rằng giáo viên không hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa chương trình và sách giáo khoa?

Ngoài ra, trong cái nhìn tổng thể của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, xin được hỏi thời gian qua các vị đã làm gì để cụ thể hóa vấn đề này như một sự chuẩn bị dài hạn liên quan với vấn đề đào tạo giáo viên phổ thông ở các trường đại học?

Đã có trường đại học sư phạm nào trên cả nước thiết kế hay điều chỉnh lại chương trình đào tạo giáo viên phổ thông các cấp nhằm phục vụ cho tinh thần đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này chưa?

Thứ hai, đế hôm nay các vị mớikhẳng định chương trình quan trọng hơn sách giáo khoa nhưng ngay khi có kết quả báo cáo việc thực nghiệm chương trình, bản thân tôi đã gửi đến Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết 3 vấn đề phản biện nhưng không ai lên tiếng trả lời.

Quan trọng nhất, tôi từng đặt vấn đề mục tiêu của chương trình giáo dục lần này là chuyển trọng tâm từ việc "truyền đạt kiến thức sang phát triển kỹ năng, phẩm chất", thế thì, cơ sở khoa học nào để ban soạn thảo và phát triển chương trình khẳng định kết quả thực nghiệm chương trình "rất thành công" và "không có thất bại"?

Bởi lẽ, việc thực nghiệm chương trình theo tôi biết chỉ tổ chức cho các thầy cô giáo dạy thử chứ hoàn toàn không có việc kểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng từ phía học sinh? [2].

Đặc biệt, như nhiều giáo viên đã lên tiếng, để kiểm chứng và đảm bảo mục tiêu dạy học phát triển kỹ năng và phẩm chất theo chương trình mới thì cần áp dụng các phương pháp dạy học mới nào?

Phương thức, công cụ để đánh giá, kiểm tra kỹ năng và phẩm chất của học sinh ở từng môn học, cấp học ra sao?

Thứ ba, đến hôm nay các vị mới nhấn mạnh tầm quan trọng mang tính pháp lệnh của chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa chỉ là tài liệu phục vụ nhằm cụ thể hóa chương trình, vậy mà, trước đó, ngay khi chương trình còn chưa được phê duyệt thì các vị đã ký hợp đồng viết sách giáo khoa với các nhà xuất bản? Và sau khi chương trình được phê duyệt thì gần như không còn trách nhiệm gì nữa?

Sách giáo khoa không quan trọng bằng chương trình giáo dục vậy mà các nhà xuất bản trong khi tiếp cận với các địa phương bằng thái độ cạnh tranh không lành mạnh như lời phàn nàn của ông Nguyễn Minh Thuyết? [3]

Không những vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn rất chặt chẽ trong việc ban hành quy định liên quan đến việc thành lập Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa?

Và nhất là quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản tiếp cận với các địa phương hơn là giúp cho các trường nhất là các thầy cô giáo có thời gian nghiên cứu, lựa chọn bộ sách tốt nhất để dạy học?

Cuối cùng, tại sao đến giờ phút này các vị mới đồng loạt lên tiếng và nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông so với sách giáo khoa?

Nhất là sau khi dư luận phát hiện bộ sách sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh Diều là một thảm họa thì mới lớn tiếng yêu cầu, cho phép các thầy cô giáo được quyền chọn và thay thế ngữ liệu, văn liệu để dạy học?

Thử đặt vấn đề, nếu không xảy ra sự cố sách Cánh Diều thì liệu có ai cho phép các thầy cô giáo được tự do như thế không?

Khi các vị bảo "giáo viên được quyền lựa chọn tài liệu dạy học, có thể chọn dạy học trong sách giáo khoa, các tài liệu bên ngoài và cả những bộ sách khác; nguồn tài liệu khác nhau..", vậy xin hỏi, về phương diện pháp lý và quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục, văn bản nào cho phép giáo viên tự do làm chuyện này?

Trong khi đó, để triển khai và áp dụng sách giáo khoa mới kể từ năm học 2020, theo Thông tư số 25 về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông được Bộ ban hành ngày 26/8/2020 thì đến ngay cả các trường phổ thông cũng không hoàn toàn có quyền lựa chọn nói chi là các thầy cô giáo. Bởi, theo Thông tư 25, việc lựa chọn này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Theo đó, người đứng đầu các Hội đồng chọn sách là đại diện lãnh đạo Sở giáo dục địa phương; các thầy cô giáo phổ thông nhìn chung và về cơ bản chỉ được đóng góp ý kiến qua "kênh" tổ trưởng Bộ môn và Ban giám hiệu nơi họ công tác.

Từ đây, xin hỏi hiện tại các trường lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều nhưng bộ sách này đang xảy ra sự cố, vậy các thầy cô giáo có thể lên mạng xã hội chọn và lấy ngữ liệu để về làm tài liệu giảng dạy không? Như vậy, có vi phạm pháp luật không?

Hay nếu nói sách giáo khoa không quan trọng bằng chương trình thì tại sao Bộ Giáo dục không ra quyết định thu hồi sách Cánh Diều để các thầy cô giáo chuyển sang chọn ngữ liệu văn liệu ở các nguồn khác, bộ sách khác?

Tại sao Bộ Giáo dục không chọn giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thầy cô giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình; nhất là vì tương lai của các cháu học sinh mà lại chọn giải pháp tạo điều kiện cho nhóm tác giả bộ sách Cánh Diều?

Thay lời kết

Theo quy định và lộ trình thì vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới được thực hiện theo kiểu "cuốn chiếu".

Điều này có nghĩa, ngoài việc tập huấn để nắm vững chương trình và nghiên cứu các bộ sách giáo khoa mới, các thầy cô giáo còn phải hoàn thành công tác giảng dạy của mình theo chương trình và sách giáo khoa cũ ở những lớp mà họ được phân công.

Đó là chưa kể đến những công việc liên quan đến sự vụ hành chính, hồ sơ, sổ sách hay các phong trào thi đua khác của ngành giáo dục...

Nói khác đi, trong bước chuyển tiếp này, các thầy cô giáo hiện nay phải đảm đương một khối lượng công việc cực lớn. Chứ không như các chuyên gia, xây dựng chương trình xong thì bắt tay vào viết sách giáo khoa.

Xong việc thì nhận tiền và hết trách nhiệm, các thầy cô giáo phải hàng ngày sống chết với những sản phẩm do các chuyên gia tạo ra.

Như giờ đây, khi sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh Diều xảy ra sự cố thì các thầy cô giáo phải lãnh đủ.

Các "chuyên gia", các nhà quản lý giáo dục có tầm nhìn và trách nhiệm nhất định phải nhìn thấy vấn đề trên và có những tính toán nhằm vạch ra một lộ trình thay đổi khoa học và phù hợp nhất để chia sẻ gánh nặng với các thầy cô giáo.

Và trách nhiệm này trước hết là thuộc về chính các chuyên gia, các nhà quản lý chứ không phải các thầy cô giáo ở phổ thông.

Không ai phủ nhận vai trò tối quan trọng của người giáo viên trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, dù cho nói thật mất lòng cũng phải nói rằng, "vị thế" của các thầy cô giáo phổ thông trong toàn bộ "quy trình" và bộ máy hành chính giáo dục nước nhà hiện nay trên thực tế, chỉ là "hữu danh vô thực", "có tiếng mà không có miếng"...

Thế nên, các nhà quản lý, các chuyên gia xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa nếu vì lo sợ việc đổi mới giáo dục lần này không thành công mà đổ hết trách nhiệm cho các thầy cô giáo ở phổ thông thì theo tôi không những phiến diện mà còn rất vô cảm!

Tài liệu tham khảo:

[1]: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chuong-trinh-moi-kho-thanh-cong-neu-giao-vien-van-le-thuoc-vao-sach-giao-khoa-post213408.gd

[2]: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/cau-hoi-nha-giao-gui-tong-chu-bien-co-so-nao-khang-dinh-thuc-nghiem-thanh-cong-post185937.gd

[3]: https://ngaynay.vn/giao-duc/gs-nguyen-minh-thuyet-co-nhung-chuyen-khong-hay-lam-trong-canh-tranh-sach-giao-khoa-180235.html

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ăn gì vào buổi tối để giảm cân?

Ăn gì vào buổi tối để giảm cân?

Làm đẹp

11:42:51 22/02/2025
Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, chẳng hạn folate và sắt, giúp nuôi dưỡng cơ thể và khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh nhất.
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Pháp luật

11:33:48 22/02/2025
Liên tiếp các vụ côn đồ đường phố xảy ra ở nhiều nơi dù đã được lực lượng chức năng xử nghiêm theo hướng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp nhưng kiểu hành xử tự hung hãn vẫn cứ tái diễn khiến người dân bức xúc, bất bình.
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Sao thể thao

11:28:43 22/02/2025
Thần đồng bóng đá của Barca và Tây Ban Nha, Pau Cubarsi, vừa tiết lộ hình mẫu lý tưởng của anh. Theo đó, Virgil van Dijk chính là idol của cầu thủ 18 tuổi này.
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Thế giới

11:22:25 22/02/2025
Nghị sĩ Stanislav Balabanov của đảng ITN trong liên minh cầm quyền ở Bulgaria giải thích: Mục đích của tuyên bố là để trấn an người dân Bulgaria và nhấn mạnh rằng sẽ không có một binh lính Bulgaria nào được đưa đến Ukraine .
Tất cả những nỗ lực của Lọ Lem: Càng đọc càng bực!

Tất cả những nỗ lực của Lọ Lem: Càng đọc càng bực!

Netizen

11:16:00 22/02/2025
Nếu được hỏi về một cô gái bạch nguyệt quang vừa xinh đẹp, học giỏi, kiếm nhiều tiền đỉnh lại ngoan ngoãn, lễ phép và khiêm tốn, hẳn nhiều cư dân mạng sẽ nhắc đến Lọ Lem - con gái đầu của MC Quyền Linh.
Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Sáng tạo

11:06:08 22/02/2025
Góc ban công có diện tích siêu nhỏ (chỉ 3m2) nhưng may mắn lại sở hữu vị trí thuận lợi khi luôn đón được lượng ánh sáng lý tưởng, vô cùng thích hợp cho việc trồng hoa.
Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Lạ vui

11:05:16 22/02/2025
Mã Nhã, 25 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Nam Kinh. Sau khi du học Anh, cô gái tài năng lần lượt tốt nghiệp ngành Khoa học sinh học tại Imperial College London và Viện Thú y thuộc Đại học Cambridge.
Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Sao việt

11:03:12 22/02/2025
Vào tối 21/2, Ngọc Trà gây hoang mang khi đăng tải dòng trạng thái bày tỏ rõ sự bức xúc trên mạng xã hội. Cô ẩn ý nhắc tới việc bị một người chọc phá, kiếm chuyện gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Tv show

10:50:43 22/02/2025
Lá thư tỏ tình với đàn chị hơn 14 tuổi dù chỉ ít dòng nhưng anh chàng đã phải mất mấy tiếng đồng hồ để ngồi soạn, chọn từng câu từng chữ...
Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Hậu trường phim

10:48:08 22/02/2025
Bộ truyện Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung từng được chuyển thể lên màn ảnh nhiều lần và không ít lần gây ấn tượng tốt với khán giả.
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Sức khỏe

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...