Giáo dục STEM được đưa vào bài giảng chính thức
Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/08/2020 về việc triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học.
Trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong trường học
Theo đó, giáo dục STEM trở thành nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện ở trong trường học và ngành Giáo dục của các địa phương. Trước đó, trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp Khoa học – Công nghệ – Kĩ thuật – Toán (theo thuật ngữ tiếng Anh gọi là STEM).
Ngày hội STEM tại trường THCS Thụy Phương.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Sơn – thành viên Ban tổ chức các Ngày hội STEM cấp quốc gia cho biết: “Tôi rất vui mừng khi đọc Công văn chỉ đạo số 3089 về việc triển khai giáo dục STEM. Theo tôi, đây là một chỉ đạo cần thiết, đúng lúc và rất bài bản. Từ nhiều năm nay, giáo dục STEM chưa phải là nhiệm vụ chính của các trường trung học, hiệu trưởng có thể thích thì làm, không thấy cần thiết thì thôi nhưng từ nay trở đi thì việc triển khai giáo dục STEM là một trong những việc chính của trường học.
Sự chỉ đạo này là cần thiết để các địa phương có thể chủ động lên kế hoạch cho kịp với nhịp độ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó khối lớp 6 sẽ học theo SGK mới từ năm học 2021 – 2022. Chúng ta cần chuẩn bị trước một năm để tổ chức tập huấn giáo dục STEM cho tất cả giáo viên nên quyết định này rất kịp thời và đúng lúc”.
STEM là tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp học sinh đi đến nguồn gốc vấn đề. Biến những kiến thức tưởng chừng như khô khan trở thành các giải pháp mắt thấy, tai nghe, tay chạm hay nói cách khác là sử dụng những bằng chứng và kỹ thuật toán học để hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
“Ngành Giáo dục quận Bắc Từ Liêm đã từng bước triển khai dạy học theo định hướng STEM trong kế hoạch giáo dục tại các nhà trường phổ thông. Theo đó, từ năm học 2015-2016 đến nay, Quận đã triển khai 25 buổi tập huấn, trong đó có 10 buổi tập huấn nội dung cơ bản cho 400 lượt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 10 buổi tập huấn nội dung chuyên sâu cho 50 giáo viên cốt cán các môn Khoa học tự nhiên; 5 buổi tập huấn tại trường cho 100% giáo viên tất cả các môn; 19 buổi dự giờ các câu lạc bộ STEM tại từng trường và 3 buổi hội thảo cho 500 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các câu lạc bộ STEM, học sinh tham gia thi cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học.
Video đang HOT
Các trường THCS đều xây dựng góc STEM trong thư viện, triển khai ít nhất 01 câu lạc bộ STEM miễn phí với tổng số 755 lượt học sinh tham gia; tổ chức Ngày hội STEM cấp trường 01 đến 02 lần/ năm học với 15.000 lượt học sinh và huy động được 1.200 lượt giáo viên và cha mẹ học sinh tham gia”, bà Nguyễn Thị Thúy – Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm cho biết.
Mỗi trường một phong cách STEM
Bà Hoàng Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường THCS Thụy Phương chia sẻ: “Mới đầu nghe tới giáo dục STEM, các thầy cô giáo và kể cả cán bộ quản lý cũng đều cảm thấy mông lung, nhưng được sự hướng dẫn và tham gia các buổi tập huấn do phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm tổ chức, chúng tôi đã biết tới 3 trụ cột của STEM: tái chế, vận dụng sách giáo khoa và Robotic.
Về giáo dục STEM tại trường Thụy Phương, bản thân cán bộ quản lý phải nắm được các tài liệu trước, sau đó bắt đầu triển khai hướng dẫn đến các giáo viên bộ môn Toán, Tin, Sinh hóa của trường. Tài liệu được xây dựng dựa trên việc liên kết với một số trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Học viện sáng tạo S3 thông qua cầu nối là phòng giáo dục quận Bắc Từ Liêm.
Bà Hoàng Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường THCS Thụy Phương chụp ảnh cùng học sinh Nguyễn Đức Khánh – cậu bé sáng tạo chiếc máy thu phát khuếch đại âm thanh từ vật liệu tái chế.
Năm đầu tiên trường thành lập CLB STEM nhỏ, mời các cựu học sinh và phụ huynh đến tham gia. Khi cha mẹ thấy rằng các con của họ rất say mê với các sản phẩm STEM, qua đó có thể hỗ trợ nhà trường tiếp tục phát triển mô hình này, sau đó là các mạnh thường quân. Đó là phương pháp để CLB tồn tại trong năm đầu tiên.
Đến năm thứ 2, CLB STEM cũng gặp một số khó khăn nhất định, nhưng bản thân mình là người làm quản lý phải khơi gợi được niềm đam mê cho các thầy cô giáo khác với thông điệp “cứ đi đi rồi sẽ đến”. Khó khăn tới đâu, tháo gỡ tới đó. Đến hiện tại, hơn 2 năm triển khai STEM cấp trường, giáo viên, phụ huynh học sinh rất hứng khởi và mỗi người đều nghĩ rằng STEM là cái gì đó rất gần gũi với đời thường. Thành công lớn nhất của trường khi đã tổ chức thành công ngày hội STEM 3 cấp: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ngay tại trường THCS Thuỵ Phương. Trường đã mạnh dạn triển khai dạy STEM vào buổi 2 (2 tiết/tuần) cho học sinh”.
Bạn Nguyễn Đức Khánh (học sinh lớp 8, trường THCS Thụy Phương) cho biết: “Từ khi trường có CLB STEM em đã đăng ký tham gia. Cũng từ đó em có thể tự tay tạo ra các vật dụng dựa trên kiến thức của các môn đã học như máy hút bụi mini, máy thu phát khuếch đại âm thanh. 2 sản phẩm này em sử dụng các nguyên liệu không dùng tới, còn phần mạch mua bên ngoài về tự lắp. STEM rất thú vị, nó giúp cho kiến thức của mình học chắc chắn hơn nhờ việc áp dụng vào thực tế. Bây giờ không chỉ có em yêu thích STEM mà bố của em cũng tạo một góc nhỏ trong nhà để có thể chế tác sản phẩm nào đó cho gia đình”.
“Nói đến STEM người ta định hướng mô hình giáo dục mới, học sinh được học đi đôi với hành. Nắm bắt được ý tưởng như vậy, nhà trường đã xây dựng các kế hoạch, định hướng của CLB STEM. Với học sinh vừa vào lớp 6, nhà trường triển khai cho tất cả các em được học mỗi tuần 1 tiết stem và đưa vào tiết tự chọn. Trên cơ sở đó tìm ra được các bạn yêu thích khoa học, đến lớp 7, 8, 9 những em nào yêu thích STEM sẽ vào CLB. Hiện tại CLB STEM có số lượng 180 học sinh”, bà Hoàng Thị Tố Oanh, Phó Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai chia sẻ.
Về kinh phí duy trì CLB, bà Tố Oanh cho biết thêm “ban đầu, do nhà trường tự hoạch toán, sau đó có sự hỗ trợ của bố mẹ, của ban phụ huynh khi thấy con cái mình say mê nghiên cứu và tạo được các sản phẩm thiết thực. Tiếp đó là nguồn tiền từ việc kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân liên kết với trường. Nhà trường cũng thực hiện liên kết với các trường Cao đẳng Công nghệ cao, Đại học Công nghiệp, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội… hỗ trợ lý thuyết và tạo môi trường thực hành cho học sinh. Hay đó là những buổi tham quan thực tế, vừa chơi lại vừa học”.
STEM đã góp phần nuôi dưỡng đam mê khoa học, sự yêu thích sáng tạo của cả thầy và trò. Bên cạnh đó khi STEM phát triển đồng nghĩa với văn hóa đọc cũng được coi trọng hơn, khi các bạn học sinh đã trải qua quá trình đọc, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức thông qua các kênh báo, internet… STEM cũng đã có đóng góp không chỉ dừng lại ở môn Khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng có bước phát triển khi giúp các bạn học sinh viết nên được ý tưởng và cảm nghĩ về thiết bị hay sản phẩm đó.
TPHCM phát động thi "Coding Olympics Vietnam 2020"
Sáng 25/11, Sở KH&CN TPHCM phối hợp cùng iGroup MangoSTEEMS Việt Nam và KDI Educaiton tổ chức lễ phát động Cuộc thi "Coding Olympics Vietnam 2020-khu vực TPHCM".
Bà Nguyễn Thị Kim Huệ - Phó Giám đốc Sở KH&CN TPHCM phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Ngọc Minh)
Đây là một trong chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của TPHCM WHISE - TECHFEST - AI4VN 2020,
Cuộc thi Coding Olympics Vietnam 2020 - Khu vực TPHCM là hoạt động thiết thực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) và công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT ngày 14/8/2020, về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.
Quang cảnh lễ phát động
Tham dự Lễ phát động Cuộc thi "Coding Olympics Vietnam 2020 - Khu vực HCM", có bà Nguyễn Thị Kim Huệ - Phó giám đốc Sở KH&CN TP.HCM; ông Nguyễn Việt Trung - Phó Tổng giám đốc KDI Education; bà Ngô Thị Tố Hoa - Giám đốc iGroup MangoSTEEMS Việt Nam và đại diện UBND các quận huyện cũng như đại diện của các trường trên địa bàn TPHCM.
Coding Olympics với mục đích nhằm phát triển nâng cao kiến thức, kĩ năng về lập trình và tư duy logic dành cho các học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 trên toàn quốc.
Cuộc thi kỳ vọng sẽ đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho các thí sinh và phụ huynh trên tinh thần mang đến một môi trường giáo dục thú vị dựa trên trò chơi, cho phép học sinh học lập trình bằng ngôn ngữ lập trình thực tế kết hợp với việc rèn luyện tư duy logic - toán học.
Với quy mô toàn quốc, cuộc thi được chia thành 2 bảng với bảng A dành cho học sinh khối 3 - 4; bảng B cho học sinh khối 5 - 6. Các thí sinh sẽ trải qua 2 vòng thi: Chinh phục Thử thách và Đấu trường Coding.
Cuộc thi được phát triển dựa trên giải pháp dạy tư duy lập trình dành cho trẻ em Code Monkey. Đây chính là sản phẩm giành chiến thắng Giải thưởng SIIA CODIE AWARDS 2018 cho hạng mục: Giải pháp giáo dục tư duy Lập trình & Máy tính. Đáng chú ý, CodeMonkey dạy code qua CoffeeScript, một ngôn ngữ lập trình chính thức. CodeMonkey cũng được thiết kế theo chuẩn CCSS (Common Cores Standards) của Hoa Kì.
Theo đó, các thí sinh có thể lựa chọn đăng ký thi tự do hoặc đăng ký theo từng trường trong thời gian từ ngày 25/11 tới 4/12. Vòng 1 sẽ diễn ra luôn từ ngày 25/11/2020 đến 15-1-2021. Tiếp đó là vòng 2, từ 16/1 đến 22/1/2021. Chung kết sẽ diễn ra vào ngày 30/1/2021.
Ban Tổ chức kỳ vọng qua cuộc thi này, tiếp tục nêu cao sứ mệnh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo trong các môn Công nghệ thông tin, Toán, Khoa học & Kỹ thuật (STEM), giúp học sinh thực hành, vận dụng các kiến thức đã học tạo ra những sản phẩm và giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Linh hoạt ứng dụng các hình thức dạy STEM trong trường học Trường học có thể dạy STEM thông qua việc dạy các môn khoa học theo bài học STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật linh hoạt tùy điều kiện cụ thể. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công...