Giáo dục mầm non: Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Theo đó, Bộ đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chí cụ thể để lựa chọn đồ chơi trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra 3 nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Cụ thể, thứ nhất, đồ chơi phải có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
Video đang HOT
Thứ hai, đối với đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc: Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu an toàn và thẩm mỹ; lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).
Nguyên tắc thứ ba, bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Về tính an toàn của đồ chơi, Bộ GD&ĐT cũng quy định khá rõ. Theo đó, đồ chơi cần bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em. Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GD&ĐT.
Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định. Đối với đồ chơi tự làm: Các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần…
Về tính giáo dục của đồ chơi: Phải phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội; đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.
Đồ chơi không chứa đựng nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính. Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi; hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.
Đối với học liệu, Bộ GD&ĐT yêu cầu, học liệu xuất bản phẩm dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non cần có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; không vi phạm các quy định của pháp luật. Học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.
Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: Có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với học liệu tự làm: Bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần. Học liệu cũng cần đảm bảo thẩm mỹ về hình thức, màu sắc cần tươi sáng, âm thanh và lời thoại rõ ràng, không sử dụng âm thanh có cường độ mạnh; ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp với văn hóa địa phương.
Về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non phải có hội đồng lựa chọn, hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.
Dự kiến ba tiêu chí lựa chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non phải nằm trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nếu không có trong danh mục này, việc lựa chọn đồ chơi, học liệu bắt buộc phải bảo đảm ba tiêu chí: An toàn, thẩm mỹ và đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
Đối với đồ chơi tự tạo, phải được làm từ các nguyên liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không được làm từ nhựa tái chế và hạn chế sử dụng đồ chơi tự làm từ sản phẩm nhựa dùng một lần.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ trẻ về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong đơn vị mình; có trách nhiệm kiểm tra theo định kỳ các đồ chơi, học liệu đang sử dụng, có biện pháp thay thế, khắc phục nếu cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ.
Mẫu kế hoạch bài dạy 5512 quá dài dòng vô bổ, nhiều thày cô chỉ soạn đối phó Cần bỏ ngay việc kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, kiểm tra chất lượng học sinh là chính xác nhất. Giáo án lên lớp của giáo viên đã được đổi tên đến vài lần, nào là đổi thành thiết kế bài dạy, nào là kế hoạch bài dạy. Mỗi lần đổi...