Giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ: Nghệ thuật của sự dẫn dắt và khơi gợi
Để hoạt động Đoàn, câu lạc bộ đội nhóm… ở cơ sở giáo dục đại học thực sự hấp dẫn, thu hút, đòi hỏi các “thủ lĩnh” phải có sự sáng tạo, đổi mới, cập nhật tình hình thực tiễn.
Liên chi đoàn Khoa Điện tử – Viễn thông (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng) và Liên chi đoàn Khoa Tiếng Nga (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) xây dựng khu vui chơi cho trẻ em xã miền núi Phước Gia (Hiệp Đức, Quảng Nam).
Chị Nguyễn Thị Kim Ánh – Phó Bí thư Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Đà Nẵng trao đổi với Báo GD&TĐ về kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đoàn “đạt” đến tiêu chí giáo dục, định hướng tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên.
- Theo chị, phong trào hoạt động Đoàn, câu lạc bộ (CLB) đội nhóm có vai trò thế nào trong việc giúp SV lĩnh hội kiến thức xã hội, kỹ năng sống…?
- Hiện, hầu hết trường ĐH đều thành lập đội Công tác xã hội (CTXH) với tinh thần luôn đi đầu trong các chương trình tình nguyện, hoạt động nhân đạo, chung sức vì cộng đồng.
Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khi tuyển dụng nhân sự, SV nào tham gia tích cực hoạt động Đoàn, sinh hoạt đội nhóm, công tác xã hội, tình nguyện… đều có kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phối hợp, lắng nghe cũng rất tốt. Kỹ năng làm việc nhóm cần thiết cho công việc của một người trong xã hội mới, luôn đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân trong một hệ thống, không những để học hỏi, phát triển, mà còn đóng góp cho tập thể.
Học kỹ năng sống cũng giống như học bơi, phải xuống nước mới tập được. Có SV dù học qua các khóa học kỹ năng sống, nhưng để những kiến thức học đã trở thành kỹ năng ứng xử, thành thói quen thì chỉ vài ba buổi thực hành không đủ. Việc tham gia sinh hoạt các CLB đội nhóm, phong trào hoạt động Đoàn chính là cơ hội để tích lũy và hình thành kỹ năng sống cũng như giúp SV tiếp cận với đời sống xã hội, làm giàu thêm các kiến thức xã hội, củng cố kiến thức chuyên môn.
Chị Nguyễn Thị Kim Ánh – Phó Bí thư Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Đà Nẵng.
Video đang HOT
- Tuổi trẻ thời nào cũng đầy lửa nhiệt tình, vấn đề còn lại là phải có chất xúc tác để họ thể hiện. Theo chị, làm thế nào để giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ cũng như khơi gợi được ý thức dấn thân, tinh thần vì cộng đồng cho SV?
- Bất kỳ thời đại nào, thanh niên cũng có lý tưởng sống. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể mà lý tưởng sống của thanh niên ở mỗi kỳ cũng khác nhau. Ngày nay, thế hệ trẻ phải nỗ lực học tập để có kiến thức, kỹ năng, trau dồi đạo đức để có thể lập thân lập nghiệp, cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Từ chỗ tự kiếm việc làm cho bản thân, thông qua các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, SV được tạo nền tảng để khi có cơ hội, có thể tạo việc làm cho chính mình, cho người khác và góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội.
Tuổi trẻ, dù là thời nào, cũng đều đi liền với sự năng động, sáng tạo và tinh thần cống hiến. Chỉ cần có chất xúc tác, họ sẽ thể hiện được nó. Và điều này tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt, khơi gợi của cán bộ Đoàn. Như cách Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng phát động Dự án Green Uni về thay đổi tư duy, thúc đẩy hành động, xây dựng một cộng đồng sống xanh cho sinh viên. Dự án được đông đảo SV hưởng ứng để dần hình thành thói quen tích cực trong cuộc sống như cách sử dụng, tiết kiệm tài nguyên…
Ngoài việc tổ chức cho SV tham gia hoạt động tình nguyện, đội nhóm công tác xã hội, việc các trường ĐH triển khai nhiều phương pháp dạy học thông qua hoạt động thực tiễn, phục vụ cộng đồng là một cách tích hợp giáo dục trách nhiệm xã hội cho SV.
- Thời gian qua, ĐH Đà Nẵng hướng SV tham gia các hoạt động xã hội và xem đây là một trong những tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp, xét học bổng. Chị có thể chia sẻ về hiệu quả của mô hình này?
- Để tạo động lực, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo trong sinh viên và nâng cao chất lượng về NCKH, công bố quốc tế, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên ĐH Đà Nẵng đã tham mưu cho ĐH Đà Nẵng có cơ chế để SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh có cơ hội đề xuất và thực hiện các công trình NCKH, ý tưởng về khởi nghiệp và sáng tạo với đầu ra là sản phẩm cụ thể theo quy định ĐH Đà Nẵng được đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐH Đà Nẵng.
Bên cạnh hỗ trợ vật chất, công trình xây dựng và bảo vệ môi trường, tuổi trẻ ĐH Đà Nẵng đã có các phương thức tình nguyện khác nhau tùy theo đặc điểm kinh tế – xã hội ở từng địa phương, như: Chuyển giao mô hình nuôi trùn quế tự động kết hợp xử lý rác thải từ chăn nuôi cho người dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang); hỗ trợ giống và công nghệ trồng nấm sò tím cho huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam)…
Với các địa phương phát triển du lịch, các tình nguyện viên đã thiết kế website quảng bá mô hình du lịch sinh thái (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng); thực hiện video quảng bá du lịch và thiết kế ấn phẩm du lịch (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam); vẽ bích họa trang trí trên bờ kè chắn sóng (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Hiện Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Đại học Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc quản lý hơn 65 CLB, đội, nhóm. Các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc của ĐH Đà Nẵng đã triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa cho SV. Đây là cách giúp đoàn viên, SV nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm xã hội; trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho SV có thể thực hiện tốt các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; rèn luyện đoàn viên, SV tính năng động, chủ động trong việc hợp tác, tổ chức và dẫn dắt các hoạt động xã hội ngoại khóa.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong duy trì và tổ chức hoạt động của các CLB, đội nhóm là kinh phí gần như phải xã hội hóa hoàn toàn. Trong khi đó, SV phải dành thời gian cho học tập, ít kinh nghiệm và kỹ năng vận động tài trợ. Các CLB, đội nhóm chủ yếu phải dùng tiền từ các hoạt động gây quỹ tự mình tổ chức là chủ yếu.
Để hoạt động Đoàn không là "bề nổi"
Công tác Đoàn trong trường ĐH và trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng cho học sinh (HS), sinh viên (SV).
Phong trào Hiến máu nhân đạo ý nghĩa đã được nhiều đoàn viên, thanh niên các trường ĐH, CĐ tích cực tham gia. Ảnh: IT
Tuy nhiên, để phát huy được vai trò, hoạt động Đoàn phải thiết thực, ý nghĩa và tạo ra sức lôi cuốn, hấp dẫn...
Tạo sức hút cho phong trào Đoàn
Có thể thấy, nhiều hoạt động được tổ chức Đoàn trong các trường ĐH, CĐ, trường THPT... phát động, triển khai đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực và thu hút đông đảo đoàn viên tham gia. Không ít công trình, hoạt động ý nghĩa trong Tháng Thanh niên hay chiến dịch thanh niên tình nguyện do đoàn viên, thanh niên thực hiện phục vụ thiết thực cho đời sống người dân và xã hội.
Bí thư Đoàn thanh niên Học viện Quản lý giáo dục - Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ: Công tác Đoàn dù mang tính chất phong trào nhưng vẫn phải thực hiện đúng chủ trương của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện vừa phải đáp ứng được nhu cầu, tạo được sân chơi bổ ích cho đông đảo SV. Mặt khác, hiện SV không thiếu sân chơi và hoạt động xã hội... Do đó, hoạt động Đoàn phải thực sự chất lượng, ý nghĩa, thiết thực và tạo sức hút riêng.
Mới đây, Đoàn thanh niên Học viện Quản lý giáo dục tổ chức hoạt động "Về quê ăn Tết" để quyên góp ủng hộ SV nghèo, khiếm thính về quê ăn Tết. Các bạn SV - đoàn viên bán bao lì xì Tết. Lì xì được bán với giá cao hơn và thông báo rõ mục đích. Vì vậy ai cũng vui vẻ ủng hộ. Hoạt động đã thu được hơn 5 triệu đồng để hỗ trợ 16 SV nghèo, SV khiếm thính (mỗi bạn một phần quà trị giá 500.000 đồng là hộp bánh và tiền vé tàu xe chiều về).
Theo kế hoạch, trong tháng 3, Đoàn thanh niên Học viện Quản lý giáo dục tiếp tục tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo. Để SV chủ động tham gia, hiểu và thấy được ý nghĩa hoạt động, không chỉ công tác tuyên truyền được triển khai kĩ càng mà đoàn viên trong ban tổ chức đều tham gia hiến máu.
Anh Nguyễn Văn Tòng - Bí thư Đoàn thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng cho biết: Tại Học viện, các hoạt động Đoàn được phân chia theo mảng như: Văn hóa văn nghệ; Thể dục thể thao; Hoạt động tình nguyện giúp người dân các địa phương; Hoạt động học tập (Rung chuông vàng). Cùng đó là hoạt động hiến máu nhân đạo mỗi năm 2 lần... Mỗi hoạt động đều có sức hút riêng với từng SV.
Cũng theo Bí thư Đoàn thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam, với giới trẻ, "thủ lĩnh" Đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức mạnh lan tỏa, cuốn hút cho phong trào Đoàn. Ví như khi hoạt động hiến máu diễn ra, Bí thư Đoàn cùng những đoàn viên đều là những người đã từng hiến máu nhân đạo tham gia tuyên truyền sẽ dễ thuyết phục bạn trẻ, mọi thắc mắc được giải đáp hiệu quả...
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, nhiều SV dành thời gian đi làm thêm, vui chơi thay vì tham gia phong trào Đoàn. "Do đó, muốn phong trào Đoàn có sức lan tỏa nhất định phải đổi mới cách làm. Phải tuyên truyền để đoàn viên hiểu ý nghĩa hoạt động Đoàn, tạo ra niềm vui và thấy được giá trị mới có thể "truyền lửa" để SV, HS tham gia" - Bí thư Đoàn thanh niên Học Viện Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Văn Tòng chia sẻ kinh nghiệm.
Đoàn thanh niên Học viện Quản lý giáo dục thông qua phong trào Đoàn đã trao 16 phần quà giúp SV nghèo về quê đón Tết. Ảnh: NTCC
Khát vọng cống hiến
Lê Nguyễn Hà Anh - sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội bày tỏ: Khi là học sinh THPT em thường tham gia vào các hoạt động Đoàn trường. Em được tăng cường nhiều kĩ năng, giao lưu học hỏi với bạn bè. Các hoạt động Đoàn cũng giúp em mạnh dạn, tự tin hơn. Vào đại học, em tiếp tục được tham gia các hoạt động Đoàn bổ ích, ý nghĩa và ở tầm vóc lớn hơn. Chẳng hạn dạy học miễn phí cho các em nhỏ nông thôn, khó khăn về ngoại ngữ, tin học; tham gia hiến máu nhân đạo; hỗ trợ HS trong kỳ thi tốt nghiệp...
Thông qua các phong trào do tổ chức Đoàn phát động, ngày càng nhiều tấm gương HS, SV học tập, rèn luyện tốt, truyền được cảm hứng cho bạn bè đồng trang lứa trong môi trường học đường.
Vương Văn Công - sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Mặc dù, việc học tập, thực hành tại các bệnh viện, làm thêm gia sư khá bận và chiếm khoảng thời gian lớn. Tuy nhiên, với các hoạt động Đoàn ý nghĩa (khám bệnh, giúp đỡ người bệnh, tuyên truyền về phòng dịch...), em sẵn sàng thu xếp thời gian để tham gia. Điều đó không chỉ cho em những trải nghiệm mà còn tăng cường ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Được cống hiến cho xã hội vì mọi người cũng là hạnh phúc, trách nhiệm của những SV ngành Y.
Bí thư Đoàn thanh niên Học viện Quản lý giáo dục Nguyễn Huy Hoàng khẳng định: Chỉ cần những phong trào Đoàn có ý nghĩa, thiết thực với cộng đồng và có sức hấp dẫn chắc chắn SV, đoàn viên sẽ tham gia tích cực. Được khẳng định khả năng và cống hiến cho xã hội, được cho đi để nhận về những giá trị đích thực... đã và đang là "phương châm" sống được nhiều SV, HS lựa chọn thông qua các hoạt động Đoàn ý nghĩa.
Nhà giáo trẻ lan tỏa tinh thần tự học, cống hiến trong hoạt động Đoàn Tự học hỏi trong cách tổ chức các hoạt động, năng nổ lăn xả trong từng công việc, nhà giáo trẻ Nguyễn Quang Đông, Bí thư Đoàn trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) đã lan tỏa cảm hứng đến nhiều đoàn viên sinh viên. Anh Nguyễn Quang Đông trong lần tham gia hiến máu tình nguyện Khi còn là một sinh...