Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học

Theo dõi VGT trên

Tại Nhật Bản, ngày càng nhiều trẻ em không muốn đến trường. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu có nên xem xét thực trạng môi trường học tập, thay vì chỉ đổ lỗi cho học sinh?

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 1

Hiện tượng Futoko ở Nhật Bản

Vào kỳ nghỉ Tuần lễ vàng mùa xuân năm ngoái, bé Yuta Ito, 10 tuổi ở Nhật, nói với bố mẹ về việc không muốn đến trường nữa. Trong nhiều tháng, Yuta đã rất miễn cưỡng khi phải đi học.

Cậu bé không muốn đến lớp và hay đánh nhau với bạn học do bị bắt nạt ở trường.

Bố mẹ Yuta sau đó có ba lựa chọn: Một là đưa Yuta đến gặp chuyên viên tư vấn học đường để cải thiện vấn đề. Hai là học tại nhà. Ba là gửi Yuta đến một trường học “tự do”. Họ đã chọn phương án cuối.

Bây giờ, Yuta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn ở lớp học. Điều này khiến cậu bé hạnh phúc hơn rất nhiều.

Ở Nhật Bản, hiện tượng Futoko ám chỉ những trẻ em không đến trường trong hơn 30 ngày vì những lý do không liên quan đến sức khỏe hoặc tài chính. Thuật ngữ này được dịch theo nhiều cách khác nhau như: Trốn học, ám ảnh với trường học hoặc từ chối đến trường. Yuta chỉ là một trong nhiều “Futoko” ở Nhật Bản.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 2

Trải qua nhiều thập kỷ, thái độ của người dân Nhật Bản đối với hiện tượng Futoko đã có sự thay đổi. Trước năm 1992, hiện tượng học sinh không muốn đến trường được gọi là “Tokyoshi”, có nghĩa là “kháng cự”. Giai đoạn này, “Tokyoshi” được coi là bệnh tâm thần.

Thuật ngữ “Futoko” ra đời vào năm 1997, với sắc thái trung tính hơn, nghĩa là “vắng mặt”.

Từ năm 2018, số học sinh tiểu học và THCS trong tình trạng “Futoko” ở Nhật đã đạt mức cao kỷ lục: 164.528 trẻ nghỉ học, trong khi năm 2017, con số này chỉ là 144.031.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 3

Để giải quyết tình trạng này, từ những năm 1980, Nhật Bản xuất hiện các trường học tự do, hoạt động theo nguyên tắc tự do và cá nhân. Đây là giải pháp lựa chọn thay thế được chấp nhận trong hệ thống giáo dục bắt buộc, tương đương với việc học tại nhà.

Các ngôi trường này không được quyền cấp cho học sinh các loại bằng cấp chính quy. Tuy vậy lượng học sinh theo học tại các ngôi trường này vẫn tăng vọt trong những năm qua: Từ 7.424 vào năm 1992 tăng lên 20.346 trong năm 2017.

Hậu quả của hiện tượng Futoko

Việc bỏ học có thể gây ra hậu quả lâu dài đến tương lai của trẻ em Nhật. Trẻ có nguy cơ sống tách biệt khỏi xã hội và tự nhốt mình trong phòng. Hiện tượng này gọi là “Hikikomori”.

Không chỉ vậy, nhiều học sinh còn chọn cách cực đoan như tự tử. Vào năm 2018, số lượng học sinh tự tử tại Nhật Bản là 332, cao nhất trong 30 năm trở lại đây.

Video đang HOT

Vào năm 2016, chính phủ Nhật Bản phải thông qua một đạo luật ngăn ngừa học sinh tự tử với các khuyến nghị đặc biệt cho các trường học.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 4

sao trẻ em Nhật ghét đến trường?

Có 3 lý do chính khiến trẻ em Nhật ghét đến trường, đó là: Hoàn cảnh gia đình, các vấn đề cá nhân với bạn bè và bắt nạt học đường.

Tomoe Morihashi (12 tuổi) là một học sinh không thể hòa nhập được với bạn học. Cô bé cho biết: “ Cháu không cảm thấy thoải mái với nhiều người xung quanh. Cuộc sống học đường thật buồn tẻ”.

Tomoe mắc chứng bệnh “Câm chọn lọc” (Selective Mutism) khiến cô bé không thể giao tiếp, nói chuyện bình thường trong một số tình huống xã hội nhất định.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 5

“Cháu không thể nói được khi đi ngoài đường hoặc khi gặp người lạ. Cháu cũng không thích phải tuân thủ các quy tắc cứng nhắc ở trường học như phải mặc quần tất không có màu, không được nhuộm tóc, phải dùng dây buộc tóc có màu nhất định và không được đeo dây buộc tóc lên cổ tay”, Tomoe chia sẻ.

Nhiều trường học ở Nhật kiểm soát mọi khía cạnh bề ngoài của học sinh: Không cho nhuộm tóc, không được mặc quần bó hoặc áo khoác, ngay cả trong thời tiết lạnh. Một số trường thậm chí quy định cả màu quần nội y của học sinh.

Các trường học tự do ở Nhật Bản – Nơi trẻ em được là chính mình

Giống như Yuta, Tomoe đã theo học tại một ngôi trường “tự do” ở Tokyo. Ngôi trường của cô bé có tên Tamagawa, không bắt học sinh mặc đồng phục và cho các em được tự do hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa nhà trường, phụ huynh và chính học sinh. Không chỉ vậy, các em còn được khuyến khích phát triển các kỹ năng và sở thích cá nhân.

Trường Tamagawa có phòng học Tiếng Nhật, Toán được trang bị máy tính cùng một thư viện với sách và các loại truyện tranh.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 6

Lớp học của trường Tamagawa.

Không giống như các ngôi trường thông thường, trường Tamagawa lúc nào cũng tràn ngập không khí ấm áp, thân mật như một gia đình lớn. Khoảng 10 học sinh đến trường mỗi ngày và cùng nhau trò chuyện, vui đùa.

Ông Takashi Yoshikawa, hiệu trưởng trường cho biết: “Mục đích của trường là giúp các em phát triển kỹ năng xã hội. Cho dù là thông qua việc tập thể dục, chơi trò chơi hay học tập, điều quan trọng là các em học cách không hoảng loạn khi đứng giữa một nhóm đông người”.

Ông Yoshikawa từng là nhân viên làm công ăn lương trong một công ty Nhật Bản. Nhưng sau đó ông quyết định bỏ nghề và trở thành một nhân viên xã hội, nhận con nuôi. Trong khoảng thời gian này, ông nhận ra những vấn đề mà trẻ em Nhật thường gặp phải.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 7

“Có nhiều học sinh gặp khó khăn do gia cảnh nghèo hoặc là nạn nhân của tình trạng lạm dụng gia đình. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập ở trường của các em. Bên cạnh đó, vấn đề về giao tiếp là căn nguyên của việc không muốn đến trường của hầu hết học sinh“, ông Yoshikawa chia sẻ.

Được biết, ông Yoshikawa mở ngôi trường “tự do” đầu tiên vào năm 2010, trong một căn hộ ba tầng ở khu dân cư Fuchu, Tokyo. Những học sinh của ông có độ tuổi từ 7, 8 đến 15 tuổi.

Quy mô lớp học lớn chính là thách thức với học sinh

Ông Ryo Uchida – Giáo sư, chuyên gia giáo dục tại Đại học Nagoya cho biết: “ Các lớp học với khoảng 40 học sinh phải học cùng nhau suốt 1 năm. Nhiều thứ có thể xảy ra trong khoảng thời gian này”.

“Tình bạn là yếu tố quan trọng để tồn tại ở Nhật Bản. Trong một xã hội với mật độ dân số cao, nếu bạn không thể hòa thuận và hợp tác được với người xung quanh, bạn sẽ không thể tồn tại”.

Giáo sư Uchida cho biết, việc các em cảm thấy không thoải mái trong lớp học quá đông, nơi phải làm mọi thứ với các bạn cùng lớp trong một không gian nhỏ là điều bình thường.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 8

Ở Nhật Bản, trẻ em học cùng lớp từ năm này sang năm khác. Nếu có vấn đề xảy ra như mâu thuẫn với các bạn cùng lớp, các em sẽ cảm thấy áp lực, bị mắc kẹt và không muốn đến trường.

Trong khi đó các trường học tự do có quy mô nhỏ hơn và luôn coi trọng suy nghĩ cũng như quan tâm đến cảm xúc của từng học sinh.

Bên cạnh đó, việc phải tuân thủ nhiều nội quy khắt khe đến mức vô lý cũng khiến nhiều học sinh ghét đến trường.

Giáo dục Nhật Bản: Bắt nạt học đường, trường quy định cả màu đồ lót của học sinh, trẻ em thà tự tử còn hơn phải đi học - Hình 9

Vào tháng 8/ 2019, một dự án có tên “Black Kosoku o Nakuso” (Hãy loại bỏ các quy tắc đen của trường học) đã gửi đơn kiến nghị trực tuyến tới Bộ giáo dục yêu cầu điều tra các quy tắc vô lý ở trường học.

Hơn 60.000 người đã ký tên vào đơn kiến nghị này. Quận Osaka sau đó ra lệnh cho tất cả các trường trung học xem xét lại các quy tắc. Khoảng 40% các trường đã thay đổi.

Bộ Giáo dục Nhật Bản dường như đã chấp nhận việc các em học sinh vắng mặt ở trường không phải sự bất thường mà là một xu hướng. Giáo sư Uchida cho rằng, đây là sự ngầm thừa nhận trẻ bị Futoko không mắc bệnh tâm lý.

Các em đang phản ứng với một hệ thống giáo dục không có môi trường học tập lành mạnh.

Theo Helino

Giáo dục Nhật Bản: Thứ hạng vẫn đứng xa so với kỳ vọng

Năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đưa ít nhất 10 trường đại học (ĐH) nước này nằm trong top 100 tổ chức giáo dục (GD) tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả như mong muốn.

Giáo dục Nhật Bản: Thứ hạng vẫn đứng xa so với kỳ vọng - Hình 1

Trường ĐH Tokyo, Nhật Bản

Chặng đường dài phía trước

Mặc dù, chính phủ Nhật Bản nỗ lực cải cách nền GD, bao gồm việc tạo ra quỹ 7,7 tỷ yên (982 triệu USD) cho các trường ĐH, tháng trước, kết quả từ Bảng xếp hạng ĐH quốc tế thế giới (THE) 2020 cho thấy, chỉ có 2 trường ĐH Nhật Bản lọt top 200 các trường có chất lượng tốt trên thế giới. Con số này thậm chí còn thấp hơn so với năm 2013, khi có tới 5 trường của Nhật Bản nằm trong top 200.

Theo bảng xếp hạng này, Trường ĐH Tokyo đứng ở vị trí thứ 36, ngang hàng với Trường ĐH King London. Trường ĐH Kyoto chỉ khiêm tốn ở hạng 65, sau Trường ĐH Quốc gia Seoul. Mặc dù có tổng cộng 604 cơ sở GDĐH, nhưng thứ hạng thấp của các trường tại Nhật Bản đang là một vấn đề nhức nhối suốt nhiều năm. Chia sẻ với SCMP, 5 chuyên gia GD Nhật Bản nhận định, nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu sót trong việc kết hợp đổi mới tiếng Anh, tài trợ ĐH và quốc tế hóa.

Bảng xếp hạng của THE đánh giá các trường theo 5 yếu tố: Giảng dạy hoặc môi trường học tập; Nghiên cứu, cả về khối lượng, thu nhập và danh tiếng; Thành quả được công nhận; Triển vọng quốc tế, đối với cả nhân viên, SV, nghiên cứu; Thu nhập của ngành. Mỗi hạng mục sẽ được tính điểm riêng và sau đó được cộng lại với con số tối đa là 100.

Ông Yasushi Matsunaga, GS về chiến lược nghiên cứu tại Trường ĐH Waseda nhận định, tại Nhật Bản, phần lớn các nghiên cứu vẫn được xuất bản bằng tiếng Nhật và chỉ có một số học giả người nước ngoài có thể hiểu được. "Trong các lĩnh vực khoa học như kỹ thuật, nghiên cứu hầu hết được viết bằng tiếng Nhật. Điều này cũng xảy ra tương tự trong ngành khoa học xã hội, do nghiên cứu được đánh giá bằng tiếng Nhật", ông Matsunaga nói.

Nhà lãnh đạo THE, ông Phil Baty cho biết, nhiều ý kiến khuyến nghị rằng, bảng xếp hạng nên dựa trên nhiều tiêu chí khác, chẳng hạn như số cựu SV thành công, hoặc các khía cạnh xã hội dựa trên số lượng người nhận học bổng và trợ cấp. Tuy nhiên, ông Baty cho rằng, tiêu chí chung vẫn là yếu tố tốt nhất.

Lý giải nguyên nhân

Ông Jeff Kingston, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại Trường ĐH Temple Nhật Bản cho biết, mặc dù các trường phải tăng số lượng nghiên cứu bằng tiếng Anh, nhưng các học giả hầu như không có động lực để thực hiện điều đó. Cũng theo ông Kingston, các công ty công nghệ Nhật Bản như

Softbank và Sony là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trên toàn quốc. "Các công ty này vẫn cạnh tranh và có động lực để làm như vậy, trong khi các trường ĐH là bộ máy được điều hành bởi các quản trị viên không chú trọng vào nghiên cứu học thuật", ông khẳng định.

Một vấn đề khác lý giải cho nền GD không có sự đột phá của Nhật Bản là thiếu công quỹ. Năm 2016, chính phủ Nhật Bản chỉ sử dụng 1,6% chi tiêu dành cho GDĐH - một trong những mức thấp nhất trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khi con số trung bình là 2,9%. "Chính phủ đầu tư rất ít vào GDĐH mà vẫn hy vọng các tổ chức này sẽ leo lên thứ hạng cao", ông Kingston bức xúc cho biết.

Trong khi đó, PGS Yuto Kitamura tại Trường ĐH Tokyo nhận định, các cơ sở GDĐH tại Singapore có điểm số triển vọng quốc tế rất cao vì nền GD của quốc gia này có sự đa dạng văn hóa hơn Nhật Bản. "Chắc chắn là các trường Singapore sẽ không chỉ có người học là công dân Singapore. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho ĐH Tokyo", PGS Kitamura chia sẻ

Theo báo cáo của "Tổ chức xúc tiến và hỗ trợ các trường tư thục Nhật Bản", trong năm 2018, có tới 40% trường CĐ, ĐH tư thục không thể đáp ứng chỉ tiêu tuyển sinh do chính phủ đề ra. Mặc dù số liệu từ Tổ chức Dịch vụ SV Nhật Bản cho thấy, số lượng SV quốc tế đã tăng 77,8% từ năm 2013 - 2018, nhưng hầu hết những người này đều đến để học tiếng Nhật. Trong số 298.980 SV nước ngoài đến Nhật Bản trong năm 2018, chưa đến 30% người ghi danh vào các trường ĐH địa phương.

Connie Look đến từ Mỹ - cựu SV của Trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo cho biết, nền GD Nhật Bản cần có sự sáng tạo hơn. "Giáo viên chỉ dạy tiếng Anh dựa trên sách giáo khoa và SV học theo giống như người máy. Chúng ta cần phải nghĩ xa hơn sách giáo khoa và bài kiểm tra. Đó là những gì Nhật Bản đang thiếu", cô Look chia sẻ.

Phát biểu với truyền thông, ông Kingston cho rằng, hầu hết tổ chức GD Nhật Bản chưa sẵn sàng thực hiện những công việc cần thiết để tăng thứ hạng. "Họ cần tuyển nhiều SV và nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như chú trọng hơn vào thành tích", ông khẳng định.

Một số học giả Nhật Bản nhận định, thay vì chạy theo các bảng xếp hạng quốc tế như THE, các trường ĐH Nhật Bản nên chú trọng vào việc tham gia các bảng xếp hạng khu vực và đặc thù của ngành. "Có rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu đang phải đối mặt với tình trạng tương tự ở các quốc gia không nói tiếng Anh. Tôi nghĩ chúng ta có thể tạo ra bảng xếp hạng của riêng mình", GS Matsunaga nhấn mạnh.

Vân Huyền

Theo SCMP/GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?
15:27:47 16/01/2025
Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"
16:58:19 16/01/2025
Cuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậuCuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậu
16:48:50 16/01/2025
Màn lộ diện nguy hiểm của Triệu Lộ Tư khiến hơn 50 triệu người lo lắngMàn lộ diện nguy hiểm của Triệu Lộ Tư khiến hơn 50 triệu người lo lắng
19:26:55 16/01/2025
Cảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương NhiCảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương Nhi
18:18:44 16/01/2025
Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'
14:54:26 16/01/2025
Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"
17:01:38 16/01/2025
Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?
15:32:30 16/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

T.O.P một lần kể hết lý do từ bỏ BIGBANG, đau lòng khi nghe nói về chuyện tái hợp

T.O.P một lần kể hết lý do từ bỏ BIGBANG, đau lòng khi nghe nói về chuyện tái hợp

Nhạc quốc tế

20:48:53 16/01/2025
Hơn 6 năm kể từ ngày xuất ngũ năm 2019, T.O.P - cựu thành viên BIGBANG mới trở lại trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông.
Vừa đại thắng WeChoice, SOOBIN rục rịch triển luôn concert quy mô khủng!

Vừa đại thắng WeChoice, SOOBIN rục rịch triển luôn concert quy mô khủng!

Nhạc việt

20:45:01 16/01/2025
Không để mình ngủ quên trên chiến thắng, SOOBIN vừa đại thắng tại WeChoice đã rục rịch với những dự án mới trong năm 2025
Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

Tin nổi bật

20:41:03 16/01/2025
Khi đã làm xong nhà mình, anh B sang sửa lại cây nêu nhà anh C. Do cây nêu cao, khi đang chuẩn bị chôn thì cây nghiêng đổ va quẹt vào đường dây điện 35 kV chạy ngang ngõ.
Sao nữ Vbiz gây bùng nổ khi trả lời câu hỏi kém duyên "nếu chồng không giàu có lấy không?"

Sao nữ Vbiz gây bùng nổ khi trả lời câu hỏi kém duyên "nếu chồng không giàu có lấy không?"

Sao việt

20:23:46 16/01/2025
Được biết, chồng hơn 10 tuổi của nữ ca sĩ là đối tác kinh doanh thân thiết của gia đình trước khi tiến tới mối quan hệ yêu đương.
Tập thể dục có vai trò gì với người bị hạ đường huyết?

Tập thể dục có vai trò gì với người bị hạ đường huyết?

Sức khỏe

20:19:14 16/01/2025
Người bị hạ đường huyết cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể khi thực hiện các bài tập này. Nếu có dấu hiệu hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, cần dừng tập ngay lập tức và ăn nhẹ để ổn định đường huyết.
Đâm chủ quán cà phê rồi cướp tài sản ở Tây Ninh

Đâm chủ quán cà phê rồi cướp tài sản ở Tây Ninh

Pháp luật

20:17:11 16/01/2025
Thấy chủ quán cà phê tại huyện Bến Cầu (Tây Ninh) ở một mình, Mẫn đến uống nước rồi dùng hung khí khống chế, cướp tài sản.
'Đi về miền có nắng' tập 9: 'Em gái mưa' của Phong đến công ty dằn mặt nữ thư ký

'Đi về miền có nắng' tập 9: 'Em gái mưa' của Phong đến công ty dằn mặt nữ thư ký

Phim việt

19:59:25 16/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 9, không cam tâm nhìn Phong ở bên cạnh Dương, Vân tìm đến tận công ty để dằn mặt nữ thư ký.
Quan hệ Nga - Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng

Quan hệ Nga - Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng

Thế giới

19:53:08 16/01/2025
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, mối quan hệ này có tiềm năng định hình lại trật tự khu vực.
Clip ghi lại hành vi khó tin của người phụ nữ đeo vàng kín tay trong quán bánh ngọt tại Hà Nội: Gần tết ai cũng cần đề phòng!

Clip ghi lại hành vi khó tin của người phụ nữ đeo vàng kín tay trong quán bánh ngọt tại Hà Nội: Gần tết ai cũng cần đề phòng!

Netizen

19:41:41 16/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh hành vi trộm cắp trong một quán bánh kem tại Hà Nội thu hút sự chú ý của nhiều người.
Hot nhất Weibo: Bạch Lộc bị soi phim giả tình thật với mỹ nam có visual "yêu nghiệt" gây sốt MXH, còn công khai tình tứ giữa sự kiện?

Hot nhất Weibo: Bạch Lộc bị soi phim giả tình thật với mỹ nam có visual "yêu nghiệt" gây sốt MXH, còn công khai tình tứ giữa sự kiện?

Sao châu á

19:39:12 16/01/2025
Ngày 16/1, tờ Sinchew đưa tin MXH Weibo đang xôn xao trước nghi vấn Bạch Lộc nảy sinh tình cảm với bạn diễn Ngao Thụy Bằng khi hợp tác trong Bạch Nguyệt Phạn Tinh.
Harry Maguire hồi sinh giúp MU tiết kiệm 70 triệu bảng

Harry Maguire hồi sinh giúp MU tiết kiệm 70 triệu bảng

Sao thể thao

19:31:49 16/01/2025
Cầu thủ 31 tuổi đã gây ấn tượng mạnh kể từ khi Ruben Amorim đến Old Trafford và MU quyết định kích hoạt gia hạn hợp đồng thêm 1 năm với Harry Maguire.