Giáo dục nghề nghiệp ở Lào Cai – “1 cổ 5 tròng”
Một Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) – Giáo dục thường xuyên (GDTX) ở Lào Cai dù chỉ có hơn 20 biên chế cán bộ, giáo viên và gần 300 học sinh, nhưng đang phải chịu sự quản lý của 5 cơ quan, đơn vị khác nhau, gây nên nhiều chuyện dở khóc, dở cười…
Sau những tín hiệu khả quan bước đầu của mô hình 9 cộng, nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa Giáo dục nghề nghiệp, ngày 1/9/2020, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thị xã Sa Pa được thí điểm chuyển giao về trực thuộc một trường chuyên nghiệp của tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 2564 của UBND tỉnh, thời gian thí điểm là 2 năm.
Quyết định nêu rõ: “Trung tâm GDNN – GDTX thị xã Sa Pa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường Cao đẳng Lào Cai, có chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm trên địa bàn thị xã Sa Pa”.
Trung tâm GDNN – GDTX thị xã Sa Pa.
Việc chuyển giao này kì vọng sẽ rất hiệu quả vì mọi chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đều được chuyển nguyên trạng từ cơ quan chủ quản cũ là UBND thị xã Sa Pa sang Trường Cao đẳng Lào Cai để tận dụng tối đa lợi thế từ đội ngũ giảng viên và hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của ngôi trường này.
Tuy nhiên, ngay sau khi chuyển giao, câu chuyện lại rẽ sang một hướng khác.
Bước ngoặt sau chuyển giao
Ông Hoàng Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, ngay sau chuyển giao, do chức năng, nhiệm vụ không có gì thay đổi, ngày 7/9/2020, Trung tâm tổ chức khai giảng và bắt tay triển khai song song hoạt động GDNN và GDTX như những năm trước từng thực hiện.
Ông Hoàng Trung Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm.
Sau khi hoàn tất xét tuyển, việc xét duyệt kết quả tuyển sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai quyết định. Nhưng không hiểu sao cả đợt đầu (tháng 10) và đợt bổ sung (tháng 12) đều không được phê duyệt suốt thời gian dài.
Mãi đến tháng 2/2021, khi học kì I đã kết thúc, kết quả tuyển sinh mới được duyệt sau nhiều cuộc họp của các cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, chức năng GDTX của Trung tâm cũng bị tước mất từ đây, bắt buộc phải thông qua Trường Trung học Phổ thông (THPT) số 1 thị xã Sa Pa để đảm bảo về cơ sở pháp lý theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, giữa hai bên xây dựng một Quy chế phối hợp, mọi hoạt động GDTX vẫn do cán bộ, giáo viên của Trung tâm GDNN – GDTX thị xã Sa Pa thực hiện, nhưng dưới sự chỉ đạo chuyên môn của đơn vị ngang cấp là Trường THPT số 1 Sa Pa vì đơn vị này mới đủ thẩm quyền đứng ra kí duyệt và chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
“Trung tâm thực hiện từ A đến Z, hết các khâu từ tuyển sinh, đào tạo; hồ sơ cũng do Trung tâm hoàn thiện. Trường THPT số 1 chỉ giám sát, kí nhận, giáo viên của họ tới kiểm tra, chỉ đạo luôn”, ông Hiếu cho hay.
Kết quả đào tạo không được công nhận
Những tưởng khi có đơn vị trung gian đứng ra đại diện pháp lý sẽ ổn thỏa, nhưng mâu thuẫn tiếp tục phát sinh khi Trường THPT số 1 thị xã Sa Pa không xác nhận kết quả đào tạo 4 tháng học kì I của Trung tâm do tháng 2/2021 mới tiếp quản, còn trước đó không phụ trách, giám sát.
Kết quả học kì I của học sinh Trung tâm đang không được công nhận.
Kết quả không được công nhận đồng nghĩa với học sinh lớp 10, 11 không thể lên lớp. Còn học sinh lớp 12 sẽ không hoàn tất được học bạ để tham gia kì thi tốt nghiệp đang đến gần. Cả Trung tâm gần 300 học sinh bị ảnh hưởng, khiến các giáo viên đứng ngồi không yên.
“Giáo viên chúng tôi rất lo, nhất là Chủ nhiệm lớp 12, nhưng không dám nói với học sinh vì sợ tinh thần không ổn định sẽ ảnh hưởng đến việc ôn thi của các em”, cô Phạm Thị Tâm Quyên, Chủ nhiệm lớp 12B chia sẻ.
Vừa qua, ngay trong quá trình Trung tâm tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9, nhiều cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở biết chuyện cũng tỏ ra nghi kị, băn khoăn cho tương lai của học sinh mình nếu đăng kí học tại đây. Trong khi hiện nay, từ Trung ương đến địa phương, việc hướng nghiệp, phân luồng học nghề từ sớm đang ngày càng được chú trọng.
Một cổ “năm tròng”
Cô giáo Phạm Thị Tâm Quyên cho biết, kể từ khi Trường THPT số 1 thị xã Sa Pa tham gia chỉ đạo chuyên môn đã khiến nhiều mâu thuẫn phát sinh do sự khác biệt trong mô hình đào tạo của hai đơn vị.
“Bản thân chương trình GDTX có số tiết giảng, lượng kiến thức ít hơn GDPT, yêu cầu giáo án mức độ cũng khác. Học sinh của Trung tâm chủ yếu định hướng nghề nên chỉ cần tốt nghiệp; trong khi phía Trường THPT số 1 Sa Pa lại đặt mục tiêu học sinh phải thi đỗ đại học”, cô Quyên nói.
“Chúng tôi vẫn dạy đảm bảo theo chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục. Năm ngoái tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cũng đạt 100%. Nhưng khi giáo viên Trường THTP số 1 sang kiểm tra lại yêu cầu phải thay đổi, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa”.
Trước những áp lực mới đòi hỏi phải nâng cao chuyên môn, kiến thức, phải dạy thêm để củng cố thành tích chung, cộng thêm việc thường xuyên có giáo viên THPT số 1 Sa Pa giám sát, chỉ đạo khiến tâm lý hơn 20 cán bộ, giáo viên của Trung tâm luôn trong trạng thái xáo trộn với vô số câu hỏi.
“Chúng tôi không yên tâm công tác, luôn lo lắng, trăn trở, không biết nếu tiếp tục phối hợp với Trường THPT số 1 thế này liệu công việc có ổn định không? Sang năm chúng tôi có tuyển sinh được không? Các giáo viên có đủ số tiết công tác để đủ trả lương theo quy định của nhà nước hay không…”, cô Quyên thở dài.
Theo Phó Giám đốc Hoàng Trung Hiếu, thực tế hiện nay, ngoài chịu sự chỉ đạo đối với công tác GDTX bởi Trường THPT số 1 Sa Pa, Trung tâm vẫn chịu sự quản lý về cơ sở hạ tầng, tổ chức bộ máy, tài chính của cơ quan chủ quản ban đầu là UBND thị xã Sa Pa. Bên cạnh đó, Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về lĩnh vực bởi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Chưa kể cơ quan quản lý trực tiếp nhất là Trường Cao đẳng Lào Cai theo Quyết định thí điểm chuyển giao của UBND tỉnh.
“Một cổ nhưng rất nhiều tròng, riêng khâu báo cáo cơ quan cấp trên đã không tránh khỏi thiếu sót chứ chưa bàn đến việc khác”, ông Hiếu than thở./.
Phát huy truyền thống từ mô hình trường học đa văn hóa
Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng được xem như giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường có học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai - Lào Cai) mặc trang phục dân tộc 2 buổi/tuần để bảo tồn văn hóa truyền thống. Ảnh: Đức Trí
Nâng cao chất lượng
Tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai, dưới sự hướng dẫn của thầy cô, học sinh đã tự làm, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa của dân tộc mình ngay trong phòng trưng bày nhà trường.
Đặc biệt, học tập dưới mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, học sinh còn được tham gia nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn: Sinh hoạt trong các câu lạc bộ văn học, thêu, thể thao vào chiều thứ 7 hàng tuần.
Đáng chú ý, việc giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai không chỉ thông qua hoạt động ngoại khóa, mà còn được lồng ghép vào chương trình học chính khóa của nhà trường.
Ban giám hiệu đã chỉ đạo các bộ môn trên cơ sở rà soát lại nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng, điều chỉnh bổ sung các nội dung giảng dạy gắn với việc xây dựng mô hình trường học đa văn hóa.
Mặt khác, thông qua các phong trào thi đua của công đoàn như: "Dạy tốt, học tốt"; cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" đã gắn nhiệm vụ xây dựng trường học đa văn hóa với chuyên môn. Vì vậy, các giờ học trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn, tạo hứng thú, say mê học tập cho học trò.
Cô Phạm Tường Linh - Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc THCS Kim Sơn (huyện Bảo Yên - Lào Cai) cho biết: Xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, học sinh được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn trong các câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc sinh sống ở địa phương như: Múa gậy sinh tiền, hát then, tìm hiểu văn hóa người Dao....
Việc thành lập các câu lạc bộ không chỉ đơn thuần giúp học sinh giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng, mà hơn thế, thông qua tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, học sinh có cơ hội giới thiệu đến bạn bè những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình với niềm tự hào, kiêu hãnh. Từ đó góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, tăng cường gắn kết giữa học sinh các dân tộc với nhau.
Để thực hiện thành công mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, Trường phổ thông dân tộc THCS Kim Sơn đã phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể địa phương, phụ huynh tuyên truyền; thành lập hội đồng tư vấn biên soạn tài liệu văn hóa truyền thống để lồng ghép, tích hợp vào một số tiết dạy môn Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý...
Mặt khác, trường xây dựng được phòng trưng bày các nét văn hóa độc đáo của dân tộc trên địa bàn xã Kim Sơn; tổ chức ngoại khóa (dưới hình thức hội thi tìm hiểu); tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp học sinh được tiếp xúc, làm quen với các điệu hát múa truyền thống (hát then dân tộc Tày, múa gậy sinh tiền người Mông). Hoạt động tìm hiểu lễ, hội của các dân tộc như: Lễ hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày), Lễ cấp sắc của dân tộc Dao... cũng được nhà trường tổ chức.
Nhà trường còn khuyến khích học sinh dân tộc mặc trang phục truyền thống vào thứ Hai hàng tuần; tổ chức các trò chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt tập thể; mời phụ huynh tham gia dạy cho học sinh trong câu lạc bộ về các điệu múa, hát truyền thống...
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai - Lào Cai) có học sinh 3 dân tộc cùng học chung (trên 80% học sinh dân tộc Mông, gần 20% học sinh dân tộc Nùng, còn lại dân tộc Kinh), nhà trường cũng tổ chức hàng loạt các hoạt động phù hợp khi xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng.
Cô Bùi Thị Hường - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường đã tổ chức các hoạt động tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc dưới hình thức như hỏi đáp có thưởng trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp; Tổ chức cho các lớp thi tìm hiểu văn hóa các dân tộc học tại trường bằng thi viết, trắc nghiệm; Thi trang phục dân tộc cấp trường, các nhóm thi phải thuyết trình về trang phục mình dự thi.
Tới nay, trường nằm trong số không nhiều các trường tại Lào Cai tổ chức mặc trang phục dân tộc vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần. Áp dụng đối với cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Trường cũng tổ chức múa khèn ô, múa gậy sinh tiền đồng diễn toàn trường. Các hoạt động trải nghiệm bản sắc cho học sinh theo khối, lớp như: Nấu xôi bảy màu của người Nùng, làm bánh trôi người Mông, gói bánh chưng người Nùng..., học sinh tham gia đầy hào hứng.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà - Lào Cai) thuần thục trong điệu múa sinh tiền. Ảnh: Đức Trí
"Trái ngọt" từ trường học đa văn hóa
Cô Phạm Tường Linh khẳng định: Xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng trong nhà trường đã phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mô hình trên đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tăng tình đoàn kết, gắn bó trong học sinh với cộng đồng, địa phương.
Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng cũng tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ, giúp các em gắn bó với trường, lớp, luôn tự hào về nguồn cội. Đặc biệt, góp phần giúp các thầy cô giáo hiểu rõ hơn về văn hóa các vùng miền, làm phong phú hơn sự hiểu biết, giàu tình yêu quê hương đất nước trên hành trang giáo dục.
Dưới góc độ giáo viên dạy học tại trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, cô Hoàng Thị Thùy - Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai - Lào Cai) nhận thấy: Giáo dục tri thức văn hóa địa phương trong nhà trường giúp học sinh biết gìn giữ bản sắc văn hóa, tự hào dân tộc, tự tin mạnh dạn hơn. Khả năng tiếng Việt của các em tốt hơn, chất lượng giáo dục tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, học sinh vui vẻ, thích đến trường, đoàn kết nhau và không còn tình trạng kỳ thị dân tộc giữa các học sinh trong trường...
Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng đã "kéo" cộng đồng vùng cao lại gần nhà trường hơn, dần xây dựng phong trào giáo dục cho người dân tộc thiểu số. Đồng thời, giúp cộng đồng thấu hiểu nhà trường hơn và thấy rõ trách nhiệm của mỗi người dân đối với giáo dục địa phương. - Cô Bùi Thị Hường
Thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Lào Cai: Sẵn sàng phương án Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Lào Cai có 1 Hội đồng thi, 20 điểm thi đặt tại 9 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 7.329 thí sinh dự kiến và 317 phòng thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Lào Cai dự kiến có 7.329 thí sinh. Ảnh: Đức Trí Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp...