Giáo dục người lớn: Làm cho người lớn trở thành người hữu ích
Theo UNESCO, “ Giáo dục người lớn là quá trình giáo dục có tổ chức, dưới hình thức chính quy hay không chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu (ở trường phổ thông hay trường đại học) cho những ai được coi là người lớn, làm giàu thêm kiến thức, nâng cao chất lượng chuyên môn và tay nghề, thay đổi thái độ và hành vi của họ trong phát triển cá nhân cũng như trong phát triển cộng đồng”.
Giáo dục người lớn còn được hiểu là sự phát triển có hệ thống những mẫu thái độ, kiến thức và kỹ năng mà mỗi cá nhân cần có để thực hiện đúng đắn một nhiệm vụ cụ thể
Cần lưu ý khái niệm giáo dục ban đầu được nói trên đây. Trong cấu trúc của xã hội học tập có 2 hệ thống gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau, liên thông với nhau: hệ thống giáo dục ban đầu (Initial education) và hệ thống giáo dục tiếp tục (Contining education).
Hệ thống giáo dục ban đầu bao gồm các thiết chế giáo dục từ nhà trẻ, trường mẫu giáo, các trường phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông, trường đào tạo nghề và cao đẳng, đại học. Đây là hệ thống giáo dục hoạt động dưới hình thức giáo dục chính quy (Formal education) dành cho thế hệ trẻ.
Còn hệ thống giáo dục tiếp tục thì bao gồm những thiết chế giáo dục không chính quy (Now-formal education) dành cho mọi người đã qua hoặc chưa qua hệ thống giáo dục ban đầu, chủ yếu là người lao động, người về hưu, người thất nghiệp, người già cả….
Giáo dục người lớn là tổ chức những người theo học trong các trường lớp, các cơ sở đào tạo để tiếp cận những chương trình đáp ứng mọi nhu cầu về học vấn của họ. Trong cuốn sách nhỏ “Thuật ngữ giáo dục người lớn” (Terminology of adult education) do UNSCO xuất bản năm 1979 (Vũ Ngọc Bình dịch và biên tập), giáo dục người lớn được cắt nghĩa là những hoạt động nhằm phát triển kiến thức, các giá trị đạo đức và hiểu biết mà mọi giới trong xã hội đòi hỏi.
Mục đích của những hoạt động này là tạo điều kiện thiết yếu cho thanh niên và người lớn tuổi hiểu biết truyền thống và tư tưởng ảnh hưởng tới xã hội của họ, tới nền văn hóa của họ và các nền văn hóa khác, làm cơ sở cho sự giao tiếp.
Giáo dục người lớn còn được hiểu là sự phát triển có hệ thống những mẫu thái độ, kiến thức và kỹ năng mà mỗi cá nhân cần có để thực hiện đúng đắn một nhiệm vụ cụ thể. Vòng giáo dục ban đầu thường chỉ mất khoảng 25 năm đầu đời để con người đạt tới học vấn đại học.
Vòng giáo dục tiếp tục kéo dài cho tới cuối đời mỗi con người, vì thế, nói rằng, trong xã hội học tập, ai cũng phải học suốt đời thì cần hiểu đến đó rằng, ai cũng cần theo học những chương trình giáo dục người lớn khác nhau, chỉ khi mắt mờ, chân chậm, không tham gia các hoạt động nữa thì mới không tới các cơ sở, các thiết chế giáo dục mà thôi.
Tuy vậy, người già nằm trên giường bệnh vẫn có thể nghe Radio, TV hoặc mở điện thoại thông minh để hiểu được cái thế giới bên ngoài vận động ra sao, từ đó, vẫn có thể tìm được một cái gì mới bổ sung cho sự hiểu biết cuối cùng của mình.
Video đang HOT
Trên thế giới, từ năm 1949 người ta đã tổ chức hội nghị gồm nhiều đại biểu của một số quốc gia để bàn về giáo dục người lớn. Hầu như các quốc gia đều muốn gắn nội dung chung sống hòa bình, tôn trọng văn hóa của các dân tộc, khoan dung và dân chủ, bảo vệ môi trường sống, chống đói nghèo, chống độc quyền và khủng bố… trong giáo dục người lớn. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và triển khai xây dựng mô hình xã hội ở nước ta, nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý… đã bỏ công sức để tìm đến một mô hình học tập suốt đời phù hợp với điều kiện sống và lao động của người lớn, người ở nhóm yếu thế, người thất nghiệp, phụ nữ nghèo, công chức và viên chức trong bộ máy công quyền.
Tôi cũng đã viết không ít bài báo và cũng có một số sách chuyên khảo về vấn đề này. Vừa qua, phát biểu trong các phiên họp của Ban soạn thảo bổ sung và sửa đổi Luật Giáo dục, tôi đã trình bày quan điểm của mình về xây dựng hệ thống giáo dục người lớn và đề nghị đưa vào Luật Giáo dục những chính sách nhằm loại bỏ các rào cản người lớn học tập suốt đời.
Trong việc này, tôi cảm thấy không dễ dàng gì xây dựng được những quan niệm mới mẻ và đúng đắn về giáo dục người lớn. Có một số người nói với tôi rằng, “Đã là người lớn rồi thì việc gì phải đặt ra vấn đề giáo dục?”. Tôi bị sốc thật sự với mấy vị này. Nếu người lớn chúng ta, những công chức viên chức, những công nhân và nông dân, những quan chức đang ngồi ở các bậc cao quản lý và chỉ đạo mà nằm ngoài giáo dục thì nước nhà đi đến đâu.
Chắc là người lớn trên thế giới kém quá nên họ mới có Hội nghị giáo dục người lớn để bàn nhau làm cho người lớn của họ trở thành người hữu ích. Còn chúng ta, vì không cần phải giáo dục người lớn nên lúc này đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày!
GS.TS. Phạm Tất Dong
Theo Dân trí
Phạt 30 triệu đồng xúc phạm thân thể nhà giáo: Phụ huynh, học sinh nói gì?
Dự thảo Nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục ghi rõ xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục bị phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng. Vậy, ý kiến phụ huynh, học sinh về quy định này như thế nào?
"Luôn coi trọng tinh thần tôn sư trọng đạo"
Chị Nguyễn Thị Hoài (Kim Mã, Hà Nội) cho rằng, điều khoản 29 có mối quan hệ chặt chẽ với điều 32 của dự thảo Nghị định, được Bộ GD&ĐT đưa ra với mục đích nhằm kìm hãm, răn đe và xử phạt những trường hợp tiêu cực trong giáo dục như: trò xúc phạm cô, phụ huynh đánh thầy... trước thời gian vừa qua.
Nếu đối chiếu với thực tế thì những điều khoản quy định này còn nhiều kẽ hở. Phụ huynh có hành vi lăng mạ, xúc phạm hoặc nặng nhất là gây thương tích cho thầy, cô giáo thì cần xử phạt là đúng đắn. Nhưng "không có lửa, sao có khói", giáo viên phải "quá đáng" như thế nào thì phụ huynh mới kích động làm ra việc trái đạo đức, chị Hoài nhấn mạnh.
Phụ huynh trao đổi với giáo viên. Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet).
"Ví dụ con tôi đi học mẫu giáo, cháu hư, cô phạt là điều đương nhiên trong mức độ cho phép. Nhưng có cô giáo phạt cháu nhiều ngày liên tiếp đứng yên một góc lớp, không cho các bạn chơi cùng, tạo ra tâm lí sợ đến lớp vì bạn bè xa lánh, cô giáo không quan tâm. Phụ huynh xót con, nhiều khi không kiềm chế được cảm xúc, ai biết chuyện sẽ đi tới đâu".
"Việt Nam luôn coi trọng tinh thần tôn sư trọng đạo, người thầy được cả xã hội coi trọng, không lí gì lại vô cớ bị xúc phạm. Điều khoản này nhằm bảo vệ giáo viên nhưng cũng nên xem xét lại tư cách, hành vi của người đứng lớp khi xảy ra sự việc đáng tiếc. Tôi cho rằng cần chỉ rõ, các khái niệm trong dự thảo: "Xúc phạm nhân phẩm", "Xâm phạm thân thể" định lượng rõ ràng, cụ thể lời nói, thương tích thế nào? hệ quả về mặt tâm lý trên giáo viên thể hiện qua cảm giác lo lắng, sợ hãi làm sao ?... Bên cạnh đó, Nghị định cần chỉ rõ phạt bố mẹ thì ai phạt, cơ quan có thẩm quyền nào đứng ra quyết định mức phạt, chị Hoài cho biết thêm.
Đồng tình với quy định điều 29, anh Lê Đức Nam (Phú Thọ) cho biết, tôi thấy điều này rất đúng, giáo viên được bảo vệ về mặt danh dự và thân thể cao hơn. Đơn cử như chuyện, con học lớp 9, đang độ tuổi "ẩm ương", "nửa ông, nửa thằng" chính kiến cá nhân rất cao, nếu có làm sai mà không hề nhận biết. Giáo viên nhắc nhở, học sinh lại coi đó là trù dập, soi mói, thành ra gây ra việc cãi lời, phản kháng quá đà, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì đây chính là điều luật bảo vệ giáo viên trước sự phán xét của xã hội. Đúng sai rõ ràng.
Đồng thời, "phụ huynh rất sợ để sự việc xảy ra, khi con bị phạt, tiền lấy từ túi bố mẹ, có xót của thì mới dạy bảo, trông chừng con cái cẩn thận hơn, đây cũng là ý tốt. Nhưng Nghị định còn mơ hồ, không ghi rõ mức độ hành vi có thể dẫn tới vi phạm bị phạt cụ thể ra sao, phụ huynh chúng tôi sẽ dè chừng hơn với cô giáo và nhân viên bảo vệ nhà trường, cũng không dám phàn nàn, lỡ đâu vi phạm, tốt nhất im đi cho đỡ phiền", anh Nam đưa ra thắc mắc.
Trong luật Hình sự cũng có những quy định xử phạt rất rõ về việc gây thương tích trên thân thể người khác, tuỳ vào mức độ để định ra tội trạng. Vậy nếu giáo viên bị đánh đến nhập viện như trường hợp của thầy giáo Đặng Minh Thủy (Nghệ An) gãy sống mũi hồi tháng 3 vừa qua thì xử phạt phụ huynh theo Nghị định này hay theo luật Hình sự. Điều này nếu không được quy định rõ, tránh gây ra chồng chéo lẫn nhau, phụ huynh Lê Quỳnh (Hải Dương) băn khoăn.
Có thể thấy, đa phần số phụ huynh được phỏng vấn đều đồng thuận với phương án bảo vệ giáo viên tại điều 29, những cũng lo lắng khi quy định chưa rõ ràng về mức độ vi phạm dẫn tới bị phạt tiền. Để dự thảo được đưa vào thực hiện thì cần Bộ GD&ĐT đưa ra các khung hình phạt chiếu theo từng hành vi cụ thể hơn để lấp những kẽ hở trong Nghị định này.
Cần nhưng chưa quan trọng.
Bên cạnh đó, tại điều 29 trong dự thảo, học sinh cũng là đối tượng để răn đe, vậy học sinh sẽ đưa ra ý kiến như thế nào trước quy định này.
Em Khánh Huyền, lớp 10 trường THPT Chuyên Hưng Yên (Hưng Yên) cho rằng, em chưa từng nghĩ tới việc xúc phạm hay xâm phạm thân thể giáo viên nên điều khoản này không ảnh hưởng tới em. Nhưng cũng cần có những quy định để răn đe các bạn, hỗn láo với thầy cô giáo thì sẽ bị xử phạt nặng ra sao.
"Em chỉ không hiểu về các hành vi như thế nào thi bị coi là xúc phạm giáo viên. Vì "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", đôi khi bị điểm kém, đổ lỗi cho thầy, cô chấm bài chặt, không quý nên cho điểm thấp... nói xấu gọi thầy, cô là ông nọ, bà kia, đặt biệt danh chế nhạo. Như vậy có được coi là xúc phạm nhân phẩm cô giáo hay không?, Khánh Huyền thắc mắc.
Đồng quan điểm, em Trần Vi Ngọc học sinh lớp 12 trường Phan Huy Chú (Hà Nội) cho biết, em chỉ đọc qua một số bài báo đưa tin về dự thảo, em thấy điều 29 là đúng, em không sợ vì chúng em không bao giờ vi phạm điều đó.
Theo em, dù thầy, cô giáo có chưa đúng ở góc độ nào đó, vẫn là người lớn, tôn trọng người hơn tuổi là điều đương nhiên; nếu cãi lại hoặc tranh luận gay gắt trước mặt đám đông, như vậy là sai về đạo đức. Đồng thời, thầy cô có quyền được chỉ bảo, tham gia góp ý điều chỉnh thái độ, ứng xử của học sinh; nếu học sinh phản kháng quá mức thì vừa vi phạm về đạo đức, vừa phạm lỗi như trong điều khoản như trong dự thảo, khi đó xử phạt là đúng người, đúng tội.
"Em thấy sự tôn trọng giữa thầy và trò không thể xây dựng được bằng tiền, nhưng cũng cần có những cách xử phạt thực tế để học sinh cá biệt biết đâu là điểm dừng". Đồng thời, cũng không nên quá coi trọng những quy định như vậy, vô tình sẽ làm mất hết đi tình cảm thầy trò, thay vào đó là sự dè chừng; phán xét; "bới rau tìm sâu" vậy đâu còn ý nghĩa của lớp học. Vi Ngọc thẳng thắn bày tỏ.
Dự thảo Nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
Điều 29. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Hà Cường.
Theo Dân trí
Kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam: Khuyến học, khuyến tài đưa đất nước đi lên Nhằm tri ân các cá nhân, tổ chức làm công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cả nước, sáng nay 2/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức buổi lễ kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam trong không khí ấm cúng, thân mật. 22 năm: Chặng đường...